Bạn của nguyễn khuyến là ai

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Từ tình cảm Nguyễn Khuyến dành cho người bạn của mình trong bài Khóc Dương Khuê và suy nghĩ về tình bạn

  1. Tình cảm Nguyễn Khuyến dành cho người bạn của mình trong Khóc Dương Khuê

–  Xót xa khi nghe tin bạn mất: Hai câu thơ mở đầu là tiếng kêu thương đột ngột với nỗi niềm thất vọng và nỗi đau mất mát, không phương bù đắp.

– Khẳng định tình bạn chân thành, thủy chung gắn bó: Nghẹn ngào nhớ lại những kỉ niệm của tình bạn thắm thiết thuở thanh xuân; mừng tủi khi lâu ngày mới gặp lại.

– Hụt hẫng mất mát khi không còn bạn trên đời.

~> Tình bạn chân thành, thuỷ.chung, gắn bó tha thiết.

– Tình bạn không phải là thứ tình cảm duy nhất trong quan hệ giữa người với người nhưng nó nối liền, gắn kết mọi người trong xã hội, giúp con người vượt qua những giông bão trong cuộc đời.

– Con người sống cần có bạn vì: 

  • Con người muốn tồn tại, phát triển bình thường, cần hoà nhập với môi trường sống, giao lưu với những người xung quanh. Những người đó không chỉ là người thân, đối tác… mà còn là bạn bè.
  •  Bạn còn là người có thể chia sẻ với ta những điều mà có khi người thân không thể thấu hiểu. 
  •  Bạn là tấm gương sáng nhất để ta soi vào đó và hoàn thiện mình. Có bạn, chúng ta có thể suy xét về bản thân để tự điều chỉnh mình,

– Để có được những người bạn tốt và giữ gìn tình bạn:

  •  Bản thân mỗi người cẩn hoà mình vào cộng đồng, tập thể, chủ động kết bạn với mọi người. Sự chân thành, nhiệt tình của bản thân là điều cốt yếu nhen nhóm lên ngọn lửa tình bạn.
  •  Tình bạn luôn cần sự quan tâm, chia sẻ, vậy nên, chúng ta có thể đặt  niềm tin vào bạn mình, chủ động giãi bày với bạn về những vướng mắc tâm tư, tình cảm trong lòng.
  •  Nhận được những chia sẻ của bạn bè, chúng ta nên lắng nghe, tiếp thu một cách trân trọng.
  •  Sự bao dung, độ lượng trong tình bạn hay thái độ thẳng thắn nhận khuyết điểm của mình cũng sẽ giúp tình bạn bền vững.

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10

Bài làm văn mẫu

Ngợi ca tình bạn là một chủ đề tuyệt hay của văn học xưa nay. Những tác phẩm viết về tình bạn bao giờ cũng mang đến chúng ta những trải nghiệm ngọt ngào về một thứ tình cảm quý giá. Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến là một bài thơ như thế. Thi phẩm không chỉ cho chúng ta chứng kiến một tình bạn thủy chung, chân thành mà còn khơi gợi trong mỗi người những nghĩ suy về tình cảm cao đẹp này.

Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa khi nghe tin bạn mất:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Lời thơ như một tiếng kêu thương đột ngột cất lên với nỗi niềm thất vọng. Sự ra đi của người bạn để lại trong lòng Nguyễn Khuyến nỗi mất mát, trống vắng không phương bù đắp. Bất chợt, trong thi nhân ùa về bao kỉ niệm của tình bạn thắm thiết thuở thanh xuân thơ mộng, êm đẹp:

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

Nguyễn Khuyến nhớ lại lần gặp gỡ cuối cùng cách đây ba năm, lúc đó cả ông và bạn đều mừng mừng tủi tủi. Mừng tủi bởi cả hai đều vượt qua mọi thử thách của thời thế và tuổi tác:

 Cầm tay hỏi hết xa gần,

Mừng rằng bác vẫn tỉnh thần chưa can.

Ấy thế mà giờ đây, bạn đã không còn nữa. Mất bạn, nhà thơ hãng hụt như mất đi một phần cơ thể:

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời. 

Nguyễn Khuyến ngạc nhiên vì bạn ít tuổi hơn mình, vững vàng hơn mình mà đã vội quy tiên. Đau đớn đến tái tê, ông chỉ còn biết buông lời trách bạn mà lòng đầy thương xót: Vội vàng chi đã mải lên tiên. Để rồi cuối cùng trong lòng người bạn già chỉ còn lại mênh mang, ngập tràn giác trống vắng:

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, 

Viết đưa di, ai biết mà đưa. 

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn. 

Thương bạn, nhớ bạn, Nguyễn Khuyến chỉ biết khóc. Nhưng tuổi già hạt lệ như sương, ông đâu còn nước mắt để mà khóc bạn. Ấy vậy mà người đọc vẫn cảm nhận sâu sắc nỗi đau tận trong tâm nhà thơ:

Khóc anh không nước mắt,

Mà lòng đau như cốt.

Gọi anh chửa thành lời,

Mà hàm răng dính chặt.

[Viếng bạn – Hoàng Lộc]

Có thể nói, Khóc Dương Khuê là bài thơ viết về tình bạn xúc động bậc nhất trong thi ca Việt Nam. Bài thơ bộc lộ tình nghĩa thủy chung, chân thành, gắn bó tha thiết của đôi bạn già Nguyễn Khuyến – Dương Khuê. Tình cảm cao đẹp đó thực không dễ tìm thấy trong thời đại ngày nay.

Thực ra, tình bạn không phải là thứ tình cảm duy nhất trong quan hệ giữa người với người. Nhưng nếu tình phụ tử, mẫu tử, tình anh em là những tình cảm trong phạm vi gia đình, tình yêu là tình cảm của lứa đôi thì tình bạn là tình cảm nối liền, gắn kết mọi người trong xã hội. Tình bạn được gọi là tình bằng hữu, quan hệ bạn bè sâu sắc được gọi là tri ân,  tri kỉ. Văn chương có rất nhiều điển tích, điển cố về tình bạn: Bá Nha – Tử Kì, Lưu Bình — Dương Lễ… Và trong thực tế đời sống, chúng ta cũng từng chứng kiến và xúc động trước nhiều tình bạn đáng trân trọng: một cô bạn tình nguyện cõng bạn tật nguyễn đi học bao năm trời, một cậu bạn sẵn sàng lao mình xuống dòng nước xiết để cứu bạn khỏi thân Chết. Vì đâu họ có thể có  những hành động quên mình như thế nếu không phải từ sự chân thành, từ lòng yêu thương, gắn bó của những người bạn?

Tất cả mọi người ai cũng cần có bạn, tuổi nào cũng cần có bạn. Từ những đứa trẻ đang bi bô đến cậu học sinh ngồi trên ghế nhà trường, đến những người cao tuổi, ai cũng cần bạn. Bởi lẽ ai cũng có nhu cầu trò chuyện tâm giao, nhu cầu được thấu hiểu, cảm thông… Và lắng nghe, sẻ chia với chúng ta không chỉ là những người thân trong gia đình, họ hàng mà còn là những người bạn. Trong nhiều hoàn cảnh khó khăn, chỉ những người bạn mới có thể giúp đỡ nhau giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, có những kiến thức trên lớp mà thầy cô giảng học sinh không thể tiếp thu nhanh bằng cách giải thích của người bạn ngồi bên. Bạn là người mang cho ta số báo Hoa học trò mới ra khi ta nằm bẹp trên giường vì trận sốt tối qua. Bạn là người luôn nở nụ cười khi ta chiến thắng, là người luôn sát bờ vai để ta dựa vào khi nước mắt trực trào. Còn lí do để mỗi người sống trên đời cần có bạn, đó là vì bạn là tấm gương sáng nhất để ta soi vào đó và hoàn thiện mình. Có bạn, chúng ta có thể suy xét về bản thân để tự điều chỉnh mình.

Có được một người bạn đã khó nhưng giữ gìn để tình bạn mãi bền lâu còn khó hơn rất nhiều. Phải làm gì để quanh ta bạn bè luôn đông vui? Phải làm gì để chinh phục được khó khăn ấy? Tôi cho rằng trước hết, bản thân mỗi người cần hoà mình vào cộng đồng, tập thể, chủ động kết bạn với mọi người. Sự chân thành, nhiệt tình của bản thân là điều cốt yếu nhen nhóm lên ngọn lửa tình bạn. Hãy nở nụ cười, hãy chìa bàn tay của mình ra trước.  Sự thân thiện của tá sẽ là đầu mốc vững chắc cho chiếc cầu tình bạn được thi công. 

Tình bạn luôn cần sự quan tâm, chia sẻ, vậy nên, chúng ta có thể đặt niềm tin vào bạn mình, chủ động giãi bày với bạn về những vướng mắc, tâm tư, tình cảm trong lòng. Những người bạn sẽ cảm nhận được sự cởi mở của ta và chắc chắn, họ không bao giờ thờ ơ, lạnh nhạt. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn. Ngay cả khi không thể giúp ta giải quyết vấn đề, họ cũng sẽ ở bên động viên. Sự quan tâm của bạn bè luôn là nguồn động viên quý giá đối với mỗi người. Vậy nên, khi nhận được những chia sẻ của bạn bè, chúng ta nên lắng nghe, tiếp thu một cách trân trọng. Những người bạn sẽ cảm nhận được họ có vị trí và quan trọng như thế nào trong ta. Họ sẽ tự tin hơn trong những lời động viên, khuyên nhủ. Và tình bạn chắc chắn sẽ được gắn bó hơn.

Hết lòng gìn giữ tình cảm bạn bè, hết lòng vun đắp cho tình bạn là phương thức tốt nhất để tình bạn trường tồn vĩnh cửu. Sự bao dung, độ lượng trong tình bạn hay thái độ thẳng thắn nhận khuyết điểm của mình cũng sẽ giúp tình bạn bền vững.

Ai đã đọc Sự tích chim cuốc, ai đã xem vở chèo Lưu Bình – Dương Lễ chắc hẳn sẽ xúc động vô cùng trước tình bạn của các nhân vật trong đó. Rồi câu chuyện về một cô bé suốt mấy năm đằng đẳng cõng bạn đến trường câu chuyện về người bạn nhỏ băng mình vào dòng nước xiết cứu bạn và cả những dòng thơ tuyệt đẹp về tình bạn của Nguyễn Khuyến trên đây nữa tất cả đều đáng để chúng ta trân trọng, học tập.

Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Khuyến

Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến [chữ Hán: 阮勸], tên khai sinh là Nguyễn Thắng [阮勝],[note 1] hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ [tục gọi là làng Và], xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1]. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Bạn thân tri kỉ của ông là Dương Khuê [1839-1902].

Nguyễn Khuyến

Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến

Bút danhNguyễn KhuyếnQuốc tịchViệt NamDân tộcKinhHọc vấnGiải nguyên, Hội nguyên và Hoàng giáp

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi [阮宗起, 1796–1853], thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan [陳式湍, 1799 – 1874], nguyên là con của Trần Công Trạc [陳公鐲], từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San [người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864 – 1865] ở trường Hoàng giáp cùng bạn học Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân [tức Giải nguyên] trường Hà Nội.[2][3]

Năm sau [1865], ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa [chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn].

Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên [Hoàng giáp]. Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ [三元安堵].[4]

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.[cần dẫn nguồn]

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.

Lúc này, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, chúng tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng, phong trào Cần Vương tan rã.

Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của ông.

Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Bạn đến chơi nhà, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, ví dụ Bạn đến chơi nhà, hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

  • Năm 1987, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh đã quyết định thành lập Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Nguyễn Khuyến với chu ky tổ chức 5 năm 1 lần để vinh danh các tác giả, nghệ sĩ có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động văn học, nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Từ năm 1997, khi tỉnh Hà Nam được tái lập, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam tiếp nhận việc tổ chức giải thưởng này trong kỳ trao giải lần thứ III và đã tổ chức tới kỳ trao giải thứ VII năm 2017.[5]
  • Tên ông được đặt cho một con phố có nhiều di tích và danh thắng tại quận Đống Đa, bên cạnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội: Phố Nguyễn Khuyến có tên cũ phố Sinh Từ [trước năm 1945] và Bùi Huy Bích [trước năm 1964]. Ngày nay, tên phố Bùi Huy Bích được đặt cho một con đường ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Phủ Lý đều có các con phố và con đường mang tên Nguyễn Khuyến.
  • Riêng Hà Nội còn có thêm đường Nguyễn Khuyến thuộc phường Văn Quán, quận Hà Đông. Tên đường Nguyễn Khuyến được đặt khi Hà Đông còn là thành phố thủ phủ tỉnh Hà Tây trước khi sáp nhập vào Hà Nội.

  1. ^ Ông thi hội lần đầu không đỗ nên đổi tên thành Nguyễn Khuyến với ý chí tự động viên, khuyến khích mình [Theo Họ và tên người Việt Nam- PGS.TS Lê Trung Hoa- Nhà xuất bản Khoa học xã hội-2005].

  1. ^ “Nguyễn Khuyến - người tiêu biểu cho tâm hồn người Việt”. Báo Nhân dân. 24 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ Cao Xuân Dục. “Quốc triều hương khoa lục - Quyển 3”. Thư viện Quốc gia Việt Nam. tr. 76. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ “Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Tân Mùi niên hiệu Tự Đức năm thứ 24 [1871]”. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu Hán Nôm. Văn miếu Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ Cao Xuân Dục [1894]. “Quốc triều khoa bảng lục”. Thư viện Quốc gia Việt Nam. Khoa tàng thư tịch Hán Nôm. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ Trao tặng Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Nguyễn Khuyến lần thứ VII

  • Nhiều tác giả, Thơ văn Nguyễn Khuyến. [Nhà xuất bản Văn Học, 1971]
  • Nguyễn Văn Huyền [chủ biên], Nguyễn Khuyến – Tác phẩm. [Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1984]
  • Nguyễn Huệ Chi [chủ biên], Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ. [Nhà xuất bản Giáo dục, 1994]
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
Nguyễn Khuyến
  • Nguyễn Khuyến [1835-1909] Lưu trữ 2006-12-08 tại Wayback Machine
  • Nguyễn Khuyến

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Khuyến&oldid=68794411”

Video liên quan

Chủ Đề