Bài học kinh nhiệm diễn tập phòng chống thiên tai năm 2024

Sáng ngày 22/9/2017 tại Trường Tiểu học Phú Mậu và Trường THCS Phú Mậu, huyện Phú Vang, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với chiến dịch Phát triển Liên Hợp Quốc và Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cùng sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật đã triển khai chương trình “Nâng cao nhận thức về thiên tai” cho hàng trăm em học sinh tiểu học và THCS tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phát biểu tại buổi diễn tập “Nâng cao nhận thức về thiên tai”, ông Đặng Phước Mỹ, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: chương trình diễn tập “Nâng cao nhận thức về thiên tai” được thực hiện với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản phối hợp với Trung tâm Sống và học tập vì Môi trường và cộng đồng (Live& Learn) có thể xem là phát súng mở đầu, khai cuộc; đây là hoạt động bổ ích và mang tính giáo dục cao, có ý nghĩa thiết thực đối với không chỉ học sinh mà còn ý nghĩa đối với toàn xã hội. Tham gia cuộc diễn tập này, chúng ta khẳng định vai trò chủ động, tích cực của mình trước mọi tình huống. Đây cũng là một hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về thiên tai cho các em học sinh, rồi từ các em lan tỏa cộng đồng, toàn xã hội, từ đó chúng ta cùng chung tay vào bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tầng sinh quyển của chúng ta và trên tất cả là bảo vệ trái đất, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. Đây là hành động nhỏ nhưng ý nghĩa vô cùng lớn lao.

Với chủ đề “Trường học của Sơn Tinh”, học sinh của Trường Tiểu học Phú Mậu và Trường THCS Phú Mậu đã trực tiếp tham gia diễn tập cách ứng phó với thiên tai. Buổi diễn tập có 6 phần chính gồm diễn tập cơ chế; diễn tập giằng cửa, cột bàn ghế; bỏ sách vở vào túi ni lon; phòng chống sét và mưa đá; sơ tán sóng thần; sơ cấp cứu. Ngoài ra hàng trăm em học sinh Trường THCS Phú Mậu đã tham gia diễn tập các tình huống như diễn tập cơ chế; sơ tán lũ lụt; phòng chống lốc xoáy và sơ cấp cứu.

Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang với mục đích và ý nghĩa nhằm giúp các em học sinh biết cách tự đảm bảo an toàn, tính mạng trong các trường hợp thiên tai nguy hiểm xảy ra. Để bảo vệ tài sản của nhà trường, nhất là bàn ghế học sinh và các phòng học, khi có bão Ban Phòng chống thiên tai trường huy động lực lượng giáo viên cùng các em học sinh cột bàn ghế lại với nhau, cột chặt các cửa sổ, cửa ra vào phòng học. Buổi diễn tập đã trang bị cho các em khả năng tự bảo vệ mình cũng như trang bị kỹ năng sống rất cần thiết, bao gồm cả việc bảo vệ sách vở khỏi bị ướt mỗi khi mùa mưa bão về. Ngoài ra, buổi diễn tập còn giúp các em rèn luyện kỹ năng sơ cấp cứu trong trường hợp tai nạn thương tích trong trường học.

Nhân sự kiện diễn tập “Nâng cao nhận thức về thiên tai”, nhà trường đã tổ chức trưng bày tranh vẽ của các em học sinh về chủ đề “Phòng chống thiên tai” tại khuôn viên sân trường. Mỗi học sinh của xã Phú Mậu tham gia phát động chiến dịch hôm nay sẽ trở thành một tuyên truyền viên tích cực để chuyển thông điệp ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai tới tất cả mọi người tại địa phương. Đây cũng là dịp để các em học sinh của toàn trường tự trao dồi, rèn luyện kỹ năng cơ bản cần thiết để có thể bảo vệ mình, bảo vệ người thân, bảo vệ cộng đồng trước thiên tai, thảm họa.

Để việc chỉ đạo, điều hành thống nhất, từ rất sớm, ngày 17/7/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành Chỉ thị số 34-CT/TU “Về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019”. Trong đó nêu rõ, những tháng đầu năm 2019, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh có nắng nóng gay gắt kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, dự báo tình hình bão, lũ, hạn hán năm 2019 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Để chủ động và có các giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thời gian qua, các cơ quan, đơn vị xây dựng, triển khai phương án, nhiệm vụ năm 2019 sát với tình hình thực tế, chú trọng các phương án ứng phó thiên tai xảy ra bất thường với cường độ mạnh ngoài dự báo.

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Ban Thường vụ đã xác định nhiệm vụ phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị. Chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời, hiệu quả trước, trong và sau khi thiên tai, bão, lũ, hạn hán xảy ra.

Do đó, Ban Thường vụ qsuán triệt, triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 theo phương châm chủ động “Bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; Hậu cần tại chỗ) và phương châm “Ba sẵn sàng” (Chủ động phòng, tránh; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương, hiệu quả). Đảm bảo cung cấp các dịch vụ hậu cần về lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, chăm sóc sức khỏe người dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, giúp đỡ các gia đình bị nạn, chăm lo đời sống cho nhân dân vùng thiệt hại, nơi tạm cư, mới di dời. Đặc biệt là vùng thường xuyên bị chia cắt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa khó khăn giao thông trong mùa mưa. Chủ động bố trí ngân sách địa phương, kinh phí của đơn vị, huy động và xã hội hóa các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu quan tâm, chú trọng tổ chức thực hiện các biện pháp phòng tránh thiệt hại do thiên tai, nhất là về người. Rà soát đánh giá chỗ ở an toàn cho nhân dân vùng thiên tai, thực hiện cắm biển cảnh báo, mốc chỉ giới khu vực nguy hiểm, vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt, vùng không an toàn hạ du các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; các điểm có nguy cơ sạt lở, địa bàn có nguy cơ mất an toàn khi mưa lũ xảy ra. Xây dựng phương án, bố trí lực lượng giám sát, hướng dẫn an toàn cho người dân tại các vùng nguy hiểm; chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó, sơ tán, di dời nhân dân trong tình huống khẩn cấp, đồng thời đảm bảo an toàn, ổn định đời sống, sản xuất cho người dân cả nơi đi và nơi sơ tán đến. Đối với những khu dân cư nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng cửa sông, ven biển, các địa phương phải xây dựng phương án và cụ thể hóa việc tổ chức phòng tránh, sơ tán người và tài sản đến vị trí an toàn (tên hộ gia đình, số điện thoại liên hệ, cán bộ địa phương được phân công theo dõi, chỉ đạo, vị trí nơi di dân đến...). Thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến thiên tai để chủ động cảnh báo, thông tin kịp thời đến các xã, phường, thị trấn, thôn, bản để người dân biết, chủ động ứng phó.

Nghiêm cấm, xử lý nghiêm việc xây dựng nhà ở, công trình, khai khoáng, san lấp, xâm lấn ngăn cản dòng chảy, các công trình tiêu, thoát lũ, khai thác tài nguyên trái phép làm tăng nguy cơ xảy ra thiên tai (lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt). Chủ động kiểm tra hệ thống đê điều, nhất là các tuyến đê biển, đê cửa sông xung yếu để có các phương án ứng phó phù hợp. Tăng cường gia cố, đảm bảo an toàn tuyệt đối các tuyến đê trọng yếu. Các chủ đập, hồ chứa nước tăng cường kiểm tra, đánh giá, phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố; rà soát, cập nhật tình hình khí tượng thủy văn để xây dựng quy trình vận hành hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn cho công trình, tích đủ nước cho sản xuất và an toàn vùng hạ du; tăng cường kiểm tra các công trình thủy lợi trên địa bàn, các công trình tiêu, thoát lũ để chủ động vận hành, tránh ngập úng.

Các lực lượng chức năng, các địa phương, đơn vị tăng cường kiểm soát tàu, thuyền thường xuyên hoạt động trên biển, tàu hoạt động du lịch, kịp thời thông tin tới các chủ phương tiện, tàu du lịch biết diễn biến thiên tai để có phương án di chuyển vào nơi tránh, trú hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Theo dõi chặt chẽ, tổ chức thường trực giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra, sẵn sàng các biện pháp ứng cứu phù hợp.

Bài học kinh nhiệm diễn tập phòng chống thiên tai năm 2024
Điện lực Hà Tĩnh khẩn trương khắc phục sự cố, khôi phục đường điện tại thôn Hoa Tiến, xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh . (Ảnh: Thương Huyền)

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; phổ biến kiến thức, kỹ năng, các biện pháp, kinh nghiệm phòng tránh, ứng phó các dạng thiên tai đến mọi tầng lớp nhân dân. Dự báo và thông tin kịp thời các diễn biến của thiên tai, bão, lũ, hạn hán trên phương tiện thông tin đại chúng và tới các cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân biết để chủ động ứng phó. Tuyên truyền, vận động nhân dân chú trọng, quan tâm theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, thủy văn khu vực, trên địa bàn qua các kênh thông tin đại chúng để đề cao cảnh giác, chủ động phương án phòng tránh, ứng phó với các dạng thiên tai.

Chủ động sơ tán, trú tránh tạm thời, dừng các hoạt động sản xuất khi có dấu hiệu diễn biến thời tiết thủy văn cực đoan, nguy hiểm như mưa lớn, lũ lớn, giông lốc, sét. Nghiêm túc chấp hành những hướng dẫn của các tổ chức, đơn vị chức năng và chính quyền địa phương trong phòng tránh, ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh yêu cầu các lượng lượng Quân sự, Công an, Biên phòng tỉnh chủ động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra, hỗ trợ khi có yêu cầu.

Chủ động kế hoạch phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các đơn vị, ứng phó kịp thời, đồng bộ với mọi tình huống thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội…

Xây dựng kịch bản sẵn sàng ứng phó

Là địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh luôn xác định phải thường xuyên chủ động phòng chống lụt bão (PCLB), tìm kiếm cứu nạn (TKCN) theo tư tưởng chỉ đạo: “Phòng là chính, tích cực, chủ động ứng cứu nhanh, có hiệu quả”. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch PCLB, TKCN cụ thể, sát với tình hình thực tế địa bàn, chủ động, sẵn sàng ứng cứu trong mùa mưa bão…

Theo đó, một kinh nghiệm nữa trong công tác PCLB đó là việc xây dựng kịch bản sẵn sàng ứng phó. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, nhận được tin bão số 4 sẽ ảnh hưởng đến Hà Tĩnh, tỉnh đã xây dựng kịch bản sẵn sàng sơ tán 12.462 người dân của 985 hộ ra khỏi vùng đe dọa trực tiếp của bão số 4

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, việc xây dựng kịch bản dựa trên diễn biến đường đi, vùng ảnh hưởng của cơn báo đã giúp các địa phương chủ động phương án, chuẩn bị nhân lực, vật lực và nhân dân chuẩn bị tinh thần sẵn sàng di dời đến nơi tránh, trú an toàn và ổn định nhất. Qua đó, không ngừng nâng cao nhận thức trách nhiệm, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để làm tốt công tác PCLB, TKCN, bảo vệ, giúp đỡ nhân dân trong thiên tai, thảm họa.

Kiện toàn Ban Chỉ huy

Để chủ động phòng, chống và đối phó với những diễn biến phức tạp của thời tiết trên địa bàn, thời gian qua, các cơ quan chức năng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Quân sự, Sở Công an, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh… đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các thành phố, huyện, thị xã ở các địa bàn miền núi, khu vực biên giới biển của tỉnh, kiện toàn Ban chỉ huy PCLB, TKCN. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ và phương tiện tại chỗ), tổ chức hội nghị hiệp đồng với các sở, ban, ngành chức năng và các đơn vị vũ trang đứng chân trên địa bàn nhằm thống nhất phương án xử lý tình huống khi bão lũ bất ngờ xảy ra.

Thực hiện chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chỉ đạo của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị và chính quyền các huyện, thành phố, thị xã tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, thống nhất các phương án, sẵn sàng lực lượng, phương tiện PCLB, TKCN, xác định rõ các khu vực trọng điểm dễ bị tác động bởi thiên tai để có phương án sử dụng lực lượng, phương tiện hợp lý, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Bên cạnh đó, các đơn vị đã chủ động rà soát, bổ sung các phương án, kế hoạch PCLB, TKCN, làm tốt công tác chuẩn bị về phương tiện, lực lượng, tổ chức luyện tập các phương án và sẵn sàng xử lý các tình huống xảy ra trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, từ thực tiễn công tác PCLB, TKCN những năm qua, đặc biệt là công tác ứng phó với lũ lụt trong năm 20219 cho thấy, phương châm “4 tại chỗ” có vai trò vô cùng quan trọng. “Nó chứng minh rằng, công tác PCLB, TKCN muốn đạt kết quả, phải dựa vào dân và chính quyền cơ sở là chính. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội cho đến từng gia đình phải chuẩn bị các phương án cụ thể, sát với loại hình thiên tai có thể xảy ra. Có như vậy, mới có thể chủ động, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai được kịp thời…” - ông Việt chia sẻ.

Bài học kinh nhiệm diễn tập phòng chống thiên tai năm 2024
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh huy động các lực lượng hỗ trợ nhân dân sửa chữa lại nhà sau bão. (Ảnh: Hiền Hòa)

Thành lập các đội xung kích

Mùa mưa bão năm nay, thực hiện chủ trương “Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình”, chính quyền các cấp tỉnh Hà Tĩnh đã có phương án chủ động ứng phó hiệu quả với tình huống lụt bão xảy ra trên địa bàn. Tỉnh đã thành lập các đội xung kích cứu hộ, cứu nạn thôn, xã, các vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra lũ lụt. Những đội xung kích cứu hộ, cứu nạn này đã đăng ký tham gia hoạt động hỗ trợ liên quan của Quỹ Hỗ trợ thiên tai miền Trung, nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn và ứng phó tại chỗ kịp thời khi có thiên tai xảy ra.

Thực tế cho thấy, trước, trong và sau bão lũ, lực lượng xung kích đã túc trực thường xuyên “4 cùng” với nhân dân. Thành công trong công tác PCLB và TKCN của tỉnh luôn có công lớn của các lực lượng xung kích. Hàng chục ngàn héc-ta lúa, hàng chục ngàn quả bưởi đến mùa thu hoạch đã được giải cứu kịp thời. Hàng chục ngàn hộ dân đã được di dời đến nơi trú ẩn an toàn trong mùa mưa bão cũng như công tác dọn dẹp khi nước rút đã cho thấy rõ điều đó.

Tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn

Thông qua các chương trình, dự án, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh cũng đã tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực và cung cấp bản đồ ngập lũ cho thành viên Ban chỉ huy PCLB, TKCN cấp xã, thôn và hỗ trợ lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro. Mặt khác, địa phương đã chủ động đầu tư, kiến nghị và được Trung ương đầu tư xây dựng một số công trình phòng chống thiên tai trọng điểm như: Đê bao, đê biển, đê cửa sông, công trình chống sạt lở bờ sông, bờ suối, bờ biển, cảng neo trú tàu thuyền, nâng cấp, mở rộng một số cầu cống qua đường giao thông, kênh mương nhằm tăng khả năng thoát lũ. Đồng thời, tổ chức thực tập thuần thục các phương án TKCN khi có thiên tai xảy ra, nhất là tại các khu vực trọng điểm thuộc các huyện Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Thạch Hà…

Ngay giữa tháng 8/2019, huyện Kỳ Anh đã tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn với tình huống giả định do ảnh hưởng của bão, kết hợp với mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lỡ đất, tại thôn Trung Giang, xã Kỳ Thư một nhà dân bị sập đổ làm nhiều người bị mắc kẹt, bị thương cần được cứu nạn, cứu hộ kịp thời. Ngay lập tức, tổ tuần tra của xã, lực lượng thôn nhanh chóng đến hiện trường, triển khai các hoạt động cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, hiện trường đổ sập quá lớn, nhiều người bị mắc kẹt, vùi lấp trong đóng đổ nát... nên phải huy động các lực lượng, dùng máy xúc hỗ trợ đào bới; dùng máy cắt bô tông... để cứu người và các tài sản.

Chủ động rà soát từng địa phương, từng khu dân cư

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng, với tinh thần chủ động, thường xuyên ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản trong mùa mưa bão, các cơ quan, ban, ngành chức năng địa phương đã xác định tập trung vào những khâu yếu, khâu quan trọng được xem là “nhạy cảm” nhất. Trước hết, chính quyền và các ban, ngành chức năng đã tổ chức rà soát phương án PCLB, TKCN cụ thể của từng địa phương, trong đó chú trọng đến từng chi tiết như số lượng hộ dân, người cần di dời từ vùng thấp lên vùng cao, từ nhà thấp lên nhà cao khi mưa lũ xảy ra; từ nhà tạm, yếu đến nhà kiên cố khi bão vào, phương án di dời bắt buộc để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác di dời dân ở những vùng trọng điểm, vùng xung yếu. Do đó, tỉnh sẽ bố trí kịp thời lực lượng và phương tiện để ứng cứu khi cần thiết.

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cùng ban, ngành chức năng địa phương cũng đã chỉ đạo và tổ chức kiểm tra các công trình ở những nơi xung yếu nhằm kịp thời phát hiện nguy cơ sạt lở đất, đá để tiến hành gia cố, khắc phục, đảm bảo an toàn trước khi có bão lũ ập đến. Về phương án hậu cần tại chỗ, cấp cơ sở cũng đã sẵn sàng dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm, thuốc men, lương thực và nước uống, đảm bảo không để người dân bị đói trong bão lũ và phòng chống được các dịch bệnh phát sinh và vệ sinh môi trường trong mùa lụt, bão.

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng lái tàu, xuồng cao tốc, lực lượng PCLB, TKCN cũng được tỉnh quan tâm tổ chức thường xuyên, bảo đảm cho lực lượng này sử dụng thành thạo các phương tiện trang thiết bị hiện có. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt của các đơn vị nâng cao khả năng sử dụng phương tiện thủy, cứu hộ, cứu nạn người và tài sản của nhân dân, Nhà nước khi tình huống bão lụt và TKCN xảy ra…

Sức mạnh của lòng dân

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Hà Văn Hùng, dù công tác chỉ đạo sát sao đến đâu cũng sẽ khó thàn công nếu như không được nhân dân đồng tình ủng hộ. Chính vì lẽ đó, để các chủ trương đi vào cuộc sống, đi vào lòng dân thì từng đồng chí trong Ban Thường vụ cấp ủy các cấp phải là những người tiên phong trong lời nói và hành động vì dân. Hình ảnh từng cán bộ từ tỉnh đến huyện bì bõm lội nước trong những ngày mưa lũ để cùng Nhân dân khắc phục hậu quả không còn xa lạ đối với bất cứ người dân nào trên địa bàn tỉnh. Trước, trong và sau mỗi đợt mưa bão đều có sự xuất hiện của tất cả các lực lượng chức năng, những lực lượng xung kích để cùng đồng cam, cộng khổ cùng nhân dân. Nhân dân những nơi không bị ảnh hưởng hoặc ít bị ảnh hưởng lại cùng nhau dồn sức, chia sẻ cùng những nơi bị bão lũ càn quét. Cứ như vậy, tình người, tình đồng chí, đồng bào và lòng dân hòa hợp, cùng chung ý chí. Việc huy động mọi lực lượng, nguồn lực tại chỗ trong dân cũng trở nên dễ dàng hơn.

Tại huyện Lộc Hà, nơi có đường bờ biển kéo dài 12km, một số xã nằm trong vùng trũng, huyện cũng là địa phương thường phải hứng chịu thiệt hại nặng do thiên tai. Do đó, việc chủ động phòng chống bão lũ là nhiệm vụ được đặt ra thường xuyên trong mùa mưa bão. Ngay từ đầu tháng 9, Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn (PCTT- TKCN) huyện Lộc Hà đã hoàn thành ký “hợp đồng nguyên tắc” với hàng trăm cá nhân, tập thể tất cả các xã trên địa bàn nhằm chủ động trước mùa mưa bão.

Ngay từ đầu tháng 5/2019, huyện Lộc Hà đã tuyên truyền, triển khai một cách cụ thể, chi tiết các nội dung đến từng hộ cá nhân có phương tiện, cơ sở vật chất đáp ứng công tác ứng cứu thiên tai.

Theo ký kết, các phương tiện, vật tư, vật liệu đã được chuẩn bị gồm: vật tư dự phòng tại chỗ (tre, phên liếp, rơm rạ) 3.000 đơn vị; 50.000 bao tải; gần 500 áo phao và phao cứu sinh; 15 tấn lương thực và một số cơ số thuốc. Đặc biệt, trong danh sách ký kết có 64 chủ phương tiện cứu hộ gồm: 32 ô tô tải, 5 xe ca, 20 thuyền máy, 7 máy đào, 3 máy ủi và 1 ca nô xuồng máy.

Tất cả những cơ sở vật chất và nhân lực trên đã được các chủ sở hữu cam kết thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND huyện khi được điều động. Ngoài ra, huyện đã chủ động phương án huy động hàng trăm người làm nhiệm vụ tuần tra, cơ động sẵn sàng tác chiến khi có chỉ đạo.

Cũng chính thực tế cuộc sống đã tôi luyện cho Nhân dân trong tỉnh tinh thần “sống chung” với bão lũ, sẵn sàng chấp nhận và chủ động trong mọi tình huống. Trao đổi với phóng viên, ông Phan Kỳ, Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: năm nào nơi đây cũng bị lụt lội, nên bà con Hương Khê có một kỹ năng ứng phó với mưa lũ rất nhanh. Hễ thấy mưa kéo dài, nước sông Ngàn Sâu bắt đầu dâng là bà con đã chuyển toàn bộ đồ đạc, vật dụng, lúa gạo lên gác sát tận nóc nhà. Trâu bò, lợn gà và các vật nuôi khác được vận chuyển đến những nơi khô ráo. Nhà nào nước ngập thì chuyển sang nhà cao ráo ở. Nhà nào còn nhóm được lửa thì nấu cơm, rang muối cho bà con cùng ăn.

Rõ ràng, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt từ Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến sự chủ động của từng người dân trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đồng lòng, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây trong công tác phòng chống thiên tai, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân./.