Bị cảm ra mồ hôi có tốt không

Ra mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của chứng hạ đường huyết. Mặc dù tình trạng này thường gắn với bệnh tiểu đường tuy nhiên nó có thể xảy ra ở những người không mắc bệnh.

Hạ huyết áp gây tình chảy mồ hôi

Do chứng cường tuyến giáp

Ra mồ hôi nhiều là dấu hiệu của chứng cường tuyến giáp hay tuyến giáp hoạt động quá mức. Bình thường, tuyến giáp sản sinh ra một loại hormone để kiểm soát tốc độ cơ thể sử dụng năng lượng cũng như độ nhạy cảm của nó trước các hoóc môn khác. Khi tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều hormone, hiện tượng này có thể gây đổ mồ hôi liên tục bằng cách kích thích các tuyến mồ hôi.

Rối loạn hormone

Ra mồ hôi nhiều ngay cả khi thời tiết không quá nóng, có thể cảnh báo testosterone thấp. Khi lượng testosterone trong cơ thể thấp, vùng não điều khiển nhiều chức năng, bao gồm cả thân nhiệt và áp huyết, sẽ nhận các tín hiệu giả tạo rằng cơ thể bị quá nóng, dẫn đến hiện tượng toát mồ hôi như một cách làm mát cơ thể.

Do một số loại thuốc

Ra mồ hôi nhiều là một tác dụng phụ của việc dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chữa khô miệng, cảm lạnh và cảm cúm, viên sắt và thuốc kháng sinh. Nếu triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có cách điều chỉnh thuốc.

Một số loại thuốc có thể gây tình trạng đổ mồ hôi

Ra mồ hôi nhiều do đau tim

Đổ mồ hôi và cảm thấy chóng mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim. Đổ mồ hôi theo cách này là một phần của phản ứng phế vị – mạch, gây sụt giảm nhịp tim và áp huyết đột ngột. Phản ứng như vậy cũng có thể xuất hiện ở những người đang vô cùng đau đớn, bị chảy máu não hoặc viêm ruột thừa cấp.

Ra mồ hôi nhiều căng thẳng

Khi cơ thể căng thẳng, có thể xuất hiện tình trạng ra mồ hôi nhiều. Cấu tạo tuyến eccrine vẫn nguyên vẹn sau khi tiết mồ hôi và thành phần chủ yếu trong mồ hôi của tuyến chỉ chứa nước và muối nên không gây mùi.

Cách điều trị chứng ra nhiều mồ hôi

Như đã kể trên, triệu chứng ra nhiều mồ hôi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bạn bị tăng tiết mồ hôi toàn thân, nên đi khám để tìm các bệnh nội khoa, nội tiết nhằm điều trị căn nguyên. Cần tắm rửa thường xuyên, ở nơi thoáng mát, uống nhiều nước oresol hoặc nước muối đường.

Mùa lạnh đến khiến số người mắc bệnh cảm cúm đang ngày càng tăng. Tuy đây không phải là bệnh quá nghiêm trọng nhưng nếu chủ quan thì có thể dẫn đến những hậu quả xấu.

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì việc chăm sóc sức khỏe khi bị ốm đều rất quan trọng, đừng cho rằng người lớn có sức đề kháng tốt hơn thì sẽ nhanh khỏe.

Dưới đây là 6 sai lầm mà bất cứ ai cũng mắc phải mỗi khi bị cảm và bạn nên sửa ngay lập tức.

Ảnh minh họa

1. Nằm lỳ một chỗ

Chúng ta đều biết khi ốm cơ thể mệt mỏi sẽ khiến bạn không muốn nhấc chân ra khỏi giường. Tuy nhiên điều đó chỉ làm tình trạng sức khỏe thêm tệ hơn.

Qủa thật đúng là virus có thể dễ dàng lây lan nếu bạn đến nhưng nơi quá đông người như lớp học, xe buýt, văn phòng làm việc. Nhưng không vì thế mà bạn chọn cách ở lỳ trong nhà, hãy ra ngoài một chút, nhớ mặc ấm để có thể tận hưởng một chút không khí bên ngoài trời.

Nếu bạn vẫn có ý định tới những nơi công cộng đông đúc, nhớ rửa tay sạch sẽ khi dùng các đồ vật chung.

2. Mặc quá nhiều lớp quần áo

Bạn cho rằng bị cảm lạnh thì nên mặc thật nhiều quần áo dày và mặc nhiều lớp để chống lại cái lạnh. Thực tế đó là suy nghĩ sai lầm, mặc quần áo quá dày có thể khiến bạn càng thêm khó vận động và gây bí bách cho da, khi cơ thể toát mồ hôi sẽ không thể thoát được ra ngoài.

Tốt nhất, bạn chỉ nên mặc kết hợp 2,3 lớp quần áo dày, mỏng đan xen khi ra ngoài và lưu ý chọn những chất liệu vải khiến bạn thoải mái nhưng vẫn đủ ấm áp.

3. Lạm dụng thuốc

Vì muốn khỏi ốm nhanh nên có những người đã bất chấp lời khuyên của bác sĩ và uống thuốc quá liều hay uống liên tục dẫn đến thuốc không những không phát huy tác dụng mà còn gây ra những tác dụng phụ.

Bạn nên nhớ phải sau 30 phút thì thuốc mới dần có hiệu quả, uống nhiều thuốc không có nghĩa công dụng sẽ tăng gấp bội.

4. Xì mũi liên tục

Bạn không biết rằng khi bạn xì mũi mạnh sẽ vô tình khiến nước mũi bị đẩy vào khoang mũi xoang. Nước mũi chứa nhiều virut và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng bên trong khoang xoang.

Vì thế nếu nước mũi chảy ra, thay vì cố gắng xì thật mạnh hay bóp véo mũi, hay dùng khăn lau bớt đi. Điều đó có thể giảm việc nước mũi chảy vào xoang.

5. Chỉ uống nước cam để chữa bệnh

Có một số người cho rằng khi ốm chỉ cần cung cấp đủ vitamin C có thể chữa khỏi nên chỉ uống mỗi nước cam. Thực tế, nước cam tuy cũng rất cần bổ sung khi cảm cúm nhưng nó không phải là thuốc có thể chữa khỏi bệnh.

Cách tốt nhất là bạn nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin C trong những ngày bị ốm.

6. Dùng thuốc kháng sinh bừa bãi

Có những người có thói quen dùng lại thuốc kháng sinh từ lần trước dù không nhớ mua từ bao giờ. Tuy thuốc kháng sinh có thể không hoàn toàn gây hại cho bạn nhưng cũng không thể khiến bạn đỡ hơn.

Chủ Đề