Bài thơ viếng lăng bác tác giả là ai


Viễn Phương [1928 – 2005]

Vài nét về nhà thơ Viễn Phương:

  • Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang.
  • Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Namthời kì chống Mĩ cứu nước.
  • Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến.
  • Tác phẩm tiêu biểu: "Mắt sáng học trò" [1970]; "Như mây mùa xuân" [1978]; "Phù sa quê mẹ" [1991];…

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.

Xuất xứ

Bài thơ "Viếng lăng Bác" được in trong tập "Như mây mùa xuân" [1978].

Đề tài

Viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh và tấm lòng của người dân đối với Bác

Chủ đề

Bài thơ "Viếng lăng Bác" thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ.

Mạch cảm xúc của bài thơ

Đi theo trình tự của thời gian, không gian gắn liền với hành trình vào lăng viếng Bác: từ trước khi vào lăng, khi đứng trước lăng đến khi bước vào lăng và trở ra về; không gian từ xa nhìn lại, nhìn phía trước lăng, ở trong lăng và bên ngoài lăng.

Bố cục

Bài thơ có thể chia làm bốn phần tương ứng với bốn khổ thơ:

  • Phần 1 [Khổ 1]: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
  • Phần 2 [Khổ 2]: Cảm xúc của nhà thơ khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác.
  • Phần 3 [Khổ 3]: Những rụng cảm mạnh mẽ, những cảm xúc chân thành khi tác giả vào trong lăng viếng Bác.
  • Phần 4 [Khổ 4]: Ước nguyện của nhà thơ sau khi vào lăng viếng Bác.

NỘI DUNG  [edit]


Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

1. Khổ thơ thứ nhất: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác

  • Bài thơ mở đầu bằng một lời kể bình dị, giọng điệu tâm sự: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

- Hai chữ “miền Nam” cho thấy không gian xa xôi, chứa đựng tình cảm thiêng liêng bởi miền Nam là nỗi nhớ thương lớn nhất của Bác trước khi ra đi

- Hai chữ “miền Nam” cũng giới thiệu cho nhà thơ, người đại diện cho lớp trẻ một nửa đất nước vừa trải qua chiến tranh, đại diện cho một nửa đồng bào Việt Nam luôn mong đất nước thống nhất để thăm Bác Hồ.

- Nhà thơ ở đây đã xưng “con” – cách xưng hô mang đậm chất Nam Bộ và gọi lãnh tụ Hồ Chí Minh là Bác. Cách xưng hô ấy thể hiện sự ngưỡng mộ thành kính nhưng cũng gần gũi, thân thương.

- Nhà thơ đặt nhan đề là “Viếng lăng Bác” nhưng câu thơ đầu tiên là “thăm lăng Bác”

    + “Viếng” là từ Hán, thể hiện thái độ thành kính, thiêng liêng; là sự thăm hỏi,  tưởng nhớ người đã mất. Từ “Viếng” đặt trong nhan đề tạo không khí thiêng liêng, trang trọng cho toàn bài.

    + “Thăm” là từ thuần Việt, nghĩa là thăm hỏi, bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, sự gần gũi, gắn bó giữa những người đang sống. Từ “thăm” cho thấy cảm nhận của nhà thơ: Bác như còn sống, nhà thơ như đứa con đi xa nay trở về thăm Bác với bao nỗi nhớ thương, niềm kính trọng

Do vậy, khiến câu thơ xóa bỏ khoảng cách giữa người dân bình thường với lãnh tụ, với người đang sống và người đã khuất, chỉ còn tình cảm, tình yêu thương sâu sắc với lòng thành kính, biết ơn

  • Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy khung cảnh gần gũi, thân thương “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. Hình ảnh “hàng tre” đem đến không gian thân thuộc của làng quê Việt Nam. Từ đó cho thấy không gian xung quanh lăng là không gian của làng quê Việt, mang nét hồn Việt, gần gũi, ấm áp và gắn bó
  • Đứng trước hàng tre, nhà thơ thốt lên “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam/ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

- Từ “ôi” bật lên đầy xúc động bởi ở nơi đây, tại không gian thiêng liêng này, nhà thơ bắt gặp hình ảnh bình dị, không gian gần gũi, thân thuộc

- Trong cảm nhận của tác giả, màu xanh của tre là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của con người, dân tộc Việt Nam. Với sức sống mạnh mẽ thì dù “bão táp mưa sa”, tre vẫn đứng thẳng hàng.

=> Thông qua các hình ảnh ẩn dụ, tre hiện lên với tư thế hiên ngang, bất khuất, đoàn kết, kiên cường, vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. Tre là biểu tượng cho phẩm chất, cốt cách của con người Việt Nam.

Tóm lại: Khổ thơ đã mở ra khung cảnh lăng Bác nhìn từ cao, xa trong niềm xúc động thành kính xen lẫn với hồi hộp, náo nức của tác giả.

2. Khổ thơ thứ hai: Cảm xúc của nhà thơ khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác

  • Bao trùm lên khổ thơ là niềm tự hào thành kính, tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc với Bác kính yêu

a. Hai câu đầu:

- Hai câu thơ có hai hình ảnh là mặt trời

    + Mặt trời ở câu thứ nhất là mặt trời tự nhiên, đem đến ánh sáng, sự sống cho Trái đất, gắn với điệp từ “ngày ngày”, hình ảnh mặt trời diễn tả dòng chảy bất tận của thời gian.

    + Song hành với “mặt trời đi qua trên lăng”“một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Cấu trúc sóng đôi ấy cho thấy sự trường tồn, vĩnh cửu của vầng mặt trời rất đỏ ở trong lăng, màu đỏ rực rỡ, chói lọi, bất diệt với thời gian. Và ở đây, hình ảnh “mặt trời trong lăng” là ẩn dụ cho lãnh tụ Hồ Chí Minh, ẩn dụ cho trí tuệ anh minh, sáng suốt, vĩ đại của Người

   + Màu đỏ của mặt trời trong lăng ẩn dụ cho lý tưởng cách mạng, của cộng sản đẹp đẽ, đúng đắn của Bác.

Với trí tuệ sáng suốt và lý tưởng cách mạng đúng đắn, Người đã tìm ra con đường giải phóng đất nước đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

b. Hai câu sau:

- Mở đầu bằng điệp từ “ngày ngày”, đó là dòng chảy của thời gian vô tận, cũng là dòng người nối nhau vô tận đến với Bác bằng lòng thương nhớ

- Đó là dòng người đến viếng Bác bằng nỗi nhớ thương tràn ngập trong lòng, cũng là dòng người vô tận đi trong không gian đầy ắp nỗi nhớ thương đi quanh lăng Người

- Tình cảm thương nhớ vô hạn, vô tận của triệu triệu tấm lòng đã kết thành “tràng hoa” thành kính dâng lên Bác kính yêu.

Với nghệ thuật ẩn dụ, nhà thơ đã biến cái vô hình thành cái hữu hình, gắn kết tình cảm riêng của mỗi người đối với Bác, thành tràng hoa của tình người thiêng liêng, cao đẹp, thành kính “dâng bảy mươi chín mùa xuân”.

-  “Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ xuất phát từ một câu trong bản di chúc của Bác: “Nay tôi đã ngoài bảy mươi xuân”. Sử dụng hình ảnh này nhằm ngợi ca sự sống trường tồn của Hồ Chí Minh trong tâm trí, tình cảm của nhân dân Việt Nam

Như vậy, khổ thơ đã ngợi ca, tự hào vẻ đẹp và sức sống trường tồn, bất diệt của trí tuệ, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời khẳng định lòng thành kính, sự trường tồn, bất diệt của tình cảm nhớ thương, lòng biết ơn sâu nặng của nhân dân Việt Nam với Bác.

3. Khổ thơ thứ ba: Những rung cảm mạnh mẽ, những cảm xúc chân thành của nhà thơ khi vào trong lăng Bác

  • Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận “Bác nằm trong ... giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

- Bác như đang còn sống, Người chỉ vừa chợp mắt bình yên, thanh thản sau một ngày làm việc mệt mỏi qua cụm từ "giấc ngủ bình yên" giữa không khí trang nghiêm, trong trẻo, ánh sáng dịu mát, thanh tao.

- Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” là ẩn dụ cho tâm hồn trong sáng, nhân cách thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó cũng là tấm lòng bao dung, độ lượng của Bác, đồng thời cũng là ẩn dụ cho tâm hồn nghệ sỹ của Bác [bởi Bác hay sử dụng hình ảnh trăng trong các sáng tác của mình]

  • Hai câu thơ sau có sự đối lập về lý trí, tình cảm

“Trời xanh” ẩn dụ cho công lao to lớn như trời bể của Bác vẫn còn mãi trong lòng biết ơn vô hạn của con người Việt Nam

“Nghe nhói trong tim”: Đau đớn, xót xa vô hạn trước sự thật Bác đã mất

=> Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật đối giữa cái còn và cái mất: còn mãi công lao to lớn của Bác với đất nước và dân tộc Việt Nam, còn mãi niềm biết ơn vô hạn của con người Việt Nam với bác, khẳng định Bác vẫn sống mãi trong triệu triệu trái tim con người Việt Nam; sự thật là Bác đã ra đi mãi mãi, bởi vậy, nhà thơ không thể kiềm được nỗi đau xót khôn nguôi.

Tất cả những hình ảnh đó đều là những hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, vĩnh hằng, bất diệt [vũ trụ]. Qua đó khẳng định, ngợi ca, tự hào và lòng biết ơn thành kính với Bác, khẳng định sự bất tử của Bác.

4. Khổ 4: Ước nguyện của nhà thơ sau khi vào lăng viếng Bác

  • Nhà thơ bộc lộ trực tiếp cảm xúc nhớ thương, đó là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng đối với Bác.

- Cảm xúc đau xót, nghẹn ngào, cố kìm nén ở những khổ thơ trước giờ đây được bộc lộ cụ thể, chân thực, thương Bác đến trào nước mắt vì giờ đây miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất. Nam – Bắc đã liền một dải như mong ước của Bác nhưng Bác đã đi xa, ước nguyện của Người không được thực hiện, đồng bào miền Nam không còn được đón Bác vào thăm

  • Bày tỏ ước nguyện chân thành qua một loạt hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa:

- Điệp ngữ “Muốn làm” lặp lại ba lần, đó là điệp khúc dâng trào: được ở bên Bác, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, trung hiếu

    + “Con chim hót quanh Lăng Bác”: Cất cao tiếng hát ngợi ca công lao và sự vĩ đại của cuộc đời con người Hồ Chí Minh

    + “Đóa hoa tỏa hương thơm bát ngát”: Biểu tượng của lòng thành kính, ngưỡng mộ, nhớ thương dâng lên Bác

    + “Cây tre trung hiếu”: Bày tỏ lòng kiên trung, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng của Bác, cũng là lòng biết ơn, trân trọng những thành quả cách mạng to lớn Bác đem đến cho đất nước, dân tộc Việt Nam.

- Các hình ảnh ở đây đều có sự kết nối: hàng tre - cây tre trung hiếu, tràng hóa - đóa hoa.

Có thể thấy, tình cảm, ước nguyện của nhà thơ cũng là của mọi người dân Việt Nam đối với Bác.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Thể thơ tự do, nhịp điệu khá chậm, phù hợp nội dung, cảm xúc của bài trang nghiêm, thành kính. Riêng khổ cuối, nhịp được đẩy lên nhanh hơn, phù hợp với nguyện vọng, khát khao của nhà thơ.
  • Hình ảnh thơ sáng tạo, vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng như hàng tre, cây tre, đặc biệt là các hình ảnh ẩn dụ như mặt trời, vầng trăng, trời xanh, trăng hoa.
  • Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho học sinh hết lớp 9. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 9 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 6 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 9, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề