Bài tập thể dục cho người viêm phế quản

Người mắc bệnh phổi, hệ hô hấp có vấn đề là nhóm đối tượng đặc biệt cần phải quan tâm đến việc điều trị bệnh bằng giải pháp tập luyện. 2 bí quyết này giúp bạn sớm lấy lại sức khỏe.

Do môi trường và điều kiện sống thay đổi, số người bị bệnh viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, tắc nghẽn phổi gây khó thở hoặc các bệnh về đường hô hấp ngày càng phổ biến.

Ngoài việc tích cực điều trị và cải thiện chế độ ăn uống thì yêu cầu về thể dục và vận động là một trong những nhiệm vụ bắt buộc để giảm nhẹ tình trạng bệnh. Đây là việc quan trọng và bạn cần phải ưu tiên thời gian để thực hiện nó.

Thông quan việc tập thể dục, có thể tăng cường thể chất, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm mức độ tắc nghẽn đường thở và cải thiện số lượng khí lưu thông trong phổi, trao đổi khí giữa huyết dịch và phế nang, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và cải thiện chức năng của tim và phổi.

Thở bụng: Hít vào cố gắng làm cho bụng phình to lên, thở ra cố gắng hết sạch khí và bụng hóp lại. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần, mỗi 10 đến 20 phút.

Thở bằng môi: Phương pháp này bắt đầu từ việc hít vào bằng mũi. Không khí đi qua mũi sẽ được sàng lọc qua trước khi vào phổi, khí sẽ ướt và ấm sẽ giúp làm giảm sự kích thích của khí quản. Sau đó nhẹ nhàng thở ra qua đường miệng bằng cách nhọn tròn môi giống như bạn đang thổi sáo.

Cách làm này làm cho hơi thở đi qua khe miệng và môi với diện tích hẹp, kéo dài hơi thở, từ đó có thể nâng cao hiệu quả hô hấp, cải thiện chức năng phổi.

Nếu có điều kiện, bạn nên đăng ký tham gia một môn thể dục thể thao nào đó phù hợp với thể trạng ngay ở các phòng tập hoặc trung tâm thể dục thể thao.

Đây là cách giúp bạn giữ sự kỷ luật thông qua sự ràng buộc của người đồng hành hoặc huấn luyện viên tại phòng tập. Trong trường hợp bạn có ý chí và quyết tâm cao thì có thể tập ngay tại nhà với khoảng thời gian và khung giờ nhất định.

Những môn thể dục phù hợp như chạy chậm, bơi, đi xe đạp. Hoặc bạn cũng có thể tập các môn này đan xen nhau.

Trong giai đoạn mới tập, bạn có thể chỉ cần đi 5 phút. Sau khi đã quen thì nên tăng dần lên thành 20-30 phút. Lúc này mới mang lại tác dụng rõ ràng hơn.

Trong quá trình luyện tập việc đi bộ, người có bệnh về phổi có thể xuất hiện các triệu chứng hơi thở gấp, hoặc thở bị đứt đoạn, đôi khi thở quá nhanh dẫn đến nhịp tim tăng lên. Hãy lưu ý cách quan sát khả năng của bản thân để tập luyện đúng cách.

Một số môn khác như khí công, thái cực quyền, đi bộ cũng là gợi ý tốt cho bạn. Hầu hết các môn thể dục chậm này đều có tác dụng tốt trong việc cải thiện khả năng hô hấp và nâng cao chức năng phổi một cách rõ ràng. 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Tin tức liên quan

Sử dụng bài tập cho Strelnikova với bệnh viêm phế quản được chỉ định song song với các phương pháp điều trị khác. Các bài tập hằng ngày kích thích ho và loại bỏ lượng dư thừa ra khỏi phế quản.

Sử dụng bài tập cho Strelnikova với bệnh viêm phế quản phải được thực hiện hai lần một ngày, trong hai đến ba tuần. Bắt đầu với  mũi hít vào, tiếp theo là miệng. Và do đó, ba cách tiếp cận, với một “nghỉ ngơi” 5 giây. Các bài tập cơ bản là “bơm”, “ôm vai”, “tám”.

“Bơm” được thực hiện với độ nghiêng, hít thở không khí, mô phỏng việc đánh hơi hoa. Thở ra mà không căng thẳng, ở một vị trí hơi cao của cơ thể. Sau 8 lần thở – nghỉ ngơi ngắn.

“Embrace the shoulder” bắt đầu đứng hoặc ngồi, với bàn tay uốn cong và giơ lên. Họ hít vào hít vào, họ nâng tay lên thở ra. Lặp lại 16 lần, thở bằng mũi và miệng.

“Tám” được coi là bài tập bổ sung. Làm cho chúng khỏi nghiêng về phía trước. Sau khi hít phải một cách nhanh chóng, mũi không nên thở ra, nhưng vài lần to đến tám. Bằng cách này, một sự di tản tích cực của nội dung của phế quản đạt được.

Thể dục thể hình cần được bắt đầu sau khi tham vấn với bác sĩ. Người ta ước tính phải mất khoảng nửa giờ mới hoàn thành.

  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi
  • Viêm họng
  • Lao phổi
  • Viêm xoang
  • Viêm mũi dị ứng
  • Ho

Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính của đường hô hấp. Không chỉ ở người lớn mà hen phế quản ở trẻ em thực sự ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý trẻ khi không thể mặc sức vui đùa cùng bạn bè. Thời điểm cận kề năm học mới, nhiều phụ huynh đưa con em đến các cơ sở y tế xin xác nhận mắc bệnh hen phế quản cho trẻ để miễn học môn thể dục. Sự lo lắng của những phụ huynh này không hẳn là không có cơ sở. Gắng sức [khi tập thể dục thể thao chẳng hạn] là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến khởi phát cơn hen – khó thở cấp. Hiện tượng này đã được John-Floyer mô tả năm 1698 với tên goị là hen gắng sức. 

Câu hỏi được nhiều người quan tâm là: người mắc bệnh hen có được tập luyện thể thao không? Cách nào để tránh được cơn hen khi gắng sức?

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang cùng GS.TS Phạm Kiên Hữu

Cách phòng ngừa bệnh hô hấp hiệu quả

Hình ảnh ống phế quản ở người bị hen phế quản

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hen gắng sức 

Hen gắng sức gặp ở khoảng 70-90% bệnh nhân hen. Đặc biệt là khoảng 10-14 % trẻ bình thường cũng có thể đột nhiên bị lên cơn hen khi gắng sức dù trước đó có vẻ hoàn toàn khoẻ mạnh.

Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến sự khởi phát và mức độ nặng của tình trạng hen gắng sức.

1.1. Bệnh hen có được kiểm soát tốt?

Nếu hen phế quản được điều trị phòng ngừa tốt, khi gắng sức bệnh nhân sẽ ít bị lên cơn hen hơn. Nhưng nếu người bệnh quên dùng thuốc hoặc không tuân thủ tốt các chỉ dẫn của bác sỹ thì thậm chí cơn hen có thể khởi phát ngay cả khi không gắng sức hoặc gắng sức nhẹ.

1.2. Điều kiện môi trường

Một trong các yếu tố nguy cơ khiến người bệnh lên cơn hen là không khí lạnh kèm theo độ ẩm thấp. Bên cạnh đó không khí ô nhiễm, bụi nhiều, khói thuốc lá, phấn hoa, lông vật nuôi… cũng có thể là tác nhân khỏi phát cơn hen.

1.3. Tình trạng sức khỏe của người bệnh

Nếu người hen phế quản đang trong tình trạng căng thẳng, lo lắng hoặc đang mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp thì cơn hen có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

1.4. Hoạt động gắng sức

  • Các hoạt động thể lực đòi hòi sự gắng sức liên tục như thể dục nhịp điệu, aerobic, chạy đua, đua xe, đua thuyền… dễ khiến hen gắng sức xuất hiện
  • Cường độ gắng sức cũng là một yếu tố quyết định. Môn thể thao hoặc hoạt động thể lực càng mạnh mẽ đòi hỏi nhiều sức lực càng có nguy cơ cao. Ví như cử tạ, tập gym, vật, mang vác vật nặng…
  • Thời gian gắng sức càng kéo dài nguy cơ khởi phát con hen càng lớn

2. Làm thế nào để người bệnh hen phế quản vẫn tham gia được các hoạt động thể thao 

Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến hen gắng sức bên trên người bệnh hen cần lưu ý một số điểm sau để có thể tập luyện thể thao và tránh lên cơn hen

2.1 Tuyệt đối không hoạt động gắng sức hay thể thao khi đang có cơn hen

2.2. Luôn có thuốc dự phòng hen bên người

Sẵn sàng thuốc dự phòng khi lên cơn hen

– Điều trị trước khi gắng sức

  • Dùng thuốc từ 10 – 20 phút trước khi gắng sức
  • Sử dụng các thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít dưới dạng bình hít định liều. Salbutamol là thuốc hiệu quả nhất và là lựa chọn hàng đầu. Đây cũng là loại thuốc mà Tổ chức Olympic quốc tế cho phép vận động viên sử dụng trong thi đấu thể thao. Thuốc có tác dụng sau 5 phút, đạt hiệu quả tối đa sau 15 phút và duy trì tác dụng trong 1 – 2 giờ. Người bệnh cần tham khảo kỹ cách sử dụng trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ để đạt được hiệu quả tốt.
  • Một số thuốc có tác dụng dãn phế quản kéo dài cũng là một ưu tiên. Tuy nhiên với các vận động viên thi đấu thể thao thì loại thuốc này không được sử dụng.
  • Nhóm thuốc đối kháng Leukotrien có ưu điểm là dùng được dạng uống. Tương đối an toàn được hiệp hội FDA cho phép sử dụng ở trẻ nhỏ.

– Điều trị hen lâu dài

  • Phần lớn các dạng thuốc hít corticoid là loại được sử dụng nhiều trong điều trị hen lâu dài. Tuy nhiên loại thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ.
  • Để đạt được hiệu quả trong điều trị và dự phòng tái phát người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc bỏ điều trị.

2.3. Làm nóng cơ thể đúng mức trước khi tập luyện

Nên khởi đầu bằng đi bộ và các động tác nhẹ nhàng, mềm dẻo sau đó chạy nhanh từng đoạn ngắn khoảng 30 giây, rồi nghỉ 60 giây. Có thể lập lại như vậy 2-3 lần. Mỗi lần thời gian khởi động trung bình từ 5 – 10 phút. Với người lớn tuổi thường cần khởi động kéo dài hơn so với giới trẻ. Cường độ gắng sức cũng cần bắt đầu từ cường độ thấp, tăng lên từ từ.

2.4. Lựa chọn môn thể thao phù hợp

Đi bộ nhẹ nhàng là lựa chọn tốt cho người bị hen phế quản

  • Đó phải là môn thể thao khiến người tập thích thú và thoải mái
  • Các môn thể thao nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, chạy cự ly ngắn, dưỡng sinh
  • Các môn thể thao đồng đội: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền
  • Môn thể thao có thời gian gắng sức ngắn [khoảng 10 giây] kèm giai đoạn nghỉ dài hơn [khoảng 30 giây] nối tiếp nhau [như quần vợt, cầu lông, bóng bàn] hiếm khi đưa đến hen gắng sức.
  • Chạy cự ly dài [marathon], đua xe đạp hoặc thể dục nhịp điệu aerobic là các môn thể thao dễ gây hen gắng sức hơn.
  • Bơi trong điều kiện trời ấm khá phù hợp và rất tốt cho bệnh nhân hen. Tuy nhiên, nếu thời tiết lạnh, bơi trong các hồ bơi không đảm bảo vệ sinh hoặc có quá nhiều chất sát trùng [Chlor] hoặc nước lạnh hoàn toàn có thể trở thành điều kiện thuận lợi để dẫn đến cơn hen.
  • Môn thể thao được cho là nguy hiểm nhất với người bệnh hen là lặn biển. Đối với môn này có lẽ tốt nhất người bệnh hen phế quản không nên mạo hiểm thử.

2.5. Chủ động tránh các yếu tố bất lợi từ môi trường xung quanh

Tác nhân khởi phát cơn hen

Địa điểm tập luyện cũng nên được lựa chọn kĩ càng. Nơi tập không nên có nhiều bụi, phấn hoa. Không khí không bị ô nhiễm và quan trọng là tránh thời tiết lạnh và khô. Môi trường xung quanh góp phần tạo cảm giác thư giãn, thoải mái sẽ làm hạn chế cơn hen. Bên cạnh đó, không khí trong lành, ấm áp cũng rất có lợi cho việc thực hiện các bài tập thở cho người bị hen suyễn.

2.6 Làm nguội cơ thể đúng cách là điều nhiều người bỏ qua

Mọi thứ đều phải có đi có lại. Nếu ban đầu bạn đã có những động tác làm nóng cơ thể thì khi kết thúc bạn cũng nên làm nguội cơ thể đúng cách. Mỗi lần vận động thân nhiệt đều tăng lên đáng kể. Nếu làm nguội sai cách thì cũng chẳng khác nào bạn đi vào nhà lạnh cả. Điều này không tốt cho người bệnh hen. Nên làm nguội cơ thể trong khoảng 10 phút trước khi quay lại với những sinh hoạt khác.

3. Kết luận

Tuy rằng gắng sức là một trong các yếu tố có thể làm cơn hen khởi phát nhưng không vì thế mà người bị hen phế quản phải từ bỏ luyện tập thể dục thể thao. Cũng trong nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tập luyện thể lực sẽ góp phần giúp kiểm soát bệnh hen tốt hơn và giảm được tỷ lệ nhập viện vì hen.

Như vậy người bị hen phế quản có thể tập luyện thể thao nếu thực hiện tốt điều trị và làm theo hướng dẫn của bác sỹ điều trị.

Phương pháp hít thở của BS Nguyễn Khắc Viện

Loại nước tốt cho người bị hen suyễn

Theo BS.Trần Anh Tuấn

Trưởng khoa Hô hấp –  BV Nhi Đồng 1 – TP. HCM

[Visited 3.078 times, 1 visits today]

Video liên quan

Chủ Đề