Bài tập luyện dịch cân kinh

Đây là bài tập Đạt ma Dịch cân kinh, giúp lưu thông các mạch máu, cơ thể khỏe mạnh. Người phụ nữ 47 tuổi luyện vẩy tay 30 phút mỗi ngày, vào buổi sáng và tối.

"Vẩy tay càng mạnh càng tốt. Nằm nhiều tại giường bệnh, các khớp vai cũng như toàn cơ thể bị đau mỏi, bài tập này vừa khỏe người mà tinh thần lại thoải mái", cô Trúc chia sẻ.

Bài tập Đạt ma dịch cân kinh được cô giáo Trúc tập mỗi ngày. Ảnh: Đình Tùng

Phát hiện bị ung thư cổ tử cung vào năm 2016, cô Trúc được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương mổ nội soi. Tuy nhiên, mổ xong kiểm tra thấy có hạch, các bác sĩ tiếp tục một ca mổ nữa. 10 ngày sau, bệnh nhân chuyển sang viện K để truyền hóa chất. "Tôi xót xa khi mới truyền được 15 ngày mà từng sợi tóc của mình rụng sạch", cô giáo chia sẻ, "Nhưng bất ngờ được mọi người khen nhìn đẹp như sư thầy, tôi lại thấy vui".

"Người nhà và các em học sinh của tôi động viên rất nhiều, là động lực để tôi chữa trị vào 6 đợt hóa chất", cô Trúc chia sẻ. Thế nhưng, một thời gian sau tiểu không chủ động, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị thủng bàng quang, tiếp tục mổ lần 3.

"Suốt 15 tháng tôi phải đóng bỉm, đến hè năm 2017 lại phải mổ lần thứ tư", cô Trúc cho biết. Từ đó, cô giáo chăm chút cho sức khỏe bản thân hơn, cứ 3 tháng khám sức khỏe một lần. Đến lần kiểm tra thứ 7, bác sĩ nội soi siêu âm vét 19 cái hạch trong đó có 10 di căn, cô giáo tiếp tục trải qua ca mổ lần thứ 5.

Không khóc lóc, không suy sụp, cô Trúc đón nhận bệnh tình bằng thái độ bình thản hơn. "Tôi đã nghĩ mình không qua khỏi, nhưng đến lúc này thì cảm thấy bình thường rồi. Tôi đã quen với việc vừa chữa bệnh vừa đi dạy học với mái đầu không có tóc. Tiếp xúc với học sinh tiểu học làm tinh thần tôi luôn trẻ trung và lạc quan. Thời gian nằm viện không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện mình chết", cô giáo vui vẻ nói.

Động tác đơn giản trong bài tập Đạt ma Dịch cân kinh.

Cô giáo Trúc được các bác sĩ tại Bệnh viện K hướng dẫn tập bài Đạt ma Dịch cân kinh hàng ngày. Theo các bác sĩ, "Dịch là thay đổi, Cân - gân cốt, Kinh là sách quý". Đây là bài tập kinh điển hỗ trợ điều trị bệnh lý cột sống và các bệnh về cơ khớp, gân, đặc biệt là khớp vai. "Bản chất của phương pháp này là miễn sao mỗi lần tập cơ thể người bệnh cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái là được, tránh làm quá sức", các bác sĩ cho biết.

Bác sĩ Trần Quang Khang ở Viện Quân y 175 khuyên khi vẩy tay cần nhớ “lên không, xuống có”, nghĩa là lấy sức vẩy tay về phía sau, khi tay trở lại phía trước là do quán tính mà không dùng sức đưa ra trước.  “Trên ba, dưới bảy” là nguyên tắc tập cho phần cơ thể trên thả lỏng chỉ độ 3 phần khí lực, phần cơ thể dưới lấy sức tới bảy phần thể lực. "Nguyên tắc này phải thấu hiểu đầy đủ thì hiệu quả tập mới tốt", bác sĩ Khang hướng dẫn. 

Gần hai năm nay cô Trúc vừa điều trị vừa kết hợp tập luyện bài Đạt ma dịch cân kinh. Cô thường chọn nơi thoáng mát, yên tĩnh, đứng bình tĩnh cho tâm được thoải mái, đầu óc thư thái. Cô chia sẻ kinh nghiệm: "Khi tập vẩy tay thì cơ thể buông lỏng thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc tập. Xương cổ, ngực cần buông lỏng để cho có cảm giác như đầu treo lơ lửng, phổi thở tự nhiên. Cánh tay buông tự nhiên giống như hai mái chèo gần vào vai, mười ngón chân bám chặt vào đất, giữ cho đùi và bắp chân trong trạng thái căng, xương mông thẳng như cây gỗ".

"Bài tập này giúp tôi khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngon hơn, gân cốt thư thái khỏe mạnh". 

Buổi tối đơn giản của cô giáo Trúc [thứ 2 từ trái sang] và các bệnh nhân ở viện K. Ảnh: Đình Tùng

Căn phòng điều trị của cô Trúc nằm trên tầng 4 viện K cùng với những bệnh nhân ung thư khác. Khác với những phòng bệnh ngập mùi thuốc, bệnh nhân nằm liệt gường, căn phòng này luôn sạch sẽ và lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười. Cô giáo cũng hướng dẫn cách thực hiện bài tập này đến nhiều bệnh nhân khác để tiếp thêm phần lạc quan và nghị lực sống. "Bệnh nhân nặng có thể ngồi vẩy tay để tập, miễn sao thấy thoải mái", cô nói.

Bữa ăn tối của các bệnh nhân thường đạm bạc nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng gồm cháo, khoai lang, rau và sữa. Ăn xong, cô Trúc lại đi bộ một mình xuống sân bệnh viện để hít thở không khí trong lành và tập thể dục. "Tôi không quan trọng số lượng ngày sống, mà chỉ quan trọng ý nghĩa mình sống mỗi ngày", cô giáo chia sẻ.

Dịch cân kinh là môn khí công nhà Phật kinh điển, có thương hiệu lâu đời, được nhiều thế hệ duy trì và tập luyện liên tục. Môn khí công này là tinh hoa, là trí tuệ của nhân loại.

  • Vẩy Tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh – Chữa Bệnh và Tăng Cường Sức Khỏe – Tổng hợp chi tiết mới nhất
  • Động Tác Lạy Phật Có Nguyên Lý Y Học Hiện Đại Thâm Sâu

Người tập môn khí công Dịch Cân Kinh thường xuyên, có tác dụng thông khí lục phủ và ngũ tạng. Lục phủ và ngũ tạng khỏe mạnh sẽ khôi phục sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật. Dịch Cân Kinh 12 Thức là bài tập tổng hợp bao gồm 12 động tác chi tiết, và được ít được phổ biến, biết nhiều như động tác Vẩy tay Dịch Cân Kinh đơn giản hơn.

– Tương truyền, trong thời gian ở chùa Thiếu lâm, Bồ Ðề Ðạt Ma đã quan sát và thấy đa số đệ tử trong chùa đều mắc chứng bệnh xanh xao ốm yếu. Sau khi điều tra, người đã hiểu được nguyên nhân vì các đệ tự tuy tinh tấn tu thiền, nhưng hầu như không vận động cơ thể. “Tĩnh” quá nhiều, mà “Ðộng” không đủ, đó là cội nguồn của căn bệnh của họ.

– Nhằm mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe cho các đệ tử, Đạt Ma Sư Tổ đã nghiên cứu và  sáng tạo ra phương pháp tập luyện môn khí công “Dịch cân kinh” và cho các đệ tử theo pháp đó mà luyện tập mỗi ngày, dần dần bệnh xanh xao và ốm yếu kể trên mới được đẩy lùi.

– “Dịch cân kinh” đã trở thành một bí truyền của võ phái Thiếu Lâm. Chỉ những đệ tử đích truyền mới được tập mà thôi. Nhưng, về sau chùa Thiếu Lâm đã trải qua nhiều cơn biến động, bởi nạn binh đao và hỏa hoạn, do triều đình gây ra, một số nhà sư có võ công cao đã thoát được vòng vây và sống lưu lạc trong dân gian. Trong thời gian sống ẩn náu như vậy, đôi khi họ gặp được những thanh niên ưu tú và có thiện căn, đã thu nhận làm đệ tử tục gia và truyền dạy võ công cho họ, bởi vậy mà võ thuật nói chung và “Dịch cân kinh” của Thiếu Lâm nói riêng mới được lưu truyền vào trong dân gian.

– “Dịch” là thay đổi, “Cân” là gân cốt và “Kinh” là phương pháp, là kinh mạch, “Kinh” có thể hiểu là kinh điển [chân lý], bất di bất dịch không thay đổi. “Dịch Cân Kinh” là phương pháp đào luyện gân cốt và ý chí đặng chuyển yếu thành mạnh.

– “Dịch Cân Kinh” còn là phương pháp tập luyện kết hợp giữa “Ðộng” và “Tĩnh”, giữa “Cương” và “Nhu”, giữa “Thần” và “Khí” và giữa “Khí” và “Lực”. Cổ nhân cho rằng một con nước thường xuyên khơi thông trôi chảy sẽ được trong và sạch, đó là nguồn nước sống. Nếu bị tắc nghẽn, ứ đọng sẽ bị dơ và thối là con nước chết. Chúng ta thường xuyên tập luyện “Dịch Cân Kinh” trong một thời gian dài, khí huyết sẽ sung mãn và lưu thông vận hành khắp châu thân, cơ thể sẽ cường tráng, sẽ đẩy lui được những bệnh tật kinh niên tái phát và đi đến trường sanh, trường thọ.

– “Dịch Cân Kinh” là một phương pháp tốt, quý hơn những “linh đơn thần dược”.

Ngoài ra, “Dịch cân kinh” là một công phu võ thuật vô cùng tinh hoa, có quan hệ mật thiết với kinh lạc học, phép thổ nạp và thuật đạo dẫn, có giá trị rất cao về dưỡng sinh và võ thuật, từ xưa đến nay luôn được ca ngợi là “công phu chi bảo” [công phu vô cùng chân quý], “võ công kinh điển” được lưu truyền rộng rãi và gây ảnh hưởng rất lớn.

Trong hành trình tìm kiếm chân truyền của các môn khí công dưỡng sinh, qua thực tế tập luyện Dịch cân kinh cho thấy rằng, Dịch cân kinh mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc tăng cường thể chất. Để giúp những người có mong muốn và hứng thú khác nhau có thể tiếp xúc và tập luyện môn khí công này

Chủ Đề