Bài văn điểm 10 thi đại học 2017 năm 2022

Năm 2020, cả nước có 5.812 điểm 10 ở 9 môn thi tốt nghiệp THPT, trong đó Giáo dục công dân là 4.163, cao nhất từ năm 2015 đến nay.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số điểm 10 này chỉ tính ở các môn Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh, không bao gồm điểm thi ở các môn Ngoại ngữ khác như tiếng Nga, Pháp, Trung, Đức Nhật.

Xét theo tỉnh thành, Hà Nội có nhiều điểm 10 nhất, kế đến là Phú Thọ, đều hơn 400 bài thi. Không địa phương nào là không có thí sinh đạt mức tuyệt đối. Một số nơi có ít điểm 10 nhất là Kon Tum [5 điểm 10], Hà Giang [9], Quảng Ngãi [9], Ninh Thuận [10], Lai Châu [13], Đăk Nông [15].

Dù có "mưa điểm 10", các trường đại học vẫn cho rằng sự phân hóa thí sinh rõ ràng và không gây nhiều khó khăn cho công tác tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Nguyên nhân là bài thi đạt điểm tuyệt đối chủ yếu ở Giáo dục công dân [4.163 bài đạt 10], môn ít xuất hiện trong tổ hợp xét tuyển. Không có nhiều thí sinh đạt điểm ba môn theo tổ hợp từ 28 trở lên, đặc biệt không em nào đạt tuyệt đối 30 điểm ở một tổ hợp xét tuyển.

Nhìn ngược 6 năm về trước, số lượng điểm 10 biến động mạnh. Dưới đây là bảng so sánh số điểm 10 ở 9 môn thi [không bao gồm các môn Ngoại ngữ khác Tiếng Anh] trong sáu năm qua, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Năm 2015, lần đầu tiên kỳ thi THPT quốc gia [còn gọi là thi hai trong một] được tổ chức vừa lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa cung cấp dữ liệu để làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Trước đó mỗi năm có kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đại học ba chung [chung đề, chung đợt và chung kết quả].

Thí sinh thi 8 môn gồm: Toán, Văn, Sử, Địa, Lý, Hóa, Sinh và Ngoại ngữ. Trong đó, Toán, Văn, Sử, Địa thi theo hình thức tự luận, còn lại thi trắc nghiệm. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi bốn môn gồm ba môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn trong các môn thi còn lại.

Năm đó, hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi, trong đó 279.000 em thi chỉ để xét tốt nghiệp, còn lại thi với hai mục đích tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng. Kết thúc kỳ thi, có 406 bài thi đạt điểm 10 ở 8 môn. Hóa học có nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối nhất - 30 em. Ngữ văn không có điểm 10 nào.

Năm 2016, kỳ thi "hai trong một" được tổ chức tương tự năm 2015. Với gần 900.000 thí sinh dự thi, số điểm 10 giảm còn 67, chỉ bằng 1/6 của năm 2015 do đề được đánh giá khó hơn. Tính theo từng môn, không môn nào có quá 15 điểm 10. Đây cũng là năm duy nhất trong 6 năm trở lại đây, số lượng điểm tuyệt đối chỉ dừng lại ở con số hàng chục.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 có sự thay đổi lớn về môn thi. Thay vì chỉ thi 8 môn như hai năm trước đó, thí sinh làm 5 bài thi, gồm ba bài độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên [Lý, Hóa, Sinh] và Khoa học xã hội [Sử, Địa, Giáo dục công dân]. Ngoài Ngữ văn thi tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm.

Số lượng môn thi và hình thức ra đề thay đổi đã tạo ra "cơn mưa điểm 10" gây xôn xao một thời gian dài. Chỉ cộng số điểm 10 của 5 địa phương là TP HCM, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Phú Thọ, con số đã lên tới 999.

Tính trên toàn quốc với hơn 860.000 thí sinh, số điểm tuyệt đối lên tới 4.235. Riêng môn Hóa là 1.521. Đây cũng là lần đầu tiên trong kỳ thi THPT quốc gia, có thí sinh đạt 10 điểm môn Ngữ văn. Và ngay cả khi trừ đi môn Giáo dục công dân để so sánh không bị khập khiễng với các năm trước, số điểm 10 của 8 môn còn lại cũng khiến nhiều người bất ngờ.

Năm 2018, gần 926.000 thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Trước những lo ngại về "mưa điểm 10" như năm 2017 sẽ gây khó khăn trong khâu xét tuyển vào đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định sẽ cân đối từng đề thi, đảm bảo sự phân hóa. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định trước kỳ thi "việc đạt điểm 9-10 sẽ khó khăn hơn".

Đề thi năm 2018 được đưa ra với độ khó hơn hẳn năm 2017 và tính phân hóa cũng cao hơn. Kết quả chỉ 447 bài thi được 10 điểm. Trong đó, Giáo dục công dân - môn thi ít được sử dụng để xét tuyển đại học chiếm tới 309 điểm 10. Cũng chính nhờ đề thi khó hơn, số lượng điểm giỏi giảm, việc gian lận thi cử với hàng trăm bài thi được nâng điểm ở Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình bị phát hiện.

Năm 2019, đề thi được đánh giá giảm mức độ khó so với năm trước nên số lượng điểm 10 lại tăng lên gần gấp ba. Trong 1.270 bài thi đạt điểm tuyệt đối, môn Giáo dục công dân tiếp tục chiếm đa số, tiếp đến là tiếng Anh. Điều này tương tự như hai năm trước đó.

Đến năm 2020, kỳ thi THPT quốc gia được đổi tên thành thi tốt nghiệp THPT, với mục đích xét tốt nghiệp và là một trong những cơ sở để xét tuyển đại học, đề thi vì thế dễ hơn. Kỳ thi chia làm hai đợt do ảnh hưởng của Covid-19, đợt một ngày 9-10/8, hơn 880.000 thí sinh tham dự.

"Mưa điểm 10" một lần nữa xuất hiện, cao nhất trong 6 năm trở lại đây, từ khi bắt đầu có kỳ thi "hai trong một". Ngữ văn, môn tự luận duy nhất, có hai điểm tuyệt đối sau hai năm không ghi nhận bài thi nào.

Số lượng điểm 10 năm nay vẫn có thể tăng do còn hơn 26.000 thí sinh sẽ thi đợt hai vào ngày 3-4/9. Những em này chưa tham gia kỳ thi đợt một do ảnh hưởng của Covid-19, tập trung ở Đà Nẵng, Quảng Nam và Đăk Lăk. Trong đó, Đà Nẵng, thành phố trực thuộc trung ương, học sinh có điều kiện học tập tốt, thường có nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối.

  • Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT
  • Phổ điểm từng môn thi tốt nghiệp THPT

Dương Tâm

Zing.vn giới thiệu gợi ý bài giải môn Ngữ văn THPT quốc gia 2017. Phần lớn thí sinh cho biết đề thi năm nay không quá khó.

'Đề thi Ngữ văn không có yếu tố bất ngờ' Theo cô Phí Thị Phương Thanh, giáo viên trường Quốc tế Việt Úc, Hà Nội, đề thi Ngữ văn vừa sức thí sinh và không có bất ngờ.

 

Gợi ý lời giải do cô Phí Thị Phương Thanh và Nguyễn Thủy Anh - giáo viên Trường Quốc tế Việt Úc, Hà Nội - thực hiện.

I - Đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận.

Câu 2: Theo tác giả, thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, là sự hiểu biết thấu đáo trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét.

Câu 3: Hành vi của đứa trẻ 3 tuổi, cô gái có bà bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích chính là những minh chứng giản dị và sinh động cho sự thấu cảm, lòng trắc ẩn.

Những hành động đó cho thấy sự đồng cảm, thấu hiểu, yêu thương có trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Những hành động ấy đã thể hiện được nét đẹp tâm hồn trắc ẩn, vị tha, yêu thương của ba nhân vật trong đoạn trích. Đó là những tình cảm tốt đẹp, nhân văn đáng được trân trọng, là món quà to lớn mà chúng ta dành cho nhau.

Câu 4: "Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm" là một ý kiến đúng đắn, sâu sắc, đáng để chúng ta đồng tình và suy ngẫm vì:

- Như chúng ta thấy sự thấu cảm là khả năng đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.

- Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.

- Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn.

II - Làm văn

Câu 1:

a. Về hình thức:

- Đảm bảo triển khai vấn đề nghị luận thành đoạn văn hoàn chỉnh, logic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

- Số lượng chữ phù hợp.

- Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu…

b. Về nội dung:

* Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Giải thích: Thấu cảm là khả năng nhìn nhận thế giới bằng con mắt của người khác, là sự thấu hiểu, cảm thông trọn vẹn.

- Bàn luận: Sự thấu cảm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.

+ Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn.

+ Có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác.

+ Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách.

+ Phê phán những người sống thờ ơ, dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm.

- Bài học:

+ Ý thức được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu thương và sự cảm thông.

+ Biết sẻ chia ngay từ những điều nhỏ bé của cuộc sống với mọi người xung quanh. "Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau".

Chiều nay, thí sinh làm bài trắc nghiệm môn Toán. Zing.vn sẽ cập nhật đề thi và bài giải của môn thi này.

Câu 2: Nghị luận văn học

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về đoạn thơ "Đất là nơi… giỗ Tổ", bình luận quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và đưa dẫn chứng.

Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo nội dung chính sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trữ tình - chính luận, thơ ông chín cả trong cảm xúc và suy tư.

- Đoạn trích thuộc chương 5 - Trường ca "Mặt đường khát vọng" hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ vùng đô thị tạm chiến miền Nam Việt Nam về non sông đất nước và sứ mệnh của thế hệ mình.

* Quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: mới mẻ qua phát hiện ở chiều sâu, trên nhiều bình diện truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử - địa lý, từ đó nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.

* Phân tích: Đoạn thơ thể hiện cắt nghĩa của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước ở phương diện địa lý và lịch sử. Học sinh cần triển khai được những ý sau:

a. Cắt nghĩa Đất Nước ở không gian địa lý:

- Nguyễn Khoa Điềm chiết tự Đất Nước thành 2 thành tố "Đất" và "Nước".

- Đất Nước không hề xa lạ, mà đó là không gian sinh tồn không thể thiếu của mỗi con người [nơi riêng tư thầm kín, chứng kiến tình yêu lứa đôi, sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của nhân dân]: "Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm".

- Đất Nước gần gũi, giản dị mà cũng thật thiêng liêng, lớn lao, kỳ vĩ:

+ Không gian rộng dài, giàu đẹp: "Đất là nơi… biển khơi" + Không gian đoàn tụ của dân tộc gắn liền với cội nguồn lịch sử cao quý, thiêng liêng con Rồng cháu Tiên.

b. Cắt nghĩa Đất Nước từ bình diện lịch sử: Từ không gian địa lý của Đất Nước, tác giả đã gợi những trang sử hào hùng vẻ vang của dân tộc, được kế thừa và nối tiếp qua các thế hệ: "Những ai đã khuất…giỗ Tổ".

- Những câu thơ nhắc đến cội nguồn cao quý, lâu đời: dòng dõi Rồng Tiên, thời kỳ các Vua Hùng dựng nước.

- Những câu thơ vẽ ra hình ảnh các thế hệ nhân dân nối tiếp nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

- Những câu thơ nhắc nhở về sứ mệnh được lịch sử giao phó của các thế hệ nhân dân [lòng biết ơn và ý thức phát huy truyền thống].

* Bình luận:

- Quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa sâu sắc, vừa mới mẻ, gợi nhắc đến niềm tự hào về Đất Nước và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ Đất Nước. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh lúc bấy giờ.

- Quan niệm gắn liền với tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, được thể hiện bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư. Giọng thơ trữ tình chính luận thiết tha và các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo.

Nhóm giải đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia 2017 tại Zing.vn. Ảnh: Hoàng Hà.
'Đất Nước' vào đề thi Ngữ văn THPT quốc gia năm 2017 Sau khi hoàn thành bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia 2017, nhiều thí sinh nhận xét đề thi không quá khó, phân loại học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề