Be gái có cần trắng ở bộ phận sinh dục

Kinh nguyệt non, tuyến vú bị sưng viêm.... là những hiện tượng sinh lý bình thường ở bé gái sơ sinh nhưng lại khiến nhiều mẹ hốt hoảng.

  • So sánh hài hước về sự "giống nhau như lột" của bé sơ sinh và cún con
  • "Từ điển" chăm sóc trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ
  • Tâm thư siêu thú vị về những nỗi khổ của một em bé sơ sinh
  • Minh hoạ thú vị giúp bố mẹ hiểu hơn về bé sơ sinh
  • Dấu hiệu của một em bé sơ sinh hạnh phúc

1. Kinh nguyệt non


Hay là còn gọi là kinh nguyệt giả [ra máu vùng âm đạo] hoặc khí hư [huyết trắng] - hiện tượng sinh lý thường gặp ở các bé sơ sinh gái sau 3-10 ngày vừa mới sinh ra. Trong bào thai, bé gái nhận nội tiết thai kỳ từ người mẹ truyền sang.


Sau khi sinh, nồng độ nội tiết giảm đột ngột làm bong nội mạc tử cung gây hiện tượng giống như hành kinh. Đó là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy bé có tử cung và âm đạo bình thường, không bị dị tật bẩm sinh không có âm đạo hoặc bất sản tử cung. Lượng huyết này ít và không kéo dài. Thông thường chỉ vài ngày là hết.


2. Tuyến vú bị sưng viêm


Trẻ sơ sinh gái sau 3-5 ngày sinh đều xuất hiện núm vú phồng lên to bằng hạt đậu, sờ thất mềm, thậm chí còn tiết ra một ít chất nhờn màu vàng nhạt giống như sữa non. Điều này là do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen của mẹ trước khi sinh. Sau khi sinh việc cung cấp hormon của cơ thể mẹ đã kết thúc gây nên sự biến đổi tạm thời này.


Đây là hiện tượng bình thường và mẹ không cần phải can thiệp gì. Hiện tượng này sẽ mất đi khi trẻ được 2 - 3 tuần tuổi dần tan và khôi phục nguyên như cũ và không gây hại gì đối với trẻ sơ sinh. Mẹ đừng quá lo lắng mà bóp mạnh vào tuyến vú của trẻ để nặn mủ vì việc này có thể gây sưng, nhiễm trùng sưng viêm ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển tuyến vũ của trẻ trong tương lai.



Mẹ cần chú ý khi chăm sóc vùng kín cho bé gái sơ sinh. Ảnh minh họa


3. Cơ quan sinh dục ngoài bị phồng to


Cơ quan sinh dục ngoài của bé gái sơ sinh có thể khá lớn và phồng to khi lọt lòng mẹ. Đó là do một vài yếu tố gây nên, như việc tiếp xúc với các hooc-môn của mẹ và bào thai tiết ra, các mô sinh dục bị thâm tím và sưng phồng do chấn thương khi sinh, và quá trình phát triển tự nhiên của cơ quan sinh dục ngoài.


Ở bé gái, môi ngoài âm đạo [mép lớn] có thể phồng to lúc chào đời. Lớp da ở môi âm hộ có thể trơn láng hoặc hơi nhăn nheo. Đôi khi giữa vùng môi âm hộ của bé phình ra một mẩu mô nhỏ màu hồng – đây là mô màng trinh dư thừa; nó sẽ tự thụt vào trong môi âm hộ khi cơ quan sinh dục của bé phát triển.


4. Nhiều mảng bám trắng ở giữa môi lớn và môi bé


Bé gái sơ sinh bộ phận sinh dục sẽ có nhiều những mảng bám trắng. Hơn nữa, do bé mới sinh nên cơ quan sinh dục bé, rất khó để mẹ có thể lách tay vệ sinh cho con.Nhưng mẹ đừng quá lo lắng.Những mảng bám trắng này từ từ rửa rồi sẽ sạch. Trẻ gái mới sinh sẽ tiết dịch ra như vậy dần dần rồi sẽ hết.


Một số lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh:


- Đặt bé lên tấm nylon mềm, dùng gạc tẩm ướt lau vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn


- Lấy miếng gạc ướt khác lau nhẹ nhàng bộ phận sinh dục ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bạn nhớ chỉ lau bên ngoài môi lớn, không đụng chạm bên trong.


- Sau đó, lấy miếng gạc ướt khác lau sạch hai bên bẹn, lau hậu môn và xung quanh.


- Chú ý lau từ trước ra sau, không lau theo chiều ngược lại để tránh dây bẩn từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của bé.


- Không nên dùng khăn ướt có mùi thơm. Tốt nhất là dùng khăn xô mềm [hoặc gạc vuông] nhúng vào nước ấm và lau vùng kín cho bé.


- Cuối cùng lau sạch mông và mặt trong đùi. Lấy khăn xô sạch, khô, mềm lau toàn bộ vùng quấn tã. Mặc đồ khô thoáng cho bé.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng không nguy hiểm, nguyên nhân là do hormone được nhận trong bụng mẹ. Cần biết cách chăm sóc thì sẽ không nguy hại. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng có sao không?

  • Mẹo chăm sóc vùng kín bé gái sơ sinh

  • Khi nào vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng là không bình thường?

Vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng có sao không?

Đối với trẻ sơ sinh, nhất là các bé gái thì vùng kín là một khu vực khá nhạy cảm và rất dễ bị tác dộng bởi các yếu tố bên ngoài. Vì thế, các mẹ bỉm cần chăm sóc và vệ sinh kĩ lưỡng vùng kín của con vì khả năng miễn dịch của các bé còn thấp, rất dễ bị nhiễm bệnh.

Nhiều bà mẹ hốt hoảng khi vệ sinh cho con và phát hiện bộ phận sinh dục bé gái sơ sinh có màu trắng ó cả vùng môi và cả ở bên ngoài, gần hậu môn.

Mẹ ơi! Đây là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường phổ biến ở em bé gái. Nguyên nhân là do lượng hormone của mẹ truyền sang con khi còn trong bụng mẹ. Nếu không có kèm theo những hiện tượng nào khác thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì hoàn toàn không phải là bệnh lý hay viêm nhiễm nào ở bé.

Mẹ có thể quan tâm:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Chăm sóc vùng kín sau sinh để tránh bị tàn phá nặng nề!

Cách vệ sinh vùng kín đúng chuẩn cho bé gái

Để vệ sinh khi vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng thì có thể làm như sau:

Vùng kín bé gái sơ sinh có chất màu trắng cần vệ sinh thế nào? Để vệ sinh vùng kín của bé, mẹ sử dụng bông gòn sạch và nước ấm, chùi từ trên xuống dưới, không chùi ngược từ hậu môn lên vì có thể làm những chất dơ ở hậu môn nhiễm vào vùng kín của bé. Tình trạng bợn trắng sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện mùi hôi thì các mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị nếu xảy ra viêm nhiễm.

  • Tắm bình thường cho con
  • Lau sạch vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng bằng chiếc khăn khô, mềm mại, thấm nước ấm và tỉ mỉ làm sạch từng chút cho bé
  • Nếu những mảng trắng bám chặt thì cần thấm nước ấm cho mềm ra để cạy nhẹ. Đừng làm mạnh tay quá dễ ảnh hưởng đến con nhé.

Trong trường hợp mẹ lúng túng chưa biết vệ sinh vùng kín cơ bản cho bé gái ra sao thì hãy tham khảo các bước sau:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh cho con
  • Chuẩn bị một chậu nước ấm khoảng 35-38 độ C
  • Sử dụng khăn xô hay khăn mềm để vệ sinh cho con.
  • Động tác làm là tách nhẹ môi âm hộ của bé, lau từ trước ra sau rồi xuống giữa, lau vùng xương mu, vùng bụng dưới rốn. Thay chiếc khăn bông ướt khác để lau bẹn, hậu môn và xung quanh.
  • Cuối cùng, dùng một chiếc khăn bông mềm và khô khác để lau lại vùng kín bé gái một lần nữa.

Mẹo chăm sóc vùng kín bé gái sơ sinh

Chăm sóc vùng kín cho trẻ sơ sinh không dễ như mẹ tưởng tượng. Mặc dù có những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng khi nói đến nhiễm trùng, phòng ngừa vẫn luôn là chìa khóa quan trọng.

Dưới đây là một số mẹo chăm sóc âm đạo cần nhớ để giữ cho vùng kín bé gái từ sơ sinh cho đến khi lớn dần khỏe mạnh.

Lau từ trước ra sau vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng nói riêng và bé gái nói chung 

Để ngăn vi khuẩn lây lan, hãy kiểm tra tất cả các kẽ trong vùng kín của con để tìm vệ sinh sạch sẽ nước tiểu và phân bị dính nếu có. Khi con lớn dần, mẹ cũng nên giải thích cho con biết mẹ đang làm gì để bé khi đủ lớn tự đi vệ sinh và biết lau đúng cách.

Mẹ có thể quan tâm:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh

Vệ sinh vùng kín trẻ em sơ sinh đúng cách để tránh bệnh tật

Thay tã thường xuyên

Đảm bảo tã của con đúng với kích thước cơ thể, không quá chật và cũng không quá rộng. Sử dụng kem chống hăm tã để ngăn ngừa.

Tránh các chất gây kích ứng cho vùng kín bé gái

Cho bé gái sơ sinh hay con nhỏ tăm trong bồn tắm bong bóng và xà phòng mạnh có thể gây kích ứng da cho con. Mẹ hãy sử dụng các loại kem và sữa rửa mặt thân thiện với trẻ nhỏ, đồng thời thoa dầu gội sau cùng để không vào mắt con.

Rửa tay thường xuyên

Sử dụng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh để rửa tay mình trước khi vệ sinh cho con. Ngoài ra mẹ cũng cần nên cắt ngắn móng tay để tránh bụi bẩn, vi khuẩn và giun lây lan. Đồng thời tránh tổn thương bé.

Giữ vùng âm đạo khô ráo

Sau khi rửa, vệ sinh hoặc thậm chí cho bé bơi, hãy luôn đảm bảo thấm khô vùng kín để tránh hơi ẩm bị giữ lại.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tránh mặc quần áo chật

Hãy nhớ cho con mặc quần áo lót bằng vải cotton, thoáng khí, đặc biệt là với khí trời nóng ẩm tại Việt Nam. Và cuối cùng không mặc quần áo lót vào ban đêm.

Khi nào vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng là không bình thường?

  • Bé gái sơ sinh ra khí hư màu vàng, xám hay đỏ sau thời gian đầu tiết ít dịch âm đạo sinh lý, dịch trắng đục không hôi
  • Lượng dịch âm đạo tăng lên mà không có dấu hiệu giảm
  • Có xuất hiện mùi hôi
  • Ngứa hoặc đỏ xung quanh âm đạo

Nếu vùng kín của trẻ sơ sinh có chất màu trắng, các bác sĩ có thể thăm khám hoặc thực hiện một xét nghiệm đơn giản để có thể xác định xem con có bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm hay không. Nếu cần, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm.

Chăm con là cả một nghệ thuật và người mẹ người ba là những người nghệ sĩ tài ba với đầy lòng nhiệt huyết. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ bổ sung đầy đủ những kiến thức cơ bản và đúng khoa học để chăm bé đúng nhất nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Video liên quan

Chủ Đề