Bản đồ hành chính tiếng anh là gì

Chúng ta đã rất quen thuộc về khái niệm bản đồ hành chính, đây là một dạng bản đồ được sử dụng thông dụng trong lĩnh vực đất đai. Bản đồ  hành chính và hồ sơ địa giới hành chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

* Cơ sở pháp lý:

– Luật Đất đai năm 2013;

Thông tư số 47/2014/TT- BTNMT  ngày 22 tháng 8 năm 2014 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp;

Thông tư số 48/2014/TT- BTNMT ngày 22 tháng 08 năm 2014 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật về xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

Tại Khoản 1 Điều 30 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“1. Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó.”

Như vậy, có thể hiểu bản đồ hành chính là dạng bản đồ thể hiện một địa phương nhất định, thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính của địa phương đó. Hay có thể thấy thì bản đồ hành chính được chia thành các loại bản đồ theo cấp, cụ thể sẽ bao gồm bản đồ hành chính toàn quốc; bản đồ hành chính cấp tỉnh; bản đồ hành chính cấp huyện.

Trong bản đồ hành chính ngoài thể hiện các thông tin như  lưới kinh tuyến vĩ tuyến; các điểm tọa độ, độ cao quốc gia còn thể hiện các nội dung khác như biên giới quốc gia, địa giới hành chính; các yếu tố đại lý như địa hình, thủy văn, giao thông, dân cư,… của địa phương.

Xem thêm: Giới hạn độ tuổi lái xe ô tô? Bao nhiêu tuổi thì không được lái xe ô tô nữa?

Tại thông tư số 47/2014/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường quy định về các loại bản đồ như sau:

– Bản đồ hành chính toàn quốc là loại bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền biển, đảo và quần đảo. Như vậy, đây là loại bản đồ thể hiện sự phân chia quản lý hành chính của cả nước.

– Bản đồ hành chính cấp tỉnh, hay còn gọi là bản đồ hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương  là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp huyện, xã thuộc lãnh thổ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là loại bản đồ ứng riêng với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay, mỗi tỉnh, thành phố có một bản đồi riêng cho tỉnh mình.

– Bản đồ hành chính cấp huyện hay bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp xã thuộc lãnh thổ một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cũng tương tự như bản đồ hành chính cấp tỉnh, mỗi huyện sẽ có một bản đồ tương ứng với huyện mình. Trong bản đồ này thể hiện các xã hành chính thuộc quản lý của huyện đó.

2. Lập bản đồ hành chính:

Hoạt động lập bản đồ hành chính được quy định chi tiết trong Thông tư số 47/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2014 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp.

Trong bản đồ hành chính được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính trong bộ hồ sơ địa giới hành chính của địa phương; trên cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình quốc gia,…. và còn dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, danh mục các địa danh,…Hoạt động lập bản đồ hành chính được quy định tại Chương II của Thông tư số 47/2014/TT- BTNMT.

Đối với hoạt động biên tập khoa học bản đồ hành chính các cấp, thì biên tập khoa học bao gồm: xác định tỷ lệ, bố cục của bản đồ và xây dựng đề cương biên tập khoa học. Tỷ lệ bản đồ được lựa chọn phù hợp đối với từng loại bản đồ toàn quốc hay bản đồ cấp tỉnh, huyện, … Tương tự vậy thì bố cục bản đồ cũng được xác định đối với từng loại bản đồ. Về đề cương khoa học thì bao gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu; đặc điểm địa lý lãnh thổ; tài liệu và định hướng sử dụng tài liệu; bố cục, nội dung của bản đồ; và các giải pháp công nghệ áp dụng để thành lập bản đồ.

Với hoạt động biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp thì gồm các hoạt động:

Xem thêm: Địa chính là gì? Thành phần và giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính?

– Thu thập tài liệu theo quy định tại đề cương biên tập khoa học, sau khi thu thập tài liệu thì tiến hành đánh giá tài liệu;

– Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết:  gồm phương án xử lý, sử dụng các tài liệu hiện có; xác định tài liệu còn thiếu và cụ thể hóa các chỉ tiêu biểu thị nội dung trên bản đồ;

– Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung

Đối với xây dựng bản tác giả dạng số bản đồ hành chính các cấp thì đầu tiến là chuẩn bị tài liệu, gồm việc nghiên cứu biên tập kỹ thuật; chuẩn bị tài liệu, phần mềm sử dụng, sao chép các tệp, tạo lập thư mục lưu trữ. Tiếp đến là xây dựng cơ sở toán học theo quy định. Sau đó tiến hành biên tập các yếu tố nội dung, sau khi thực hiện xong bước này thì điều tra hiện chỉnh thực địa, xác minh, chỉnh sửa các yếu tố nội dung đã có trên bản đồ theo đúng thực tế. Tiếp đến bước cập nhật kết quả điều ra, chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số.

Cuối cùng là biên tập hoàn thiện bản tác giả bản đồ hành chính các cấp. Việc biên tập hoàn thiện tác giả thực hiện ngắt nét đường bình độ khi đi qua ghi chú độ cao bình độ; ngắt nét đường giao thông khi đi qua các ký hiệu điểm độ cao; làm nền che cho các ký hiệu; điều chỉnh các phông chữ ghi chú bản đồ phù hợp;  in phun, kiểm tra, sửa chữa;  in bản tác giả, xác nhận của đơn vị nghiệm thu cấp chủ đầu tư.

Nghiệm thu sản phẩm thì tiến hành kiểm tra nghiệm thu bản tác giả dạng số; và kiểm tra nghiệm thu bản tác giả trên giấy. Sau khi tiến hành nghiệm thu và đạt chuẩn thì tiến hành giao nộp bản tác giả dạng số kèm theo các tệp chuẩn; bản tác giả in trên giấy có xác nhận của chủ đầu tư, đơn vị kiểm tra cấp chủ đầu tư và đơn vị thực hiện; và hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm cấp đơn vị thi công và cấp chủ đầu tư.

3. Hồ sơ địa giới hành chính:

 Hồ sơ địa giới hành chính được hiểu là tổng hợp các loại tài liệu dưới dạng giấy, hoặc dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của một đơn vị hành chính. Trong hồ sơ địa giới hành chính có bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó. Như vậy, hồ sơ này thể hiện toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và thay đổi của một đơn vị hành chính. Ví dụ như thể hiện đơn vị hành chính được thành lập thì như thế nào, sau thời gian thì có sự chia tách, sáp nhập,…. thì sẽ được lưu trữ trong hồ sơ địa giới hành chính. Và tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư số 48/2014/TT- BTNMT quy định chi tiết về hồ sơ địa giới hành chính và phân loại hồ sơ địa giới hành chính bao gồm:

“6. Hồ sơ ĐGHC bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm: hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh, hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện, hồ sơ địa giới hành chính cấp xã.”

Xem thêm: Mốc địa giới là gì? Quy định về địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới hành chính

Như vậy, hồ sơ địa giới hành chính cũng được phân chia theo cấp hành chính như bản đồ hành chính bao gồm: hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh, hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện, và hồ sơ địa giới hành chính cấp xã. Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào thì cũng phải có những tài liệu sau:

– Các văn bản pháp lý về thành lập huyện và điều chỉnh đồ địa giới hành chính; 

Bản đồ địa giới hành chính

Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc ĐGHC 

–  Bảng tọa độ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC

–  Mô tả tình hình chung về ĐGHC

Các bản xác nhận mô tả đường ĐGHC 

Đối với hồ sơ đồ địa giới hành chính cấp xã thì ngoài các văn bản trên còn phải có các phiếu thống kê địa danh [dân cư, thủy văn, sơn văn] và biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính các cấp.

Xem thêm: Quy định về việc lắp đèn chiếu sáng và vỉa hè của đường qua khu dân cư

Khi thành lập hồ sơ địa giới hành chính, thì các chủ thể có thẩm quyền là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tương ứng với từng cấp tiến hành xác nhận tính pháp lý đối với giấy tờ trong hồ sơ theo quy định. Khi đơn vị hành chính có sự điều chỉnh về địa giới hành chính thì cần tiến hành chỉnh lý, bổ sung hồ sơ địa giới hành chính. Tương tự như bản đồ hành chính, thì việc lập hồ sơ địa giới hành chính cũng phải trải qua giai đoạn kiểm tra, nghiệm thu do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

Bộ Nội vụ có trách nhiệm xác nhận hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác nhận hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới. Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chủ Đề