Bảo tồn di sản là gì

HIẾN CHƯƠNG BẢO TỒN DI SẢN SỐ 

Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc, 

Xét thấy việc biến mất của di sản dưới bất cứ hình thức nào đều làm suy giảm vốn di sản của mọi quốc gia 

Nhắc lại rằng Hiến chương UNESCO đã quy định Tổ chức này có nhiệm vụ duy trì, tăng cường và truyền bá chi thức thông qua việc bảo tồn các di sản thế giới như sách báo, tác phẩm nghệ thuật, các tượng đài lịch sử và khoa học; rằng Chương trình ‘’ Thông tin cho tất cả mọi người “ tạo cơ sở cho các cuộc tranh cãi và hành động về các chính sách thông tin cũng như các tri thức được lưu giữ ; và rằng Chương trình  ‘Ký ức của thế giới ‘’ đảm bảo việc bảo tồn và tiếp cận toàn cầu đối với các di sản tư liệu của thế giới 

    

Nhận thấy rằng những nguồn thông tin và cách biểu đạt sáng tạo như vậy càng ngày càng được thiết lập, phân phối, tiếp cận và duy trì dưới hình thức số, tạo nên một loại di sản mới - di sản số,

    

Nhận thức rằng việc tiếp cận hình thức di sản này sẽ tạo ra các cơ hội lớn hơn cho việc sáng tạo, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các dân tộc, 

    

Nhận thức rằng di sản số đang có nguy cơ biến mất và việc bảo tồn chúng vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau là một vấn đề cấp thiết mà toàn thế giới quan tâm,

Tuyên bố những nguyên tắc và thông qua Hiến chương dưới đây.

1. DI SẢN SỐ LÀ NHỮNG TÀI SẢN CHUNG 

Điều 1. Phạm vi 

1.Di sản số là những nguồn kiến thức hoặc cách diễn đạt độc đáo của con người. Nó bao gồm các nguồn kiến thức văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, pháp luật, y tế và các hình thức thông tin khác được tạo nên nhờ công nghệ số, hoặc chuyển sang hình thức số, từ những nguồn tương tự. Nơi những nguồn này ‘’ bản chất là số’’ không có hình thức nào khác vật lập thể số  2.Các chất  liệu số gồm các văn bản, các cơ sở dữ liệu các hình ảnh động và tĩnh , băng đĩa , đồ thị, phần mềm và các trang web bên cạnh hệ thống các hình thức rộng lớn ngày càng phát triển.  Chúng thường không tồn tại được lâu và cần được sáng tạo, duy trì và quản lý một cách có mục đích . 3.Rất nhiều nguồn trong số này có giá trị và tầm quan trọng lâu dài, do đó hình thành nên một di sản cần phải được bảo vệ và gìn giữ cho những thế hệ hôm nay và mai sau. Di sản luôn luôn phát triển có thể tồn tại bằng bất cứ ngôn ngữ nào, ở bất cứ đâu trên thế giới và ở bất cứ lĩnh vực biểu biết nào của con người.

Điều 2. Tiếp cận di sản số

1.Mục đích của việc bảo tồn di sản số là đảm bảo cho công chúng vẫn tiếp cận được nó. Do đó, việc tiếp cận các di sản kỹ thuật số, đặc biệt là những di sản thuộc lĩnh vực công cộng không nên có những hạn chế vô lý. Đồng thời những thông tin cá nhân nhậy cảm cũng nên được bảo vệ khỏi bất cứ hình thức nào.  2.Các quốc gia thành viên có thể hợp tác với các tổ chức và thể chế quốc tế trong việc phát triển một môi trường pháp lý và thực tiễn nhằm tối đa hoá khả năng tiếp cận di sản kỹ thuật số. Sự cân bằng giữa lợi ích pháp lý của nhà sản xuất với những quyền và lợi ích khác của công chúng trong việc tiếp cận đi sản số nên được khẳng định và thúc đẩy, phù hợp với những thông lệ và hiệp định quốc tế.

2. BẢO VỆ CÁC DI SẢN SỐ KHỎI BIẾN MẤT

Điều 3. Mối đe dọa biến mất

1.Di sản số của thế giới đang đứng trước nguy cơ biến mất đối với thế hệ mai sau. Nguyên nhân bao gồm sự lỗi thời nhanh chóng của các phần cứng và phần mềm soạn thảo ra chúng, sự thiếu chắc chắn về các nguồnm, trách nhiệm và phương pháp duy trì và bảo tồn cũng như việc thiếu hệ thống pháp lý. 2.Sự thay đổi về kỹ thuật đã kéo theo sự thanh đổi về quan niệm . Cuộc cách mạng số diễn ra qua nhanh chóng và tốn kém đối với các chính phủ và thể chế trong việc phát triển các chiến lược bảo tồn đúng lúc. Sự đe doạ đối với tiềm năng kinh tế xã hội chi thức và văn hoá của di sản – nền tảng của tương lai – vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Điều 4. Sự cần thiết phải hành động 

Trừ khi những mối quan hệ đe doạ hiện thời được giải quyết, sự mất mát các di sản số diễn ra nhanh chóng và không thể tránh khỏi. Các quốc gia tthành viên sẽ có lợi thông qua việc khuyến khích các biện pháp pháp luật, kinh tế và kỹ thuật để bảo vệ an toàn cho các di sản. Cần phải nâng cao nhận thức và sự ủng hộ, cảnh báo các nhà hoạch định chính sách và làm cho công chúng nhậy cảm với tiềm năng của truyền thông số cũng như tính thực tiễn của việc bảo tồn.

Điều 5. Tính liên tục của di sản số 

Tính liên tục của di sản số là vấn đề cốt yếu. Để bảo tồn di sản số, các biện pháp cần phải được áp di sảnụng thông qua vòng quay thông tin số, từ việc sản xuất đến tiếp cận. Qua trình bảo tồn dài hạn di sản số bắt đầu bằng việc thiết lập kế các hệ thống và thủ tục tin cậy để tạo ra những vật thể sống tương đồng và ổn định.

3. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THIẾT 

Điều 6. Phát triển các chiến lược và chính sách 

Các chiến lược và chính sách bảo tồn di sản số cần phải được phát triển trong sự xem xét đến mức độ cấp thiết, các điều kiện địa phương , các biện pháp hiện có và những dự án tương lai. Sự hợp tác giữa chủ sở hữu bản quyền và những quyền lợi liên quan với các cổ đông khác trong việc xây dựng những chuẩn mực và sự tương thích chung, và việc chia sử nguồn tài nguyên sẽ làm cho vấn đề này trở nên dễ dàng hơn.

Điều 7. Liên hợp quốcựa chọn cái gì nên giữ

Đối với tất cả các tài nguyên tư liệu thì những nguyên tắc lựa chọn có thể rất khác nhau tuỳ từng quốc gia, cho dù các tiêu chuẩn chính để quyết định giữ những nguyên liệu số nào bao gồm tầm quan trọng và các giá trị văn hoá, khoa học chứng cớ cũng như các giá trị lâu dài khác . Những nguyên liệu ‘’ bản chất số” rõ ràng sẽ được yêu tiên. Các quyết định lựa chọn và việc xem xét lại sau đó cần phải được thực hiện theo một cách có trách nhiệm phải di sản trên những nguyên tắc, chính sách , thủ tục và chuẩn mực định trước.

Điều 8. Bảo tồn di sản số  

           1.Các quốc gia thanh viên cần có khung pháp lý và thể chế bảo đảm cho việc bảo tồn di sản số 2.Là một nhân tố quan trọng trong chính sách bảo tồn quốc gia, các nguyên tắc pháp luật cũng nhe các tài khoản pháp lý hay tự nguyện ở các thư viện, các kho lưu trữ, các viện bảo tàng và các kho chứa công cộng được coi là di sản số. 3.Việc tiếp cận các nguyên liệu di sản số được lưu giữ hợp pháp trong những giới hạn hợp lý nên được khẳng định mà không gây ra những định kiến Các khuôn khổ pháp lý và kỹ thuật cho tính xác thực có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn chặn việc điều khiển hoặc thay đổi có chủ ý các di sản số. Cả hai đều đòi nỏi nội dung, tính xác thực của các tập tin và các tư liệu phải được giữ nguyên ở mức độ cần thiết để đảm bảo ban ghi tương tự .đối với việc khai thác thông thường. 

Điều 9. Bảo tồn di sản văn hóa

1. Di sản văn hoá vốn không bị giới hạn về mặt thời gian, địa lý, văn hoá hay phạm vi. Nó mang đặc điểm văn hoá song lại rất di sảnễ tiếp cận đối với tất cả mọi người trên thế giới. Các dân tộc đa số, một cá nhân có thể nói chuyện với khán giả toàn cầu. 2. Di sản số của các khu vực, các quốc gia và cộng đồng nên được bảo tồn và mở cửa, từ đó có thể đảm bảo sự thể hiện của các dân tộc, các quốc gia, các nền văn hoá và các ngôn ngữ.

4. TRÁCH NHIỆM

Điều 10. Vai trò và trách nhiệm

1.Các quốc gia thành viên nên đặt một hoặc một số cơ quan đảm nhận trách nhiệm bảo tồn di sản số và làm cho việc tiếp cận các nguồn nguyên liệu trở nên dễ dàng hơn. Việc chia sẻ nhiệm vụ và trách nhiệm có thể dựa trên các vai trò hiện hành và ý kiến của giới chuyên môn. 2.Các biện pháp nên được áp dụng nhằm; a)Thúc đẩy các nhà phát triển phần cứng và phần mềm , các nhà phát minh, các nhà xuất bản, các nhà xản xuất, và phân phối các nguồn nguyên liệu số cũng như các đối tượng khác trong khu vực kinh tế tư nhân hợp tác với các thư viện, kho lưu trữ, bảo tàng quốc gia và các tổ chức di sản công cộng khác trong việc bảo tồn di sản số; b)Phát triển việc đào tạo và nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức giữa các thể chế và hiệp hội chuyên nghiệp có liên quan; c)Khuyến khích các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu khác, cả công lẫn tư nhân, đảm bảo việc bảo tồn các dữ liệu nghiên cứu 

Điều 11. Sự cộng tác và hợp tác

1.Việc bảo tồn di sản số đòi hỏi những cố gắng bền bỉ của các ngành chính phủ, các nhà sáng chế, xuất bản, các ngành công nghiệp liên quan và các tổ chức di sản. 2.Cần thiết phải tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các quốc gia đảm bảo việc sáng tạo, truyền bá, bảo tồn, và tiếp cận liên tục các di sản số. 3.Các ngành công nghiệp, các nhà xuất bản và các phương tiện thông tin đại chúng được khuyến khích thúc đẩy và chia sẻ kiến thức cũng như các ý kiên chuyên gia về mặt kỹ thuật. 4.Việc kích thích các chương trình giáo dục và đào tạo, các hiệp định chia sẻ nguồn nguyên liệu cũng như việc truyền bá các kết quả nghiên cứu và các thử nghiệm tốt nhất sẽ dân chủ hoá việc tiếp cận các kỹ thuật bảo tồn di sản số.

Điều 12. Vai trò của UNESCO 

UNESCO, dựa trên nhiệm vụ và chức năng của mình, có trách nhiệm

Có người đã ví von rằng, việc gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa, cũng chính là nhằm lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, hay thổi luồng sinh khí ấm áp từ chiều sâu truyền thống văn hóa vào đời sống đương đại.

Bảo tồn di sản là gì

Di chỉ khảo cổ Đàn tế Nam Giao ở thời điểm được khai quật. Ảnh:P.V

“Cung đường” trắc trở

Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ là tài sản độc nhất, không thể thay thế và mang giá trị toàn cầu. Chính vì lẽ đó, đặt vấn đề bảo vệ, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản này, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Đồng thời, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa với UNESCO, trong việc bảo vệ tài sản chung của nhân loại. Kể từ khi bước chân vào “ngôi đền” di sản thế giới đến nay, Thành Nhà Hồ đã nhận được nhiều sự quan tâm từ Chính phủ, địa phương, đến các tổ chức quốc tế, giới chuyên gia, các nhà khoa học. Trong đó phải kể đến những bước tiến dài trong công tác khai quật khảo cổ; chống xuống cấp tường thành, đàn tế; nghiên cứu và lý giải nhiều bí ẩn về kiến trúc nghệ thuật, phương pháp xây dựng, công trường đá cổ... Đặc biệt, ngày 12-8-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để di sản được bảo vệ nghiêm ngặt, hiệu quả và bền vững.

Một trong những kết quả nổi bật trong bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ những năm trở lại đây, là việc khai quật khảo cổ di chỉ Đàn tế Nam Giao. Với diện tích khai quật lên đến 4,3 ha, đã làm phát lộ nền móng kiến trúc tổng thể và các giá trị nổi bật của công trình. Cụ thể, Đàn tế Nam Giao có quy mô lớn, với 5 cấp nền và hệ thống viên đàn, các vòng tường đàn, thần đạo, cống thoát nước, cối cửa, thần trù, thần khố và Giếng Vua. Đồng thời, một khối lượng hiện vật kiến trúc đồ sộ cũng đã được phát hiện, phục vụ công tác nghiên cứu. Qua đó, các nhà khoa học và các chuyên gia quốc tế đã thống nhất khẳng định, Đàn tế Nam Giao là đàn tế cổ nhất và được bảo tồn tương đối nguyên vẹn, so với các đàn tế được xây dựng dưới các triều đại quân chủ phong kiến; cũng như, đánh giá cao giá trị độc đáo, mang tầm vóc thế giới của di chỉ Đàn tế Nam Giao.

Vì là di sản văn hóa thế giới, cho nên việc bảo vệ, bảo tồn phải tuân thủ nhiều quy định, quy tắc ngặt nghèo không chỉ của Việt Nam, mà của cả UNESCO. Song thực tế, công tác này đang vấp phải không ít trở ngại. Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt và Quy chế quản lý, bảo vệ di sản, thì khu vực I (Thành Nội và La Thành) là “bất khả xâm phạm”. Thế nhưng, trong lòng di sản hiện còn gần 200 hộ dân đang sinh sống và có nhu cầu cải tạo nhà ở, xây dựng các công trình dân sinh. Đồng thời, có 142 ha đất nằm trong khu vực Thành Nội, hiện người dân vẫn canh tác lúa, hoa màu. Tình trạng trên không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ di sản; mà còn ảnh hưởng đến kiến trúc khảo cổ còn nằm trong lòng di sản. Bên cạnh đó, việc phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch còn hết sức hạn chế. Đồng thời, thiếu các cơ chế, chính sách cụ thể và thiếu sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm đời sống cho người dân. Ngoài ra, một điểm nghẽn lớn nhất, đang làm cản trở quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản, là thiếu kinh phí đầu tư triển khai các dự án, chương trình có liên quan.

Với một di sản giàu giá trị còn vậy, thì những di sản đang ở cái “tầm” thấp hơn, thiết nghĩ, khó khăn là điều có thể lý giải được. Bên cạnh các yếu tố căn nguyên như hiệu lực, hiệu quả quản lý còn bất cập; nhân lực quản lý, nghiên cứu thiếu và yếu; nguồn kinh phí đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu; cách thức và quy trình bảo tồn di sản chưa tuân thủ quy định; nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm của các bên có liên quan vào quy trình còn hạn chế... Thiết nghĩ, không thể không nhấn mạnh đến yếu tố giao lưu văn hóa và sự thay đổi của đời sống xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại và các giá trị khởi nguyên của di sản nói chung, công tác bảo tồn di sản nói riêng; mà còn tác động và làm thay đổi quan niệm thẩm mỹ, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của con người. Ngoài ra, quá trình phát triển xã hội gắn với CNH, HĐH và đô thị hóa, cũng đã và đang tác động đến không gian, cảnh quan, môi trường và mặt bằng của không ít di tích.

Có nhận định cho rằng, công tác bảo tồn di sản hiện đang trong “thời kỳ quá độ” chuyển đổi cả nhận thức lẫn cách thức. Đó là chuyển từ tự phát theo kiểu “thánh làng nào làng ấy thờ”, “đền làng nào làng ấy sửa”; sang tự giác là tuân thủ các quy định của pháp luật và dựa trên căn cứ khoa học. Đồng thời, chuyển từ hình thức “tự quản” cộng đồng làng xã trước đây, sang quản lý bằng công cụ pháp lý. Đây quả thực là “cung đường” không ít trắc trở và rào cản từ trong nhận thức, tư duy lẫn hành động, cách làm. Mà minh chứng cho điều đó là thực trạng xâm hại di tích vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi, bất chấp quy định. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới (được Đại hội đồng UNESCO thông qua năm 1972), đã nhấn mạnh, việc bảo vệ di sản đòi hỏi rất nhiều phương tiện và nguồn lực kinh tế, khoa học - kỹ thuật. Song, muốn bảo tồn mang lại kết quả mong muốn, trước hết phải xây dựng được chính sách chung và trao cho di sản một chức năng - vai trò nhất định trong đời sống. Đồng thời, áp dụng các biện pháp luật pháp, hành chính, tài chính và khoa học, nhằm bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và sẵn sàng ứng phó với những thách thức, tai họa có thể đe dọa và phá hủy di sản văn hóa.

Vì sự phát triển bền vững

Bảo tồn di sản văn hóa truyền thống, vừa là cơ sở để phát huy giá trị, vừa là nền tảng để sáng tạo nền văn hóa mới. Từ đó, đưa văn hóa thấm sâu vào đời sống và khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nó đối với mọi sự phát triển. Song, đây cũng là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, trách nhiệm và cách làm phù hợp. Ví như việc ta có thể xây cất ngôi chùa trong một sớm một chiều. Thế nhưng phải mất hàng vài trăm năm, để những rong rêu trầm tích lắng đọng thành các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và tính thiêng. Khi ấy, ngôi chùa mới có thể trở thành di sản văn hóa đích thực. Cho nên, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản phải hài hòa giữa truyền thống với hiện đại; cũng như đòi hỏi ở hậu thế cả sự trân trọng lẫn thận trọng.

Mỗi loại hình di tích hay thậm chí là mỗi một di tích, có nguồn gốc ra đời, quá trình tồn tại, đặc điểm và chứa đựng nhiều giá trị khác nhau. Do đó, cần có cách ứng xử và tiếp cận vừa khoa học, lịch sử, nhân văn; vừa phù hợp với từng loại hình di tích. Đơn cử như việc bảo vệ, bảo quản di chỉ khảo cổ Đàn tế Nam Giao. Đây là di chỉ nằm trong vùng lõi, được bảo vệ nghiêm ngặt của Di sản Thành Nhà Hồ. Theo Tiến sĩ Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, thì cách thức bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn lộ thiên như hiện nay, là tương đối phù hợp với đặc thù di chỉ. Tuy nhiên, đây là di chỉ có diện tích lớn, các dấu vết kiến trúc đa dạng và số lượng hiện vật được khai quật hết sức phong phú. Do vậy, công tác bảo quản, bảo vệ cũng đang gặp không ít khó khăn, thách thức. Trong đó, việc thiếu các điều kiện và cơ sở vật chất bảo quản hiện vật, đã và đang làm giảm đi ý nghĩa và hiệu quả của việc khai quật khảo cổ. Đồng thời, sự tác động của thời tiết, thiên tai và con người, cũng đang đặt di chỉ vào tình trạng dễ bị tổn thương.

Có ý kiến đã chỉ ra rằng, khẳng định được giá trị của di sản là mục tiêu quan trọng của công tác bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị di sản ấy. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu hiểu biết tối thiểu về giá trị di sản của công chúng, sẽ làm cho công tác bảo tồn di sản thực sự mang lại nhiều ý nghĩa. Cũng vì lẽ đó mà cùng với nhiệm vụ bảo tồn, thì khai thác và phát huy giá trị di sản cũng đang được đặt ra. Du lịch được xem là cầu nối của giao lưu văn hóa, hay là phương tiện hàng đầu của trao đổi văn hóa. Đồng thời, du lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi như là một động lực tích cực trong bảo vệ di sản văn hóa. Cho nên, gắn di sản với du lịch đang là xu hướng tất yếu và mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội. Song, ở phương diện nào đó, “kinh doanh văn hóa” cần được tính toán rất kỹ, nếu không muốn việc thương mại hóa sẽ làm xấu hình ảnh, thậm chí hủy hoại các giá trị tốt đẹp của di sản. Nói cách khác, muốn khai thác giá trị di sản, thì cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Đồng thời, cần tìm được tiếng nói đồng thuận giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng; cũng như làm gia tăng hiểu biết của họ về tầm quan trọng và tính chất mỏng manh, dễ hỏng của di sản. Từ đó, khẳng định sự cần thiết phải bảo đảm cho di sản một tương lai bền vững khi gắn nó với du lịch.

Rõ ràng là hiện nay, di sản văn hóa đang phải đối mặt với không ít thách thức, đi liền với sự phát triển không ngừng của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến di sản nói chung, công tác bảo tồn di sản nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề là giải pháp dù có hay đến mấy đi chăng nữa mà không được triển khai nghiêm túc; hoặc thiếu cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm... thì cũng khó mang lại kết quả mong đợi. Thực trạng “tay phải không biết tay trái làm gì”, hay hiệu lực, năng lực và trách nhiệm quản lý yếu kém, thiết nghĩ, là điểm nghẽn lớn cần được khắc phục. Song song với việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hóa; cũng cần chú trọng đến chất và lượng của đội ngũ làm công tác tu bổ, tôn tạo di tích. Theo đó, các địa phương phải lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, thi công và giám sát công tác tu bổ, tôn tạo di tích có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực để đảm đương nhiệm vụ khó này.

Công ước quốc tế về du lịch văn hóa của ICOMOS (Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế) đã lý giải rằng, xét theo nghĩa rộng lớn nhất, thì di sản thiên nhiên và văn hóa thuộc về mọi con người. Cho nên, mỗi người trong chúng ta có quyền và trách nhiệm phải hiểu biết, thưởng thức và bảo vệ giá trị di sản. Đồng thời, việc quản lý phải bao hàm nghĩa vụ tôn trọng các giá trị của di sản, cũng như quyền lợi hợp tình, hợp lý của cộng đồng bản địa, nơi đã sản sinh ra di sản. Nói cách khác, văn hóa dân tộc ví như một dạng “trầm tích” của tình cảm và ý thức dân tộc. Nền văn hóa ấy luôn nằm trong trái tim và tâm hồn của Nhân dân. Chính vì lẽ đó, mọi vấn đề và mọi giải pháp đặt ra trong bảo tồn di sản, không thể không nhấn mạnh đến vai trò của Nhân dân: Những sứ giả văn hóa cũng chính là người đang sáng tạo, giữ lửa và tiếp lửa văn hóa truyền thống cho tương lai.

Nhóm phóng viên VH-XH