Bao nhiêu tiền 1 tờ báo nông thôn ngày nay

Phát động phong trào tại buổi lễ, Nhà báo Vũ Kiều Minh - Thư ký Chi hội nhà báo Báo NTNN/Dân Việt cho biết, buổi lễ được tổ chức nhằm triển khai Kế hoạch số 154-KH/BTGTW ngày 10/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc phát động và triển khai phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hoá trong các cơ quan báo chí", kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam [21/6/1925 – 21/6/2025].

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về văn hóa, phát huy giá trị văn hóa trên Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, tạo ra các sản phẩm báo chí giàu chất văn hóa, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của văn hóa, đạo đức và lòng nhân ái, góp phần xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Các đại biểu tham dự buổi Lễ. Ảnh: Viết Niệm

Ngoài ra, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan báo chí, người làm báo về vị trí, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, cũng như sự phát triển của cơ quan báo chí; nêu cao tinh thần xây dựng cơ quan văn hóa, môi trường văn hóa của Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt và cán bộ, biên tập viên, phóng viên Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt.

Tại buổi lễ, nhiều hội viên Chi hội Nhà báo Báo NTNN/Dân Việt đã có những đóng góp ý kiến tham luận, chia sẻ về những câu chuyện xung quanh vấn đề về kinh nghiệm, ứng xử, đạo đức nghề nghiệp... Trong đó, với chủ đề tham luận "Kinh nghiệm tác nghiệp báo chí điều tra, không đưa thông tin một chiều", nhà báo Đỗ Doãn Hoàng – Ban Bạn đọc Báo NTNN/Dân Việt đã chia sẻ về việc "giữ mình" trong thực hiện Phóng sự điều tra".

Nhà báo Vũ Kiều Minh - Thư ký Chi hội nhà báo Báo NTNN/Dân Việt phát động "Phong trào Thi đua xây dựng môi trường cơ quan báo chí văn hóa của Báo NTNN/Dân Việt". Ảnh: Viết Niệm.

Trao đổi về những câu chuyện thực tế rất sinh động khi làm điều tra, nhà báo Doãn Hoàng khẳng định: "Tôi nghĩ, câu chuyện toà soạn văn hoá, chính là câu chuyện giữ mình trong sạch và tôn trọng tất cả các bên khi giao tiếp, làm việc, ứng xử, dù mình ở thế cạy vạy để moi tin hay ở thế nắm thông tin độc quyền có quyền "phủ quyết" khiến họ phải "luỵ" mình. Như các cụ nói, người quân tử - nam nhi [thời này cần hiểu cả nam và nữ] "phú quý bất năng dâm / bần tiện bất năng di / uy vũ bất năng khuất".

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo NTNN/Dân Việt trình bày tham luận tại buổi lễ. Ảnh: Viết Niệm.

Cũng có những ý kiến rất gần gũi về chủ đề: "Nguyên tắc không phát ngôn trên mạng xã hội [MXH] trái với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của cơ quan", Nhà báo Lương Ngọc Kết – Phó Trưởng Ban Thời sự - Chính trị, Báo NTNN/Dân Việt chia sẻ: "Để tham gia MXH một cách văn hóa, chúng tôi luôn xác định quán triệt Bộ Quy tắc về ứng xử trên MXH do Bộ TTTT ban hành và Quy tắc sử dụng MXH do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành. Trong đó chỉ rõ những việc cần làm, không nên làm. Bên cạnh đó theo dõi từ thực tiễn, tổng hợp những sự việc, vấn đề xảy ra làm bài học để nhắc nhở đội ngũ BTV, PV khi tham gia trên MXH…", nhà báo Lương Ngọc Kết nhấn mạnh.

Có ý kiến đóng góp tại buổi lễ, Nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, buổi lễ phát động của Báo NTNN/Dân Việt thể hiện tinh thần sáng tạo và thực chất. Các tham luận đều nói đến những điều thiết thực và rất sâu sắc.

Nhà báo Lương Ngọc Kết – Phó Trưởng Ban Thời sự - Chính trị, Báo NTNN/Dân Việt trình bày tham luận tại buổi lễ. Ảnh: Viết Niệm.

Nhấn mạnh đến nội dung văn hóa riêng của Báo NTNN/Dân Việt, Nhà báo Hồ Quang Lợi cho rằng, Báo NTNN/Dân Việt đã có "5 CÓ và 5 KHÔNg" quy định riêng dành cho những người làm việc trong tòa soạn là rất thiết thực, gần gũi. "Đây là những việc rất cụ thể, hết sức thực tiễn, góp phần làm đẹp cho báo chí cách mạng Việt Nam", nhà báo Hồ Quang Lợi nhìn nhận.

Nhà báo Hà Vân - Trưởng Ban Công tác Hội, Báo chí Truyền thông - Báo Nhà báo & Công luận chia sẻ cảm nhận dưới góc nhìn từ phía đồng nghiệp. Ảnh: Viết Niệm

Nhìn nhận từ góc độ đồng nghiệp, nhà báo Hà Vân - Trưởng Ban Công tác Hội, Báo chí Truyền thông - Báo Nhà báo & Công luận chia sẻ cảm nhận về tờ báo NTNN/ Dân Việt với những đổi mới, phát triển không ngừng nhưng luôn giữ gìn, phát huy được văn hóa của tòa soạn. Đặc biệt, trong hành trình phát triển tờ báo luôn được bản sắc với mục tiêu nhân văn là "phụng sự nông dân Việt Nam", tạo nên dấu ấn của một tập thể đoàn kết, từ Ban biên tập đến mỗi người cán bộ, phóng viên, nhân viên tòa soạn...

Nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu ý kiến tại buổi lễ. Ảnh: Viết Niệm.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, nhà báo Nguyễn Đức Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá cao những nội dung của Báo NTNN/Dân Việt thực hiện tại buổi lễ.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, việc phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường cơ quan báo chí văn hóa của Báo NTNN/Dân Việt nhằm triển khai chủ trương lớn của Trung ương, Đảng và Nhà nước.

Đại diện Ban Biên tập và Chi hội Nhà báo Báo NTNN/Dân Việt đã ký kết giao ước thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí và văn hóa người làm báo Việt Nam của người làm báo NTNN/Dân Việt. Ảnh: Viết Niệm.

"Phát động là một việc rất ý nghĩa, tuy nhiên để duy trì được phong trào thi đua này lâu dài mới là điều quan trọng. Chúng ta 'phát' nhưng phải 'động', chứ không 'phát' xong rồi để nằm im", nhà báo Nguyễn Đức Lợi nói và nhấn mạnh, "đã phát động phong trào thi đua thì phải có sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá những kết quả đã thực hiện…".

Nhà báo Nguyễn Đức Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Viết Niệm

Tại buổi lễ, đại diện Ban Biên tập và Chi hội Nhà báo Báo NTNN/Dân Việt đã ký kết giao ước thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí và văn hóa người làm báo Việt Nam của người làm báo NTNN/Dân Việt.

Thay mặt Đảng ủy, Ban Biên tập, Ban Thư ký Chi hội Nhà báo Báo NTNN/Dân Việt kết luận buổi lễ, Nhà báo Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt nhấn mạnh, Báo NTNN/Dân Việt đánh giá cao tầm quan trọng của phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí và văn hóa của người làm báo Việt Nam". Tổng Biên tập Lưu Quang Định khẳng định: Báo NTNN/Dân Việt rất mong muốn, đây không phải là khẩu hiệu, phong trào suông mà đây sẽ là phong trào, hoạt động sôi nổi và thiết thực, gắn bó mật thiết với cuộc sống, quá trình tác nghiệp của những người làm báo ở Báo NTNN/Dân Việt.

Nhà báo Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Viết Niệm.

Bày tỏ sự cảm ơn tới Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam đã "dấy lên ngọn cờ, phong trào này", đánh rất trúng tâm lý, sự cần thiết của giới báo chí trong việc chỉnh đốn, duy trì phong cách, đạo đức, văn hóa của người làm báo, Tổng biên tập Lưu Quang Định nhấn mạnh: "Những quy tắc văn hóa, đạo đức báo chí của người làm báo NTNN/Dân Việt [hay gọi tắt là nguyên tắc 5 CÓ - 5 KHÔNG] là những quy định mà chúng tôi đã phải bàn thảo, trao đổi rất nhiều thời gian để đi đến thống nhất. Dù vẫn còn có những tiêu chí đặt ra chưa thể thực hiện ngay nhưng đó là mục tiêu để phấn đấu và hướng tới. Toàn thể người làm báo tại báo NTNN/Dân Việt cam kết thực hiện nghiêm chỉnh trên cơ sở cụ thể hóa 12 tiêu chí thi đua mà Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TTTT và Hội nhà báo Việt Nam đã ban hành mà chúng ta đã vừa chứng kiến Lễ ký cam kết triển khai phong trào thi đua "Xây dựng môi trường cơ quan báo chí văn hóa của báo NTNN/Dân Việt" giữa đại diện của Đảng ủy/BBT với Chi hội nhà báo”.

Quy tắc văn hóa, đạo đức báo chí của người làm báo NTNN/Dân Việt

5 CÓ

1. Có lối sống văn minh, lành mạnh, ứng xử có văn hoá với bạn đọc, đồng nghiệp.

2. Có tính chủ động, sáng tạo, nhiệt huyết trong công việc.

3. Có trách nhiệm, theo đuổi đến cùng những công việc được giao.

4. Có ý thức giữ bí mật thông tin, kế hoạch của cơ quan.

5. Có tinh thần tự hào và bảo vệ thương hiệu, uy tín của tờ báo.

5 KHÔNG

1. Không nhận bất cứ quà tặng vật chất nào trong quá trình tác nghiệp.

2. Không lợi dụng tư cách nhà báo để giải quyết, xử lý chuyện cá nhân.

3. Không được phép đưa thông tin một chiều dù với bất cứ mục đích gì.

4. Không phát ngôn trên mạng xã hội trái với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; quy định của cơ quan.

Chủ Đề