Bài tập về ẩn dụ lớp 6

Hướng dẫn

Giải bài tập Ngữ văn bài 24: Hoán Dụ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Hoán Dụ dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Hoán Dụ

I. Kiến thức cơ bản

• Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

• Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:

– Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;

– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;

– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;

– Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

II. Tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Hoán dụ là gì?

* Trong câu thơ:

Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

[Tố Hữu]

2. Các kiểu hoán dụ

a]

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

[Hoàng Trung Thông]

Bàn tay là bộ phận của cơ thể con người → để chỉ sức lao động, sức sáng tạo.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

[Ca dao]

Xem thêm:  Tập làm văn 6 đề 15: Kể về một tối thứ bảy trong gia đình nhà em.

+ Một, ba là số lượng cụ thể

+ Mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

[Tố Hữu]

+ Đổ máu là hình ảnh nói về sự tàn khốc, dữ dội của chiến tranh.

+ Lấy dấu hiệu của sự vật [đặc điểm, tính chất] để gọi sự vật.

3. Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.

+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể:

Một tay gây dựng cơ đồ

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.

[Nguyễn Du]

Rất đẹp hình ảnh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo.

[Tố Hữu]

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

[Tố Hữu]

Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.

[Nguyễn Du]

III. Hướng dẫn luyện tập.

Câu 1. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau, và cho biết quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?

a] Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

[Hồ Chí Minh]

– Làng xóm ta dùng để chỉ cuộc sống của người nông dân, kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

Xem thêm:  Viết đơn – lớp 6

– Đói rách dùng để chỉ cuộc sống cơ cực vất vả, Nhộn nhịp dùng để chỉ cuộc sống ấm no hạnh phúc.

b]

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

[Hồ Chí Minh]

Lợi ích mười năm, trăm năm dùng theo nghĩa chỉ lượng, kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.

c]

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

[Tố Hữu]

– Áo chàm dùng để chỉ đồng bào miền núi, kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.

[Tố Hữu]

– Trái đất dùng để chỉ nhân loại, kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Câu 2. Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ.

a] So sánh

+ Giống nhau

Cả hai biện pháp đều lấy tên gọi của sự vật hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác.

+ Khác nhau – Ấn dụ dựa mối quan hệ tương đồng.

– Hoán dụ trên cơ sở mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

b] Ví dụ

Cầu cong như cái lược ngà

Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.

[Huy Cận]

Mái tóc có đặc điểm: Mềm mại, thướt tha, vì vậy có thể dùng làm ẩn dụ để nói về dòng sông.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 1: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

Xuân Lan, thu cúc, mặn mà cả hai.

[Nguyễn Du]

Câu thơ nói về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Ngày xưa những phụ nữ khuê các thường hay bận y phục màu hồng. Y phục màu hồng đã trở thành đặc trưng của phụ nữ, tác giả đã dùng bóng hồng để hoán dụ chỉ người con gái.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Lượm

Theo Nhungbaivanhay.vn

Lý thuyết Ngữ văn 6: Ẩn dụ gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

– Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó [như tính chất, trạng thái, màu sắc, …] nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

– Có tổng cộng 4 kiểu ẩn dụ thường gặp đó là:

1. Ẩn dụ hình thức [tức là tương đồng về hình thức]

Ví dụ:

Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.

2. Ẩn dụ cách thức [tức là tương đồng về cách thức]

Ví dụ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.

3. Ẩn dụ phẩm chất [tức là tương đồng về phẩm chất]

Ví dụ:

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.

4. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác [tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác].

Ví dụ:

Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào

Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.

Bài 1: Hãy tìm phép ẩn dụ trong các câu thơ sau

a.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

[Viếng lăng Bác – Viễn Phương]

b.

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

[Ánh trăng – Nguyễn Duy]

c.

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

[Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải]

Gợi ý:

a. Hình ảnh mặt trời trong câu thứ hai là một ẩn dụ. Tác giả đã dùng từ mặt trời để chỉ Bác Hồ- vị lãnh tụ dân tộc. Bác như một mặt trời soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ, tối tăm đi tới tương lai độc lập, tự do, hạnh phúc.

b. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: sự trung thủy, vẹn nguyên, quá khứ ân tình của thiên nhiên , quê hương

c. Hình ảnh giọt long lanh – giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện => ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Âm thanh tiếng chim từ cái vô hình được cảm nhận qua thính giác chuyển thành cái có hình qua cảm nhận xúc giác.

Bài 2: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, chúng ta thường nói

-Nói ngọt lọt đến xương.

-Nói nặng quá

Đây là ẩn dụ thuộc kiểu nào?

Hãy tìm thêm một số ví dụ tương tự?

Gợi ý:

– Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – lấy những từ chỉ cảm giác của giác quan này để chỉ cảm giác của giác quan khác, ngọt [vị giác suy ra thính giác]

– Có thể lấy thêm các ví dụ khác như:

+ giọng chua, giọng ấm,…

+ Nói nhẹ, nói đau,…

+ màu nóng, màu lạnh,…

Bài 3: Các từ kim cương, ngôi sao sáng trong các câu thơ sau có phải là ẩn dụ không? Phân tích giá trị của cách diễn đạt đó?

Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.

Gợi ý:

– Các từ: Kim cương, ngôi sao sáng trong đoạn trích là những ẩn dụ, dùng để biểu thị những cái quý giá của nhân phẩm con người.

Câu 1: Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ?

A. Bác vẫn ngồi đinh ninh.

B. Bóng Bác cao lồng lộng.

C. Người cha mái tóc bạc.

D. Chú cứ việc ngủ ngon.

Câu 2: Phép ẩn dụ giống phép so sánh ở chỗ

A. Nó gồm hai loại là: ẩn dụ ngang bằng và ẩn dụ không ngang bằng

B. Nó là sự đối chiếu để tìm ra nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng

C. Nó giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường

D. Tất cả các ý trên đúng

Câu 3: Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?

A. Ẩn dụ hình thức, cách thức

B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Cả ba đáp án trên

Câu 4: “Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ?

A. Khuôn trăng, nét ngài, mây, tuyết.

B. Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường.

C. Khuôn trăng, nét ngài, nước tóc, màu da.

D. Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt.

Câu 5: Câu thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” sử dụng phép ẩn dụ thuộc kiểu

A. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

B. ẩn dụ cách thức.

C. ẩn dụ phẩm chất.

D. ẩn dụ hình thức.

Câu 6: Ẩn dụ là gì?

A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm

B. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác

C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương cận

D. Không xác định được

Câu 7: Phép ẩn dụ?

A. Có thể tìm thấy ở từ loại danh từ

B. Có thể tìm thấy ở cả hai từ loại trên

C. Có thể tìm thấy ở từ loại tính từ

D. Không thể tìm thấy ở 2 loại từ là danh từ và tính từ

Câu 8: Tìm câu thơ có chứa phép ẩn dụ?

A. Bóng bác cao lồng lộng

B. Người cha mái tóc bạc

C. Đốt lửa cho anh nằm

D. Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 9: Trong phép ẩn dụ

A. Không thể so sánh con vật với con người

B. Không thể chuyển tên các con vật thành tên gọi chỉ người

C. có thể chuyển tên các con vật thành tên gọi chỉ người

D. Không đáp án nào đúng

Câu 10: Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 11: Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối nói ẩn dụ

A. Mặt trời mọc ở đằng đông

B. Thấy anh như thấy mặt trời/ Chói chang khó nói, trao lời khó trao

C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.

Câu 12: Phép so sánh khác phép ẩn dụ ở chỗ

A. Phép so sánh thì không giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm như phép ẩn dụ

B. Phép so sánh chỉ đơn thuần là so sánh các sự vật hiện tượng với nhau bằng các từ so sánh, nó không phải là biện pháp tạo ra nghĩa mới, từ mới như phép ẩn dụ

C. Phép so sánh không cần đến sự liên tưởng như phép ẩn dụ

D. Tất cả các đáp án trên đúng

Đáp án

1 – C 2 – C 3 – D 4 – D 5 – A 6 – A
7 – B 8 – B 9 – A 10 – D 11 – C 12 – B

————————–

Với nội dung bài Ẩn dụ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ thường gặp như: ẩn dụ hình thức, cách thức, phẩm chất….

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Tổng hợp

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Video liên quan

Chủ Đề