Bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng như thế nào

Sốt xuất huyết xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, bệnh mức độ nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về bệnh để bảo vệ sức khỏe.

Nhận biết các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Đây là bệnh lây truyền khi muỗi vằn [muỗi Aedes aegypti] mang mầm bệnh đốt [chích]. Bệnh được chia ra 2 nhóm gồm nhóm không biến chứng và nhóm biến chứng nặng [sốt xuất huyết nặng].

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết kéo dài khoảng từ 3 - 14 ngày, từ khi bị muỗi vằn đắt và truyền vi rút sốt xuất huyết vào cơ thể. Giai đoạn 3 – 4 ngày đầu,

bệnh sốt cao 39-40 độ, cơ thể mệt mỏi lừ đừ, nhức đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau họng và buồn nôn, tiêu chảy. Giai đoạn này chưa phải nguy hiểm nhất, bệnh nhân có thể dùng thuốc đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ và điều trị tại nhà.

Biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất thường xảy ra trong khoảng ngày thứ 3 kể từ khi khởi phát triệu chứng, nhất là ở trẻ nhỏ. Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng nặng, tử vong.

Bất cứ ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết Dengue, nguy cơ tử vong và biến chứng nặng nếu không được phát hiện và điều trị tốt. Bệnh diễn biến rất nhanh, biến chứng nặng có thể xuất hiện đột ngột gây tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó hãy chủ động nâng cao sức khỏe để phòng bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết Dengue chủ yếu xuất hiện ở các nước vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, bệnh thường tăng cao và có nguy cơ bùng phát thành dịch vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Sốt xuất huyết nhẹ có thể theo dõi và chăm sóc sức khỏe, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bệnh có thể gây nên các biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong cao.

Một số biến chứng sốt xuất huyết nặng như:

Sốc do mất máu: Chảy máu cam nặng [cần nhét gạc vách mũi], rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng. Xuất huyết nặng có thể dẫn đến đông máu rải rác lòng mạch.

Gây suy tim, thận: Sốt xuất huyết có thể dẫn đến suy tim do chảy máu liên tục, khiến tim không đủ máu tuần hoàn. Một khi tim không đủ sức bơm máu, cộng với dịch huyết tương xuất huyết khiến màng tim bị tràn dịch gây ứ đọng. Bên cạnh đó, thận còn phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp.

Tràn dịch màng phổi: Huyết tương trong cơ thể bị tràn sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp.

Xuất huyết não: Biến chứng nặng thường gặp ở người lớn, khi mắc bệnh sốt xuất huyết, tỷ lệ xuất huyết não chiếm 1%, máu chảy lan nhiều chỗ trong não.

Biến chứng mắt: Sốt xuất huyết Dengue có thể dẫn đến biến chứng về mắt gây mù đột ngột do xuất huyết võng mạc, làm cho mạch máu của võng mạc tổn thương khiến thị lực giảm sút hoặc xuất huyết trong dịch kính mắt. Khi mạch máu trong mắt bị vỡ, lớp dịch này sẽ bị che phủ và hòa tan khiến người bệnh gần như mù mắt.

Biến chứng sinh non, sẩy thai ở phụ nữ mang thai: Sốt xuất huyết ở phụ nữ đang mang thai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm suy thai, sinh non, thai chết lưu. Nếu bị sốt xuất huyết Dengue trong những ngày đầu mắc bệnh, bà bầu có thể bị sốt cao, khiến nhịp tim thai đập nhanh hơn, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Những ngày tiếp theo, bà bầu có nguy cơ giảm tiểu cầu dẫn đến hiện tượng chảy máu. Nếu bị sốt xuất huyết trong những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu rất dễ bị sảy thai.

Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết chuyển nặng

Các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng thường bắt đầu xuất hiện từ 3 - 7 ngày sau khi khởi phát bệnh. Một số dấu hiệu đặc trưng nhận biết như:

  • Đau bụng nhiều hoặc đau cơ;
  • Nôn mửa liên tục;
  • Chảy máu lợi, chân răng;
  • Chảy máu mũi;
  • Nôn ra máu;
  • Da niêm tím;
  • Thở nhanh, khó thở;
  • Mệt mỏi, bồn chồn, lừ đừ.

Theo dõi sức khỏe thường xuyên, nhận biết các dấu hiệu chuyển nặng và đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế khi nhận thấy các dấu hiệu kể trên để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Không được chủ quan để tránh bệnh tiến triển đột ngột gây biến chứng nguy hiểm về sau và tử vong.

Các dấu hiệu nhận biết khỏi bệnh sốt xuất huyết

Tùy cơ địa mỗi người và phụ thuộc vào cách chăm sóc người bệnh mà thời gian khỏi bệnh sẽ khác nhau. Lưu ý, không phải hết sốt là hết bệnh, sau giai đoạn sốt người bệnh hết sốt tức là đang chuyển qua giai đoạn nguy hiểm. Những dấu hiệu cho thấy người bệnh đang hồi phục và sắp khỏi bệnh.

Cơ thể bớt mệt mỏi: Sau khi đã hết sốt nhưng người bệnh vẫn còn cảm thấy mệt lả. Nếu sau khi mắc bệnh 7 ngày người bệnh cảm thấy cơ thể khỏe hơn, bớt mệt mỏi, ăn ngon hơn tức là đang dần khỏe lại.

Đi tiểu nhiều hơn: Khi bị sốt kéo dài cơ thể bệnh nhân mất nước nghiêm trọng nên thường tiểu rất ít. Nếu người bệnh đi tiểu nhiều hơn có nghĩ là cơ thể đã không còn mất nước và người bệnh đang dần hồi phục.

Không xuất hiện nốt ban mới, nốt xuất huyết mờ dần: Trong giai đoạn sốt và nguy hiểm người bệnh nổi nhiều nốt xuất huyết gây ngứa khó chịu. Nếu trong quá trình điều trị từ 5 - 7 ngày, các nốt xuất huyết không mọc thêm và các nốt cũ mờ dần đi, điều đó cho thấy bệnh nhân đang dần khỏi bệnh.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Sốt xuất huyết nhẹ có triệu chứng gì?

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ thường bị nhầm lẫn với các bệnh như sốt, cảm hoặc phát ban đỏ. Các triệu chứng phổ biến nhất của sốt xuất huyết thể nhẹ bao gồm: Sốt kèm đau mắt, nhức đầu, phát ban, đau xương, buồn nôn, đau xương khớp,… Người bệnh bị sốt xuất huyết sẽ kéo dài các triệu chứng từ 4 – 7 ngày.

Sốt xuất huyết nặng có triệu chứng gì?

Bác sĩ khuyến cáo các biểu hiện bệnh sốt xuất huyết chuyển nặng có thể gặp như: Đau bụng dữ dội, nôn liên tục, chảy máu lợi và chân răng, nôn ra máu, thở nhanh, mệt mỏi bồn chồn. Khi có các dấu hiệu cảnh báo, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Sau khi phát ban bao lâu thì khỏi sốt xuất huyết?

Tình trạng phát ban nổi mẩn đỏ ngứa có thể xuất hiện vào thời điểm triệu chứng sốt bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm, từ ngày thứ 3 đến 4 sau khi triệu chứng sốt khởi phát và tình trạng này thường kéo dài trong từ 2 đến 5 ngày. Tình trạng sốt xuất huyết gây ra phát ban thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15.

Sốt xuất huyết người lớn làm gì cho nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?.

Nghỉ ngơi. ... .

Tăng đề kháng cho cơ thể. ... .

Lau người bằng nước ấm để hạ sốt..

Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt để hạ sốt trong các trường hợp sốt cao kéo dài có thể dẫn đến co giật. ... .

Uống đủ nước và bổ sung chất điện giải nếu cần..

Chủ Đề