Bệnh ngủ nhiều có tốt không

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo  Tới khu vực bình luận

10 tác hại của việc ngủ quá nhiều đối với sức khỏe

11:37, 24/07/2020

Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể và sức khỏe.
 

Tăng cân: Ngủ nhiều sẽ khiến chất béo tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra ngoài gây tăng cân.

 

Nhức đầu: Ngủ quá nhiếu sẽ gây ra sự sự gián đoạn về mức độ dẫn truyền thần kinh dễ khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu.

 

Đau lưng: Nằm ngủ trong một thời gian dài ở một vị trí sẽ gây ra tình trạng cứng cơ và làm đau nhức người đặc biệt là vùng lưng.

 

Ảnh hưởng đến não bộ: Tác hại của ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não bộ gây mất tập trung và suy giảm trí nhớ.

 

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Người ngủ 9 - 11 giờ mỗi đêm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 28%.

 

Rối loạn nhịp sinh học xảy ra khi đồng hồ sinh học của cơ thể không đồng bộ với thời gian ngày và đêm tự nhiên. Những rối loạn này có thể sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm nhưng lại dễ buồn ngủ vào ban ngày.

 

Gây trầm cảm: Rối loạn giấc ngủ và trầm cảm thường đi đôi với nhau, do đó việc ngủ quá nhiều có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm.

 

Giảm khả năng sinh sản: Sự giải phóng hormone bao gồm cả khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng bơi giấc ngủ.

 

Tăng nguy cơ tử vong: Ngủ quá nhiều sẽ làm tăng tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe./.

 

Theo VOV.VN

 

Có nhiều nguyên nhân gây ra ngủ nhiều như suy hô hấp mạn tính, ngủ nhiều tiên phát và trầm cảm. Người lớn được coi là ngủ nhiều nếu mỗi ngày họ ngủ trên 10 giờ. Đêm ngủ tốt đầy đủ nhưng ban ngày lại ngủ thêm vài giờ. Nếu không được ngủ ngày thì họ rất mệt mỏi và buồn ngủ. Người ngủ nhiều sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến lao động và sinh hoạt của họ. Hơn nữa bệnh nhân ngủ nhiều thường chậm chạp, lờ đờ, chú ý và trí nhớ đều kém.

Với trầm cảm, hầu hết bệnh nhân bị mất ngủ, nhưng khoảng 5% số bệnh nhân lại ngủ nhiều. Những người này thường ăn nhiều nên họ thường béo phì. Ngoài ra họ còn có các triệu chứng khác của trầm cảm như mệt mỏi, mất hứng thú và sở thích, chán nản, bi quan...

Còn với bệnh ngủ nhiều tiên phát, bệnh nhân chỉ có triệu chứng ngủ quá nhiều [trên 10 giờ mỗi ngày] thường biểu hiện là một giấc ngủ kéo dài [đi ngủ rất sớm vào đầu tối, ngủ dậy rất muộn vào sáng hôm sau]. Ngoài ra, họ không có triệu chứng gì khác.

Còn với ngủ nhiều do bệnh suy hô hấp mạn tính như phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính thì bệnh nhân ngủ nhiều do tình trạng não bị thiếu o xy mạn tính.

Như vậy, với bệnh nhân 21 tuổi này có 2 khả năng là trầm cảm và ngủ nhiều tiên phát. Bạn nên đưa con đi khám ở bác sĩ tâm thần có kinh nghiệm để được xác định chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp. Cụ thể nếu là trầm cảm thì cần dùng thuốc chống trầm cảm. Nếu con bạn bị bệnh ngủ nhiều tiên phát thì phải điều trị bằng thuốc kích thần giải phóng dopamin ở não, khiến bệnh nhân giảm cảm giác buồn ngủ, từ đó sẽ ngủ ít đi. Thuốc có tác dụng phụ là hơi bồn chồn và khó ngủ thời gian đầu dùng thuốc.

Thói quen ngủ quá nhiều sẽ để lại nhiều hậu quả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là những tác hại của việc ngủ nhiều đối với sức khoẻ.

Tăng cân

Ngủ nhiều sẽ khiến chất béo tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra ngoài nên làm bạn dễ tăng cân. Khi bạn tăng cân, bạn có thể gặp một số hậu quả như ăn không ngon miệng, cơ thể đau nhức, tăng mức cholesterol trong máu…

Hơn thế nữa, dù bạn có thực hiện chế độ ăn kiêng hay tập thể dục thì cũng trở nên vô ích khi tăng cân do ngủ nhiều.

Hay bị nhức đầu

Bạn sẽ có nguy cơ bị đau nửa đầu hoặc đau đầu khi ngủ quá nhiều. Người ta thường gọi hiện tượng này là “đau đầu cuối tuần” bởi cho rằng, nó được gây ra bởi sự gián đoạn về mức độ dẫn truyền thần kinh như serotonin. Tương tự như vậy, ngủ trưa quá nhiều cũng khiến bạn khó để có giấc ngủ ngon vào buổi tối nên dễ gặp chứng đau đầu vào buổi sáng.

Bạn chỉ cần chợp mắt buổi trưa trong thời gian 10 – 20 phút là có thể tỉnh táo vào buổi chiều. Nếu bạn ngủ trưa quá 30 phút thì khi tỉnh lại sẽ dễ bị uể oải và mệt mỏi hơn nhiều và ngủ sau 3 giờ thì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối.

Bị đau lưng

Nếu bạn bị đau lưng thì ngủ nhiều sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Bạn nằm ngủ trong một thời gian dài ở một vị trí sẽ gây ra tình trạng cứng cơ và làm đau nhức người thêm.

Bác sĩ thường khuyên những người bị đau lưng nên hoạt động thể chất nhẹ và ngủ trong thời gian tối thiểu để dành thời gian cho việc tập thể dục.

Ảnh hưởng đến não bộ

Tác hại của ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não bộ. Điều này sẽ làm bạn kém tập trung, làm suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các công việc hàng ngày thậm chí khiến bạn tăng rủi ro mắc bệnh về tâm lý.

Rối loạn nhịp sinh học

Rối loạn nhịp sinh học xảy ra khi đồng hồ sinh học của cơ thể bạn không đồng bộ với lịch trình thời gian ngày và đêm tự nhiên. Những rối loạn này có thể sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm nhưng lại dễ buồn ngủ vào ban ngày.

Bạn có thể khôi phục nhịp sinh học của mình bằng cách không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, tạo không gian phòng ngủ thoải mái, lưu ý về chế độ ăn cũng như xây dựng thói quen tập thể dục.

Ngủ nhiều triệu chứng của bệnh gì?

Ngủ nhiều nguyên phát xảy ra ở người không có bệnh nào khác và triệu chứng duy nhất là mệt mỏi quá độ. Ngủ nhiều thứ phát xảy ra ở người đang mắc một bệnh nào đó. Bệnh đó có thể là chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh Parkinson, suy thận và hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Ngủ trưa nhiều có ảnh hưởng gì không?

Việc ngủ trưa quá lâu sẽ làm giảm hiệu quả công việc và ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Ngủ trưa quá lâu làm tăng 30% nguy cơ tử vong và tăng 34% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo cảnh báo của hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ, ngủ trưa nhiều hơn 40 phút mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp [khoảng 13 - 19%].

Ngủ nhiều đề làm gì?

Ngủ đủ sẽ tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giúp bạn đối phó với cảm cúm, nhức đầu, sốt, và các chứng ốm vặt khác. Ngay cả vắcxin cúm cũng bị giảm hiệu quả khi được sự dụng ở những người có triệu chứng thiếu ngủ. Giấc ngủ là chất giảm đau tự nhiên.

Người ngủ nhiều gọi là gì?

Hypersomnia thuật ngữ y khoa dùng để chỉ những cơn buồn ngủ kéo dài quá mức vào ban ngày cũng như ban đêm. Rối loạn Hypersomnia khiến giấc ngủ có thể kéo dài tới 18 tiếng/ngày và kéo dài từ ngày này sang ngày khác, thậm chí cả tuần.

Chủ Đề