Bao nhiêu kỳ đại hội thi đua yêu nước

Mỗi kỳ đại hội thi đua yêu nước là một dấu mốc quan trọng, vừa thể hiện cho tình đoàn kết toàn dân, đường lối xây dựng và phát triển đất nước, thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước. Cùng Báo Bạc Liêu nhìn lại qua 4 kỳ Đại hội thi đua yêu nước gần đây để thấy quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân tộc trong thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đại hội lần thứ VI [năm 2000] là đại hội tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, của phong trào thi đua yêu nước trong 15 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, động viên, cổ vũ tinh thần thi đua, ý chí vươn lên nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng. Đại hội có trên 900 đại biểu là anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc và nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Trong đó, có 407 tập thể và cá nhân anh hùng, 298 chiến sĩ thi đua toàn quốc, 195 điển hình tiên tiến. Đại hội lần thứ VII [năm 2005] tiếp tục có ý nghĩa quan trọng, đánh giá lại phong trào thi đua và công tác khen thưởng giai đoạn 2001 - 2005, kiểm điểm việc triển khai thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo tinh thần Chỉ thị số 35 và Chỉ thị số 39 của Bộ Chính trị, chỉ đạo việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động đợt thi đua đặc biệt trong năm 2005 nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm [2001 - 2005].

Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VII còn có sự xuất hiện của 10 tài năng trẻ, 5 thiếu niên tuy tuổi nhỏ đã lập được thành tích xuất sắc, 5 người Việt Nam ở nước ngoài và 5 người nước ngoài đã có công góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam. Cao tuổi nhất là Giáo sư Trần Văn Giàu [93 tuổi], Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII [năm 2010] diễn ra trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm [2006 - 2010], lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Cùng với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra năm 2010, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần này tiếp nối truyền thống của 7 lần đại hội trước đó, tiếp tục nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, đồng thời khẳng định những quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong công cuộc đổi mới đất nước. Nội dung thi đua được gắn kết với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng chống tham nhũng”, thi đua thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Đến Đại hội lần thứ IX [năm 2015] thật sự là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trên cơ sở tiếp nối, phát huy những truyền thống tốt đẹp và những thành tích, kết quả đã đạt được trong suốt 67 năm qua. Với trọng tâm là đánh giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế của các phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng trong giai đoạn 2011 - 2015 và đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020. Đại hội là dịp để biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân, các anh hùng, chiến sĩ thi đua và các gương điển hình tiên tiến, nhân tố tiêu biểu trong toàn quốc. Đồng thời, Đại hội còn có ý nghĩa quan trọng động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo động lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự Đại hội có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các điển hình tiên tiến đại diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ...; các thành phần tôn giáo, dân tộc, nhân sĩ, trí thức, thầy thuốc, nhà giáo, nghệ nhân, văn nghệ sĩ, các nhà khoa học...

Tổng số đại biểu về dự Đại hội Thi đua toàn quốc lần này là 2.300 đại biểu, gồm: 280 đại biểu khách mời, 2.020 đại biểu chính thức.

Trong số 2.020 đại biểu chính thức có 133 đại biểu là Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu là cá nhân và đại diện tập thể Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động qua các thời kỳ là 118 đại biểu, chiếm 5,8%. Đại biểu là Chiến sĩ thi đua toàn quốc được lựa chọn dự Đại hội từ năm 2016 đến nay là 88 đại biểu, chiếm 4,4%. 73 đại biểu đại diện cá nhân tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, chiếm 3,6%. 191 đại biểu là người dân tộc thiểu số, chiếm 9,5%. 165 đại biểu tiêu biểu đại diện các ngành nghề, các lĩnh vực…

Đại biểu cao tuổi nhất là Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt [Thành phố Hồ Chí Minh], năm nay 95 tuổi. Đại biểu nhỏ tuổi nhất là em Phan Nguyễn Thái Bảo, 10 tuổi, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Bình Phong, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

Đại hội sẽ đánh giá kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2015-2020; đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025; tôn vinh các tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua, các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua; tiếp tục khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc; tạo động lực mới nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Đồng thời, phát động phong trào thi đua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và tiếp tục đẩy mạnh 4 phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ phát động: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới theo Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị và Luật Thi đua - Khen thưởng.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thiết thực chào mừng Đại hội, nhằm tạo không khí thi đua phấn khởi trong đông đảo nhân dân, các tầng lớp xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Thi đua, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và các đơn vị hữu quan tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật với chủ đề “Thi đua là yêu nước”.

Chương trình sẽ diễn ra vào tối ngày 9/12 tại Cung Thể thao Điền kinh Hà Nội [Đường Trần Hữu Dực, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội] và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Nội dung chương trình nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân ta trong 15 năm qua gắn liền với các phong trào thi đua yêu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động năm 1948, đặc biệt là kết quả các phong trào thi đua yêu nước trong những năm gần đây, nêu bật những thành tựu phát triển của đất nước trên các lĩnh vực để làm rõ nhận định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyên Phú Trọng: “ Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.

Đồng thời, chương trình cũng hướng tới tôn vinh, biểu dương những cá nhân, tập thể điển hình trong phong trào thi đua yêu nước những năm gần đây./.

Chủ Đề