Bị COVID có nên uống hoạt huyết dưỡng não

Đăng lúc: 10:58:07 12/07/2021 [GMT+7]

Hoạt huyết dưỡng não được xem như “thần dược” điều trị các bệnh từ hoa mắt chóng mặt, bổ não, thiếu máu não, tăng cường trí nhớ… Trong khi đó, thuốc lại có nhiều tác dụng phụ liên quan tới vấn đề cầm máu.

TS Trần Thị Ngọc Anh – Phó Trưởng khoa Xét nghiệm Huyết học, BV Hữu nghị Việt Đức Hà Nội cho biết, BV Việt Đức mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân 38 tuổi làm nghề mộc, được đưa vào BV vì bị máy cưa cắt vào 4 ngón của bàn tay trái. Bệnh nhân được chuyển phẫu thuật nối vi mạch nối ngón số 3 và làm mỏm cụt ngón 1, 2, 4. Bác sĩ đã chỉ định dùng thuốc chống đông heparin nhằm tránh tắc mạch máu khi nối. Tuy nhiên, trong quá trình hậu phẫu, tình trạng thiếu máu tăng dần. Bàn tay phẫu thuật có dấu hiệu chảy nhiều máu bất thường. Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ hemoglobin giảm từ 145g/L còn 75g/L. Bệnh nhân phải truyền 2 khối hồng cầu. Các bác sĩ đánh giá mức độ thiếu máu không tương xứng với thương tổn nên hội chẩn bác sĩ khoa huyết học. Khi hỏi tiền sử sử dụng thuốc, anh H cho biết, anh dùng hoạt huyết dưỡng não hơn nửa năm nay. “Vì thấy mẹ mình dùng hoạt huyết dưỡng não thường xuyên nên anh H. nghĩ tốt và cùng uống thuốc này với mẹ”. Anh H nói. Cũng theo anh H, vì làm nghề mộc nên hay bị đứt tay. Tuy nhiên, mỗi lần đứt tay anh H cảm thấy khó cầm máu hơn trước đây. Đến khi bác sĩ thông báo anh mới “ngã ngửa” là do tác dụng phụ của thuốc hoạt huyết dưỡng não anh uống hàng ngày.

Hoạt huyết dưỡng não có chứa ginkgo biloba chính là nguyên nhân gây chảy máu khó cầm khi sử dụng đồng thời với thuốc chống đông heparin  TS. Ngọc Anh cho biết thuốc hoạt huyết dưỡng não có chứa ginkgo biloba chính là nguyên nhân gây chảy máu khó cầm ở bệnh nhân này khi sử dụng đồng thời với thuốc chống đông heparin. Dùng các loại thuốc này mà không theo kê đơn và nếu không kiểm soát có thể dẫn tới các biến chứng. Đáng nói là ngoài cộng đồng người dân sử dụng thuốc chứa ginkgo biloba rất nhiều không cần kê đơn dưới dạng thực phẩm chức năng, thuốc hoạt huyết dưỡng não. Thuốc được quảng cáo nhiều, giá tiền lại rẻ phù hợp với tất cả những người từ nông thôn tới thành thị. Hoạt huyết dưỡng não được xem như “thần dược” điều trị các bệnh từ hoa mắt chóng mặt, bổ não, thiếu máu não, tăng cường trí nhớ… Trong khi đó, thuốc lại có nhiều tác dụng phụ liên quan tới vấn đề cầm máu. Cũng theo TS.Ngọc Anh hoạt huyết dưỡng não chứa rất nhiều thành phần khác nhau tùy từng hãng sản xuất nhưng đều chứa ginkgo biloba, ngoài ra có thể có thêm cao lá đinh lăng, Magne, vitamin B1, B2, B12, Coenzym Q10… Ginkgo biloba được kê đơn cho người bệnh có tổn thương hệ thống thần kinh như chấn thương sọ não, và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, Ginkgo biloba có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu với collagen nên khi tổn thương mạch máu thì tiểu cầu giảm ngưng tập vào vị trí mạch máu tổn thương gây chảy máu kéo dài hơn bình thường. TS Ngọc Anh cho biết trên thị trường hiện nay, Ginkgo biloba đã xuất hiện với nhiều tên thương mại khác nhau được sản xuất trong hay ngoài nước từ thuốc đến thực phẩm chức năng đều có. Do tính chất dược lý liên quan tuần hoàn não và được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, nhiều người đã chọn và sử dụng Ginkgo biloba khi có các triệu chứng liên quan tuần hoàn não. Ginko biloba còn ngăn cản việc kết tụ các mảng amyloid- nguyên nhân gây bệnh Alzheimer nên được sử dụng cả cho người mới mắc bệnh này. Nếu ai đó vừa dùng thuốc chống đông như Sintrom, Heparin, Aspirin vừa dùng thuốc chứa Ginkgo biloba có thể làm tăng tác dụng các thuốc này và làm tăng nguy cơ chảy máu. “Do đó, những người bị bệnh tim mạch thường được kê đơn sử dụng thuốc chống đông không nên tự ý sử dụng Ginkgo biloba, chỉ dùng khi có đơn của bác sĩ”, TS Ngọc Anh lưu ý. Khi bị chảy máu, người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc chứa Ginkgo biloba. Khi có chỉ định phẫu thuật thường quy có lịch phẫu thuật thì người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc chứa Ginkgo biloba 2 tuần trước khi phẫu thuật. Ngoài ra, Ginkgo biloba có thể gây ra đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, buồn nôn và tiêu chảy nếu người có cơ địa dị ứng với hoạt chất này. TS Ngọc Anh cũng khuyến cáo, người dân trong trường hợp sử dụng Ginkgo biloba hoặc các loại thuốc, thực phẩm chức năng khi có bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não, tuần hoàn ngoại vi, gút, ung thư… nên gặp bác sĩ để được tư vấn một cách kỹ lưỡng, không nên tự ý sử dụng kéo dài mà cần được theo dõi tác dụng và tác dụng không mong muốn.

H.Nguyên - Sức Khỏe Đời Sống.

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

Trả lời

Với các triệu chứng như ngứa họng, chảy nước mũi, bạn điều trị triệu chứng như khi mắc cảm cúm thông thường: nhỏ mũi nước muối sinh lý và thuốc co mạch [Otrivin, Coldi-B...] dùng thuốc bổ phế thảo dược, thuốc chống dị ứng thông thường.

Bình thường, bạn đã thiếu máu nên khi bị bệnh, tình trạng thiếu máu càng ảnh hưởng nhiều hơn tới sức khỏe. Bạn cần ăn uống tốt để đảm bảo dinh dưỡng, dùng thuốc để cải thiện tình trạng thiếu máu [ví dụ thiếu sắt thì bổ sung sắt, thiếu vitamin B12 thì bổ sung B12...].

Ngoài ra, bạn có thể dùng các thuốc hoạt huyết để tăng cường sự lưu thông của máu như: Hoạt huyết dưỡng não Traphaco, Hoạt huyết Nhất Nhất hoặc các thuốc Tây y như Piracetam, Vinpocetin, Cinnarizin...

    Đang tải...

  • {{title}}

Bác sĩ CK I Nguyễn Huy Hoàng
Trung tâm Oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga

Từ ngày 16/12, chuyên trang Tư vấn F0 của VnExpress mở thêm mục Chia sẻ để bệnh nhân hay người nhà F0 có thể chia sẻ hành trình chữa trị tại nhà, chế độ dinh dưỡng, luyện tập, quy trình khử khuẩn, kỹ năng chăm sóc, thiết bị y tế... Độc giả chia sẻ bài viết tại đây.

Mất ngủ là triệu chứng phổ biến, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người. Có nhiều cách để trị chứng mất ngủ, trong đó, sử dụng hoạt huyết dưỡng nào được coi là phương pháp an toàn và hữu hiệu.

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ không phải là bệnh. Kỳ thực, mất ngủ là một triệu chứng rối loạn giấc ngủ. Triệu chứng này có thể bao gồm rất nhiều các rối loạn như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy quá sớm, không thể quay lại giấc ngủ hay tỉnh dậy vẫn thấy mệt mỏi… Theo dân gian, cái gì gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đều gọi chung là “bệnh”, nên mất ngủ thường được cho là một loại bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, trong đó, áp lực cuộc sống, học tập, công việc thường được coi là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, còn rất nhiều nguyên nhân khác như sử dụng caffein nhiều, điều kiện y tế, rối loạn liên quan, yếu tố di truyền, tuổi tác, sử dụng thuốc…

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân của chứng mất ngủ bắt nguồn từ ba yếu tố: khuynh hướng, kích thích và duy trì.

Về khuynh hướng [còn gọi là ngưỡng], được coi là những rối loạn giấc ngủ đặc trưng của từng người và không giống nhau, vấn đề này có thể là do tuổi tác, yếu tố di truyền, bệnh lý thần kinh, trầm cảm…

Trong khi đó, khuynh hướng này phải được kích hoạt bằng sự kích thích. Các yếu tố tạo nên sự kích thích có thể là bia rượu, caffeine, áp lực, lịch trình du lịch, giờ sinh học…

Nếu tình trạng này không được chấm dứt, nó sẽ gây ra vòng xoáy bệnh lý và khiến người bệnh rơi vào triệu chứng mất ngủ mạn tính. Tuy vậy, có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng này, bằng nhiều cách khác nhau.

Mất ngủ được chia thành ba loại: 

  • Mất ngủ cấp: triệu chứng kéo dài ít nhất 1 tháng và ít hơn 3 tháng.
  • Mất ngủ dai dẳng: kéo dài ít nhất 1 tháng.
  • Mất ngủ tái diễn: có ít nhất 2 giai đoạn trong 1 năm.

Họa huyết dưỡng não và chức năng cải thiện tình trạng mất ngủ

Hoạt huyết dưỡng não là một loại thuốc bổ thần kinh có công thức được bào chế từ 100% dược liệu có nguồn gốc thảo mộc. Tác dụng của thuốc giúp làm bổ khí huyết và hỗ trợ hoạt huyết dưỡng não. Bên cạnh đó, hoạt huyết dưỡng não còn giúp phòng ngừa và điều trị những trường hợp:

  • Suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh hoặc kém tập trung.
  • Thiểu năng tuần hoàn não, mắc hội chứng tiền đình.
  • Suy giảm chức năng não bộ với các tình trạng như giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, di chứng não.
  • Điều trị chứng run giật của bệnh nhân mắc Parkinson.

Hiện nay chưa có báo cáo nào ghi nhận tác dụng phụ của hoạt huyết dưỡng não nhưng bác sĩ vẫn khuyến cáo người bệnh nên ngưng dùng thuốc khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường.

Với công dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ do thiểu năng tuần hoàn não gây ra, hoạt huyết dưỡng não được xem là một “phương thuốc” giúp người bệnh ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn. 

Đặc biệt, khi sử dụng vào ban ngày, hoạt huyết dưỡng não sẽ giúp tăng khả năng tiếp nhận của não và truyền dẫn thần kinh, giúp tăng trí nhớ, chống mệt mỏi và buồn ngủ. 

Để cải thiện tình trạng giấc ngủ, người bệnh cũng đừng quên kết hợp chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống hợp lý và kết hợp những bài tập về can thiệp hành vi để làm sạch giấc ngủ.

Kết luận

Hoạt huyết dưỡng não được bào chế với công thức hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên nên người mắc chứng mất ngủ có thể an tâm khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán và sớm có hướng điều trị thích hợp. 

 

Nguồn tham khảo:

Hoạt huyết dưỡng não: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Video liên quan

Chủ Đề