Bảo vệ dân phố được sử dụng vũ khí nào năm 2024

Bảo vệ dân phố là lực lượng bảo vệ tự nguyện được thành lập tại các xã phường, thị trấn với trách nhiệm bảo vệ an ninh, trật tự cho toàn xã hội. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ quyền hạn và nghĩa vụ của bảo vệ dân phố là gì?

Quyền hạn của bảo vệ dân phố

– Được quyền bắt, áp giải những đối tượng phạm tội, người bị truy nã, trốn tránh việc thi hành án theo pháp luật đến các trụ sở Công an gần nhất.

– Xử lý các hành vi vi phạm, gây rối trật tự an ninh, vi phạm quy định về an toàn cháy nổ, báo cáo trực tiếp với Công an địa phương.

– Tham gia và hỗ trợ lực lượng Công an, cơ quan chức năng truy bắt tội phạm, kiểm tra tạm trú tạm vắng phát hiện nhanh chóng các đối tượng có dấu hiệu khả nghi báo ngay cho cơ quan chức năng biết và xử lý kịp thời.

Nghĩa vụ của bảo vệ dân phố

– Nắm bắt tình hình an ninh, trật tự, các vụ việc mâu thuẫn tranh chấp trên địa bàn phường. Báo cáo ngay cho cơ quan Công an, chính quyền địa phương kịp thời đưa ra biện pháp phòng ngừa, hòa giải đôi bên tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

– Tuyên truyền, phổ biến người dân địa phương nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội. Tuân thủ các quy định, nội quy về đảm bảo an toàn an ninh xã hội, cùng nhau xây dựng gia đình văn hóa, địa phương văn minh, an toàn.

– Đôn đốc nhắc nhở người dân thực hiên các quy định về đăng ký giấy tờ, hộ khẩu, sử dụng đất đai,… theo đúng quy định pháp luật được ban hành.

– Quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ giữ gìn trật tự công cộng, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ.

– Kịp thời có mặt hỗ trợ và báo ngay cho Công an địa phương khi có tình huống rủi ro gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân địa phương.

– Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn ngừa phòng chống tội phạm, bảo vệ an toàn xã hội theo đúng quy định pháp luật.

Xã hội ngày càng cần có lực lượng có đủ quyền hạn chuyên môn đảm nhận công tác bảo vệ, ổn định trật tự giúp người dân an tâm sinh sống. Vì vậy, bảo vệ dân phố là lực lượng nồng cốt không thể thiếu ở mọi địa phương ngăn chặn các đối tượng phạm tội, gây hại đến tài sản tính mạng con người, đảm bảo cuộc sống con người được an toàn.

Bảo vệ dân phố có trách nhiệm làm nòng cốt trong việc thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn.

Ảnh minh họa

Đó là chức năng của Bảo vệ dân phố được quy định rõ trong Nghị định 38/2006/NĐ-CP về Bảo vệ dân phố vừa được Chính phủ ban hành ngày 17/4.

Theo đó, mỗi cụm dân cư được thành lập một tổ Bảo vệ dân phố. Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố do đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư bầu ra. Tùy vào tình hình đặc điểm và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên. Mỗi phường được thành lập một Ban Bảo vệ dân phố. Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng Ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên; nhiệm kỳ hoạt động của Ban là 5 năm.

Ban Bảo vệ dân phố đôn đốc, nhắc nhở nhân dân trong phường chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; sử dụng, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ tùy thân khác; quy định về đăng ký hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Nghị định quy định rõ, Bảo vệ dân phố có quyền hạn bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường; tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án...

Bảo vệ dân phố được trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, được hưởng phụ cấp hàng tháng; khi làm nhiệm vụ mà bị hy sinh hoặc bị thương được xem xét công nhận liệt sĩ hoặc được hưởng chính sách như thương binh liệt sĩ.

Trường hợp Bảo vệ dân phố lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật hoặc mưu cầu lợi ích cá nhân, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, uy tín của tổ chức thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật

[Chinhphu.vn] - Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được xem xét trang bị công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: Dùi cui cao su, dùi cui kim loại, áo giáp, găng tay bắt dao.

Theo điều 3 của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở là một trong những lực lượng quần chúng, được bố trí ở thôn, tổ dân phố, làm nòng cốt hỗ trợ Công an cấp xã giúp UBND cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Bộ Công an đang lấy ý kiến nhân dân dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trong đó, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 9 Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 9 như sau:

"4. Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được xem xét trang bị công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: Dùi cui cao su, dùi cui kim loại, áo giáp, găng tay bắt dao.".

Cũng theo dự thảo Thông tư, Bộ Công an trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Hằng năm, Công an cấp xã tổng hợp nhu cầu số lượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gửi Công an cấp huyện tổng hợp, gửi Công an cấp tỉnh báo cáo về Bộ Công an để có kế hoạch mua sắm, trang bị.

Căn cứ số lượng, loại công cụ hỗ trợ được trang bị, Công an cấp xã xem xét, quyết định loại, số lượng công cụ hỗ trợ trang bị cho từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và loại công cụ hỗ trợ sử dụng chung của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi thực hiện nhiệm vụ.

Nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:

Hỗ trợ nắm tình hình về an ninh, trât tự;

Hỗ trợ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;

Hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

Hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự xã hội;

Hỗ trợ vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở;

Hỗ trợ tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự khi được điều động.

Chủ Đề