Bé vàng da chiếu đèn bao lâu

Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu là khỏi bệnh? Cách chiếu đèn cho trẻ bị vàng da như thế nào? Và làm thế nào để chăm sóc tốt cho trẻ bị vàng da? Đây là những câu hỏi cần lời giải đáp của rất nhiều các bậc phụ huynh trẻ tuổi. Bài viết này sẽ giải đáp cho các phụ huynh những câu hỏi trên.

>>  Trẻ bị vàng da ở mặt: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị cho trẻ

>>  Bé 4 tuổi bị vàng da là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu

Tìm hiểu sơ qua về vàng da

  • Vàng da là một tình trạng bệnh lí rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, cả trẻ đủ tháng lẫn trẻ thiếu tháng. Trẻ nhỏ mới sinh từ khoảng 48 đến 72 tiếng có thể mắc bệnh vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Một trường hợp nguy hiểm khác của bệnh vàng da là vàng da nhân.
  • Trẻ bị vàng da sinh lý có thể tự khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày nếu mẹ biết cách chăm sóc bé đúng đắn. Tuy nhiên, trẻ bị vàng da bệnh lý hay vàng da nhân cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu bố mẹ không chú ý chăm sóc và phát hiện sớm các bệnh lí vàng da ở trẻ, trong trường hợp mắc phải hai loại vàng da này trẻ có nguy cơ sẽ bị những di chứng thần kinh hoặc thậm chí tử vong.

Phương pháp chiếu đèn

  • Chiếu đèn là một trong ba phương pháp điều trị vàng da sơ sinh an toàn hiệu quả nhất. Trẻ bị vàng da chiếu đèn gì? Khi thực hiện phương pháp chiếu đèn, người ta sẽ sử dụng loại ánh sáng có bước sóng từ 400-500 nm, cực điểm 450-460 nm. Các mức sóng này tương ứng với đỉnh hấp thụ của bilirubin một sắc tố màu vàng  trong máu. Khi chiếu đèn năng lượng loại này, các bước sóng của ánh sáng sẽ xuyên qua da và tác động lên các phân tử bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da. Sự tác động này biến đổi các phân tử bilirubin gián tiếp [ có độc cho não của trẻ] thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước. Đây là những sản phẩm không độc và sẽ được cơ thể trẻ đào thải ra ngoài thông qua gan và nước tiểu.
Phương pháp chiếu đèn
  • Khi nào thì thực hiện phương pháp chiếu đèn? Phương pháp chiếu đèn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau 24 giờ tuổi để điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp. Tuy nhiên phương pháp này được áp dụng khi chưa xuất hiện triệu chứng tiền nhiễm độc, nhiễm độc thần kinh. Trong một số trường hợp, phương pháp chiếu đèn cũng có thể dùng để dự phòng cho những trẻ có nguy cơ vàng da sơ sinh như: trẻ non tháng, có bướu huyết thanh, sọ to, trẻ có tán huyết,…
  • Vậy bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu và cách chiếu đèn cho trẻ bị vàng da như thế nào là điều nhiều phụ huynh quan tâm. Các bác sĩ sẽ có lộ trình điều trị cho từng trường hợp bệnh trạng cụ thể. Do đó, việc chiếu đèn liên tục hay cách quãng phụ thuộc vào từng bé. Đối với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, sau khoảng 3 giờ chiếu đèn là có thể cho trẻ ra ngoài để bú mẹ hoặc thay tã lót. Thông thường lộ trình điều trị sẽ là chiếu đèn liên tục từ 3 – 15 ngày, tuỳ theo mức độ của bệnh. Ngoài ra còn có thể cho trẻ chiếu đèn trong lồng ấp, giữ nhiệt độ từ 30 – 32 độ C.

Chăm sóc trẻ bị vàng da như thế nào?

  • Ở nơi có điều kiện, trẻ vàng da bệnh lý mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể thực hiện phương pháp chiếu đèn tại phòng riêng của mẹ nhưng dưới sự theo dõi của bác sĩ. Thực hiện càng sớm việc chiếu đèn thì càng tốt cho sức khỏe của trẻ.
Chăm sóc trẻ bị vàng da như thế nào
  • Khi trẻ thực hiện chiếu đèn, các mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Cần cho trẻ uống thêm nước, cố gắng cho trẻ bú nhiều để bổ sung nước cho cơ thể. Ngoài ra nếu cần có thể nhờ sự trợ giúp y tế của các bác sĩ bằng cách truyền thêm dung dịch đường 10%.
  • Trên đây là những chia sẻ với các phụ huynh về vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh và phương pháp chiếu đèn điều trị vàng da. Hi vọng qua bài viết này, các phụ huynh đã nắm rõ được việc bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu và có những cách chăm sóc trẻ phù hợp.

>>  Dấu hiệu trẻ bị vàng da là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

>>  Nguyên nhân bị vàng da ở trẻ sơ sinh? Cách phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý

Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh, khi nào thì trẻ hết vàng da và khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ, cách chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh bị vàng da thế nào.

Vàng da sơ sinh là gì?

Vàng da sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở trẻ sinh non

Vàng da sơ sinh là tình trạng các vùng da của bé có màu vàng ở phần trên cơ thể như vùng mặt, ngực…, kết mạc và cả củng mạc [lòng trắng mắt]. Đây là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ gặp phải là khoảng 60% ở trẻ đủ tháng và 80% ở trẻ sinh non.

Vàng da sơ sinh gồm hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý thường không nguy hiểm, có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Nhưng vàng da bệnh lý lại có thể chuyển sang những biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh, dẫn đến trẻ sẽ tử vong hoặc bị di chứng não suốt đời.

Vàng da sinh lý 

Vàng da sinh lý là tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da ở mức độ nhẹ, thường tình trạng vàng da xuất hiện sau sinh từ 2 – 3 ngày. Bé chỉ bị vàng da vùng mặt, cổ, ngực, vùng bụng phía trên rốn và không kèm theo các triệu chứng như gan lách to, thiếu máu, bỏ bú, lừ đừ…

Chỉ số bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh đủ tháng là không quá 12mg% và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng. Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Vậy trẻ sơ sinh vàng da khi nào hết là điều mà các mẹ thường thắc mắc. Nếu trẻ bị vàng da sinh lý, tình trạng này có thể biến mất sau 1 – 2 tuần.

Vàng da bệnh lý 

Vàng da bệnh lý là tình trạng da bị vàng xuất hiện sau sinh trong 1 – 2 ngày, bệnh tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều không chỉ ở mặt, mắt mà còn lan đến cánh tay, bụng, chân và còn có thể có các triệu chứng như nôn trớ, bỏ bú, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu…

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý, tình trạng bệnh sẽ không hết sau 2 – 3 tuần, thậm chí có trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Lúc này, mẹ nên đưa bé đi bệnh viện để khám và điều trị vì những trường hợp vàng da kéo dài có thể là dấu hiện cảnh báo các bệnh nguy hiểm về gan.

Vàng da ở trẻ sơ sinh là do đâu?

Bilirubin dư thừa là nguyên nhân chính khiến bé bị vàng da. Đây là sắc tố có màu vàng cam, được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị vỡ trong máu.

Thông thường, gan sẽ loại bỏ bilirubin ra khỏi máu, sau đó sẽ được thải ra ngoài thông qua việc đi vệ sinh. Khi mẹ thấy phân của bé có màu vàng là do vi khuẩn oxy hóa bilirubin. Gan của mẹ sẽ loại bỏ bilirubin cho thai nhi khi mẹ đang mang thai. Sau khi bé chào đời, phải mất một thời gian gan của bé mới bắt đầu hoạt động nên sắc tố này sẽ tích tụ trong máu của bé và gây vàng da sơ sinh.

Còn với những trường hợp bé bị vàng da bệnh lý thì nguyên nhân có thể là do bệnh lý tán huyết [thiếu men G6PD, bất đồng nhóm máu mẹ con [ABO, Rhesus], hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng, bé bị xuất huyết dưới da, nhiễm trùng bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh [giãn đường mật, teo đường mật bẩm sinh].

Một số triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh 

Mẹ thường thắc mắc trẻ sơ sinh vàng da bao lâu thì hết 

Khi trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ có dấu hiệu như lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, lòng trắng mắt có màu vàng.

Nước tiểu màu vàng sẫm thay vì nước tiểu không màu như của trẻ sơ sinh không mắc bệnh.

Phân màu nhạt trong khi phân trẻ sơ sinh thường có màu vàng hoặc cam.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da mắt thường xuất hiện từ 2 – 3 ngày sau khi sinh và có xu hướng thuyên giảm khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, mà không cần điều trị.

Với nhiều trường hợp, hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý sẽ tự hết dần khi gan của trẻ phát triển và khi trẻ bắt đầu ăn, như vậy bilirubin có thể bị đào thải ra khỏi cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, vàng da sẽ biến mất sau sinh trong vòng từ 2 đến 3 tuần. Riêng hiện tượng vàng da bệnh lý, tình trạng bệnh vàng da kéo dài đến trên 1 tuần cho dù trẻ sinh đủ tháng hay đối với trẻ đẻ non trước 37 tuần thai, bệnh kèo dài trên 2 - 3 tuần .

Với những trẻ có nồng độ bilirubin ở mức cao, trẻ có thể có nguy cơ bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não khác. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo rằng trước khi xuất viện sau khi sinh và vài ngày sau khi xuất viện, trẻ sơ sinh phải được kiểm tra dấu hiệu vàng da [hoặc ít nhất là 8 đến 12 giờ].

Khi bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài sẽ dẫn đến một số biến chứng nặng như bệnh não cấp do tăng bilirubin gồm các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn sớm: Trẻ vàng da nhiều, ngủ gật, giảm trương lực cơ, bú kém.
  • Giai đoạn trung gian: Trẻ mệt mỏi, dễ bị kích thích và tăng trương lực cơ như ưỡn cổ và thân, khóc the thé, có thể sốt, lơ mơ và giảm trương lực cơ. Giải pháp là thay máu trong một số trường hợp có thể cải thiện được các biểu hiện thần kinh.
  • Giai đoạn nặng: Tổn thương hệ thần kinh và không hồi phục được, biểu hiện bằng tư thế ưỡn cổ - ưỡn người, khóc the thé, không bú được, có cơn ngưng thở, hôn mê, một số trường hợp co giật và tử vong.
  • Bệnh não mạn do tăng bilirunin [vàng da nhân]: Trẻ có biểu hiện của bại não thể múa vờn, loạn sản răng, rối loạn thính lực, mắt nhìn trần, thiểu năng trí tuệ [hiếm gặp] và các tàn tật khác.

Chăm sóc và điều trị trẻ bị vàng da kéo dài

Các phương pháp điều trị vàng da

Chiếu đèn

Chiếu đèn là phương thức điều trị được sử dụng phổ biến, hiệu quả và an toàn nhất để làm giảm nồng độ Bilirubin gián tiếp trong máu và phòng ngừa bệnh não cấp do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu sau sinh. Phương pháp này có tác dụng chuyển bilirubin tự do thành bilirubin tan trong nước và thải ra ngoài qua đường niệu và đường mật xuống phân.

Thay máu

Được chỉ định khi vàng da nặng lan sang lòng bàn tay, bàn chân [< 1 tuần] kèm theo biểu hiện thần kinh hoặc mức Bilirubin máu tăng cao > 20 mg% kèm theo bắt đầu có biểu hiện thần kinh [ li bì, bú kém].

Chủ Đề