Bảng các tài khoản kế toán mới nhất

Bảng hệ thống tài khoản kế toán là gì?

Bảng hệ thống tài khoản kế toán được hiểu là một tập hợp các tài khoản kế toán được dùng trong công việc ghi chép, phản ánh tình trạng và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán. Hiện nay, tại Việt Nam sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ký hiệu bằng chữ số và được áp dụng cho tất cả doanh nghiệp.

Cấu trúc tài khoản kế toán như sau:

- Số đầu tiên trong ký hiệu tài khoản: Mang ý nghĩa là loại tài khoản.

- Hai số đầu tiên: là nhóm tài khoản. Ví dụ: tài khoản TK 15x chỉ tài khoản thuộc nhóm TK “Hàng tồn kho”.

- Số thứ ba: là tài khoản cấp 1 thuộc nhóm được phản ánh. Ví dụ: TK 152 mang ý nghĩa là “Nguyên liệu, vật liệu”.

- Số thứ tư [nếu có]: là tài khoản cấp 2 thuộc tài khoản được phản ánh ở 3 số đầu. Ví dụ: TK 1521 “Vật liệu chính”.

2. Các loại tài khoản kế toán hiện nay?

Danh mục 10 loại tài khoản kế toán, bao gồm:

Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn

Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn

Tài khoản loại 3: Nợ phải trả

Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu

Tài khoản loại 5: Doanh thu

Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh

Tài khoản loại 7: Thu nhập khác

Tài khoản loại 8: Chi phí khác

Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng

3. Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Danh mục hệ thống tài khoản kế toán ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: //cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2023/danh-muc-ke-toan.docx

Danh mục hệ thống tài khoản kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC: //cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2023/he-thong-tai-khoan-doanh-nghiep-vua-va-nho.docx

Đăng ký sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán thì cần sự chấp thuận của ai?

Theo Điều 9 Thông tư 200 quy định về đăng ký Đăng ký sửa đổi đối với hệ thống tài khoản kế toán như sau:

- Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 200 để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

- Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

- Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 - Thông tư 200 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

Như vậy, khi đăng ký sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

Chế độ kế toán theo Thông tư 200 thường được áp dụng cho doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC nhưng cần thông báo với cơ quan thuế trực thuộc và thực hành nhất quán trong năm tài chính hoặc sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Trân trọng!

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn

Dưới đây là toàn bộ bảng hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam theo Thông tư 200 và Thông tư 300 mới nhất trong năm 2020 áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực và thành phần kinh tế. Các bạn có thể tải miễn phí hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán tiếng anh cho doanh nghiệp mới nhất ngay tại bài viết này.

Hệ thống tài khoản kế toán là phương pháp mà kế toán dùng để thực hiện phân loại và hệ thống hóa những nghiệp vụ tài chính – kinh tế được phát sinh theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế. Cùng với đó, tài khoản kế toán còn giúp việc kiểm soát tình hình thu/chi, nhập/xuất tiền và tài sản trong viêc thi hành án, kết quả hoạt động thi hành án của một đơn vị kế toán thi hành án một cách có hệ thống, liên tục và thường xuyên.

Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200 được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể áp dụng tuy nhiên các doanh nghiệp này phải thực hiện thống nhất trong năm tài chính và báo với cơ quan thuế theo quy định.

Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133

Đây là hệ thống tài khoản kế toán được thay thế Quyết định 48, do đó doanh nghiệp cần chú ý một số điểm như sau:

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn có thể áp dụng được hệ thống này nhưng phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính và thông báo đến cơ quan thuế.

– Đối với những tài khoản không có quy định tại danh mục hệ thống tài khoản kế toán quy định thì doanh nghiệp được mở thêm tài khoản cấp 2 và cấp 3 [không cần thực hiện đề nghị Bộ Tài Chính đồng ý]

– So với Quyết định 48 thêm 5 số tài khoản như sau: TK 128 [Đầu từ nắm giữ đến ngày đáo hạn], TK 136 [Phải thu nội bộ]; TK 151 [Hàng mua đang đi đường]; TK 228 [Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác]; TK 336 [Phải trả nội bộ].

– Bên cạnh đó, còn một số tài khoản bị xóa bỏ như sau: TK142; TK 159; TK 171; TK 221; TK 244; TK 311; TK 315; TK 351; TK 521 và các TK ngoài bảng khác như: 001, 002, 003, 007.

Chủ Đề