Biện pháp nghệ thuật chu yêu trong truyện chiếc la cuối cùng là gì

Nghị Luận Xã Hội Lớp 8 – Cảm nhận về truyện “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen-ri. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Ô Hen-ri. Truyện chỉ có ba nhân vật, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bơ-men.

Ô Hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mĩ đầu thế kỉ XX. Giải thưởng Ô Hen-ri là giải thưởng văn chương ở Mĩ dành cho những truyện ngắn hay nhất hàng năm. Tên tuổi nhà văn mãi mãi lưu danh hậu thế.

Truyện “Chiếc lá cuối cùng” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Ô Hen-ri. Truyện chỉ có ba nhân vật, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bơ-men. Truyện có kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chi tiết nào thừa, diễn biến xúc động như khi nói về trận ốm kéo dài của Giôn-xi và cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men. Có ý kiến cho rằng:

Truyện “Chiếc lá cuối cùng’ của Ô Hen-ri là bức thông điệp màu xanh về tình thương và sự sống của con người”.

1. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen-ri đã thể hiện một tình bạn cao quý cám động. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo mà lắm ước mơ, nhiều yêu thương. Họ gắn bó với nhau về những sở thích và về nghệ thuật mà kết thành
chị em cùng chung nhau thuê một phòng họa nơi phố nghèo. Mùa đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã “đánh ngã hàng chục nạn nhân”. Giôn-xi cũng bi cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men đều trớ thành “vô dụng”, cô yên trí là mình “không thể khỏi được”. Giôn-xi lại bị ám ảnh, một khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân phía cửa sổ rụng xuống thì cô “cũng ra đi thôi”. Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng.

Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn được thử thách. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng, cô đã khóc “đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn để kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp “nằm yên lặng và trắng nhợt như một pho tượng bị đổ”  thì Xiu vẫn kiên nhẫn an ủi em. Cô nói qua làn nước mắt:

“Em thân yêu, em yên dấu!… Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa…”. Em hãy cố ngủ đi”…

Quảng cáo

Xiu đã tận tình săn sóc em, lúc thì quấy nước súp gà, lúc thì pha sữa với rượu Boóc-đô, lúc thì đặt thêm gối, lúc thì mời bác sĩ, lúc thì cầu cứu bác Bơ-men. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng tội nghiệp.

Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhân hậu mênh mông. Xiu là một nhân vật rất đẹp làm ta xúc động và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thủy chung, cao quý. Nhân vật Xiu tỏa sáng “bức thông điệp màu xanh” của “Chiếc lá cuối cùng”.

2.  Để cứu người khỏi tai họa, có những con người đứng trước cái chết không hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một họa sĩ già là một con người giàu đức hi sinh như vậy. Năm ấy, cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khố, đã 40 năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới được “gấu áo vị nữ thần” của nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: “Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất…”. Ông không ngồi làm mẫu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang đổ xuống, chỉ mặc một cái áo sơ mi cũ màu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên “chiếc lá cuối cùng”, “chiếc lá dũng cảm”. Gió bấc lồng lộn, nhưng chiếc lá thường xuân “đơn độc” ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Chiếc lá cuối cùng do cụ “vẽ” nên đã đánh lui thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men đẹp hơn mọi bài ca. Nếu Chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, cụ để lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm “tác phẩm kiệt xuất” của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng” với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Hơn một thế kỉ nay, hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết của họa sĩ già Bơ-men.

3. “Chiếc lá cuối củng” là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài đã đem đến cho chúng ta nhiều nhã thú. ”Bức thông điệp màu xanh” ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn bè, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhủ nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, vẻ đẹp nhân văn, giá trị nhân bản của “Chiếc lá cuối cùng” đã rung động tâm hồn mỗi chúng ta.

Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật cao đẹp nhất, lâu bển nhất!

BÀI LÀM

O Hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mỹ những năm đầu thế kỉ XX. Truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng chứa chan tinh thần nhân đạo và lòng thương yêu con người sâu sắc. Chiếc lá cuối cùng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông - một lối kể chuyện hấp dẫn và khéo léo dựa trên nghệ thuật tạo dựng tình huống bất ngờ và thú vị.

Chiếc lá cuối cùng làm ta nhớ mãi tình thương yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau. Điểm nút của câu chuyện là việc Giôn-xi bị sưng phổi và đang nằm chờ chết. Cô hoạ sĩ có tâm hồn nhạy cảm ấy tuyệt vọng vô cùng bèn gắn cuộc đời mình vào sự tồn tại những chiếc lá thường xuân. Cây thường xuân lúc ấy đang vào mùa thay lá, đang rụng đến những chiếc lá cuối cùng và niềm tin của cô họa sĩ cũng gần như hoàn toàn tiêu tan.

Ngày ngày, Xiu phải vén chiếc mành lên để Giôn-xi ngắm chiếc lá thường xuân trong một cảm giác buồn nản và tuyệt vọng. Mỗi lần như thế người đọc cũng xúc động và hồi hộp đợi chờ không khác gì người đang nằm trên giường bệnh. Bởi chiếc lá kia rụng xuống thì tình thương yêu và niềm thương xót của chúng ta sẽ khó diễn tả biết nhường nào. Nhưng kì lạ thay, chiếc lá cuối cùng vẫn dai dẳng bám trụ một mình trong một cảm giác bâng khuâng của Giôn-xi. Lúc ấy, chiếc lá đối với cô không biết đã tạo ra cảm giác hi vọng hay tuyệt vọng.

Ngày hôm đó, Giôn-xi lại bắt Xiu kéo tấm mành lên. Lần này cô tin chắc chiếc lá thường xuân đã rụng bởi “một trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt đêm qua”. Hôm nay chắc niềm tin của Giôn-xi sẽ vụt tan và cái sinh mệnh yếu ớt kia chắc cũng sẽ không còn. Một tình huống hợp lí được tạo ra và người đọc dường như cũng phải tin rằng sau cơn bão lớn, chiếc lá thường xuân kia không thể còn đứng được một mình. Nhưng kì lạ thay! Khi tấm mành vừa được kéo lên, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá thường xuân còn đó. Chiếc lá vẫn tồn tại khiến cả chúng ta, những bạn đọc tò mò và trung thành với câu chuyện cũng không thể không thấy bất ngờ.

Thế là từ đó, tâm trạng cô hoạ sĩ trẻ hoàn toàn thay đổi. Chẳng có lý gì để không thể không tin tưởng bởi chiếc lá kia yếu ớt như vậy còn vững vàng trong giông bão thì mình ắt hẳn phải tin tưởng hơn vào sự sống này. Sức khỏe của Giôn-xi ngày một tốt hơn và rồi cô khoẻ hơn trong sự vui mừng và niềm tin yêu kì lạ của người đọc. Thế nhưng sự bất ngờ và hấp dẫn trong lối kể chuyện của O Hen-ri bắt đầu được thể hiện chính ở chỗ này. Chiếc lá cuối cùng kia sở dĩ vẫn còn bởi nó là một kiệt tác của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già đã dốc hết sức lực của mình để vẽ nó trong đúng đêm giông bão. Bởi cụ biết nó là niềm tin duy nhất để cứu sống một người. Suốt đời cụ Bơ-men ao ước có được một bức tranh kiệt xuất và cuối cùng trước khi cụ ra đi, nó cũng đã được hoàn thành. Như vậy tính mệnh của Giôn-xi, niềm tin tưởng của Giôn-xi thực tình đã được cứu vớt bởi một sinh mệnh khác. Câu chuyện hấp dẫn và mang một giá trị nhân văn sâu sắc bởi cái kết thúc truyện rất độc đáo, bất ngờ. Nó gây ra một niềm thích thú và càng khiến người đọc phải khắc sâu hơn những nét đẹp được tạo ra từ tình thương yêu chân thực và giản dị giữa con người với con người.

Truyện Chiếc lá cuối cùng là tiếng lòng đồng vọng của những họa sĩ nghèo. Câu chuyện nhiều tình tiết nhưng lại được sắp đặt chặt chẽ và khéo léo. Truyện sẽ mãi còn là bài ca về tình bạn, tình chị em, bài ca về lòng nhân hậu và đức hi sinh của con người.

Bạn đang xem tài liệu “Ngữ văn 9 – Tiết 29, 30: Văn bản Chiếc lá cuối cùng Ô Hen ri”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần 8 Tiết 29 + 30 Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản Chiếc lá cuối cùng Ô Hen ri I Mục đích – Qua văn bản giúp học sinh hiểu rõ được sức mạnh của tình yêu thương con người, tình yêu thương những người nghèo khổ, sức mạnh của tình yêu cuộc sống, giá trị đích thực của nghệ thuật.- – Khám phá những nét nghệ thuật độc đáo : Xây dựng những chi tiết bất ngờ,khéo léo đảo tình huống hai lần. – Tích hợp với tập làm văn tự sự: sự thống nhất chủ đề trong văn bản. – rèn kĩ năng đọc, kẻ văn bản nước ngoài, phân tích các nhân vật và tình huống truyện. – Giáo dục tình cảm thương yêu bạn bè. II Chuẩn bị Thầy trò: hướng dẫn học sinh đọc truyện Trò: Học sinh đọc truyện theo sự hướng danc của thầy III Tiến trình lên lớp 1, ổn định lớp[1] 2, Kiểm tra bài cũ ? Em học tập được gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió. Em cảm nhận thấy Đôn-ki-hô-tê là người như thế nào ? – Yêu câu : + Nghệ thuật xây dựng nhân vật đối lập nhau, làm nổi bật tính cách của hai nhân vật. +Đôn-ki-hô-tê là người sống thiếu thực tế, làm theo sách nhưng hão huyền. ? Em rút ra bài học gì qua hình tượng Đôn-ki-hô-tê? Không nên quá say mệ sách kiếm hiệp- Đọc sách ,làm theo sách nhưng phải thực tếnếu không dù mục đích có tốt đẹp thì vẫn trở nên hão huyền, hoang tưởng,sẽ dẫn đến thất bại. 3, bài mới Giới thiệu : Chúng ta được học một số tác phẩm tự sự. Ta vô cùng xúc động trước tình mẹk con, tình cha con, tình bà cháu , đó là tình cảm thiêng lêng cao quí. Hôm nay ta tìm hiểu một tác phẩm tự sự thể hiện tình bạn bè , tình thương yêu con người nghèo khổ Chiếc lá cuối cùng Ô Hen-ri Bằng sự tìm hiểu ở nhà phàn chú thích ? Emhiểu gì về nhà văn Ô Hen-ri? ? Đọc phần chữ nhỏ in trong Sgk ? Em thấy đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm? GV: Yêu cầu dọc : nhẹ nhàng, xúc động , chú ý phân biệt lời kể và lời của nhân vậtđể trong ngoặc kép – Giọng Xiu ngọt ngào êm ái khi nói với Giôn- xi Kể về bác Bơ Mennghẹn ngào ,rưng rưng Hướng dẫn tìm hiểu chú thích 1,2,3,4,8 ? Đọc Khi hai người làm tảng đá/87? Đoạn truyện kể về ai? Họ đang làm gì? ? ? Đọc Sáng hôm sau.Hà lan Đoạn kể về sự việc gì , Sự việc ấy xảy ra trong thời gian nào? – – Kể về Giôn-xi ốm- Xiu chăm sóc Giôn- xi vào ngày hôm sau. Và chiếc lá. ? Đọc Trời vừa hửng sáng chu đáo hơn Đoạn văn kể về ai , với sự việc gì? – Giôn xi với chiếc lá- Xiu chăm sóc giôn xi vào ngày hôm sau nữa . ? Đọc hôm sauhết truyện ? Đoạn văn bạn đọc nói đến sự việc gì? – Xiu chăm sóc giôn xi và kể về cái chết của bác bơ Men ? Đoạn trích có những nhân vật chính nào? GV: Các nhân vật , sự việc đều xoay quanh 3 nhân vật chính đan xen theo dòng thời gian klhó phân chia bố cục. Ta sẽ phân tích theo nhân vật. ? Theo dõi đoạn trích em thấy sức khoẻ của Giôn xi ở tình trạng như thế nào ? Giôn xi bị viêm phổi nặng GV: Đó là căn bệnh nguy hiểm- Cô lại sống xa nhà cuộc sống nghèo túng. ? khiến cô có tâm trạng gì? – chán nả tuyệt vọng *GV: Bệnh tật đánh ngục cô về thể xác, sự tuyệt vọng đã đánh ngã ngục cô về tinh thần.Mọtt con người bị bệnh hiểm nghèo, tâm trạng chán nản, không muốn sống thì thuốc men và các biện pháp y học cũng đành bó tay. ? trong tình trạng tuyệt vọng đó Giôn xi nghĩ gì?- – Chiếc lá cuối cùng trên dây leo lìa cành thì cô cũng lìa đời . ? Như vậy niềm tin về sự sống của Giôn xi gửi gắm vào đâu? – Gửi vào chiếc lá thường xuân già cỗi . Thời tiết lúc này được miêu tả như thế nào ? – Mưa vùi dập. – những cơn gió phũ phàn kéo đà suốt cả một đêm ? Qua cách miêt tả , em cảm nhận được gì về thời tuiết lúc này? – thời tiết vô cùng khắc nghiệt . ? trong hoàn cảnh thời tiết em đoán xem chiếc lá sẽ như thế nào? – – Chiếc lá sẽ rụng *GV: Chắc chiếc lá sẽ rụng bởi nó không thể trụ ở đó được qua khỏi trận mưa to như thế, trước cái khắc nghiệt của mùa đông . ? Vì sao giôn xi lại có suy nghĩ như vậy? Em có đồng ý vơí suy nghĩ ấy không? Vì sao? – Vì lúc ốm đau bệnh tật con người dễ chán buông xuôi. Em không đồng ý với suy nghĩ của giôn xi. Vì nghĩ như vậy bệnh sẽ nặng hơn Dù trong hoàn cảnh nào ta vẫn phải vươn lên. có niềm tin sẽ là liều thuốc chiến thắng bệnh tật . – Giôn xi nghèo nhưng còn bạn bè đồng nghiệp GV: Sau một đêm mưa gió phũ phàng. Một ngày nữa trôi qua. Một đêm mưa gió nữa- trời hửng sáng Giôn xi ra lệnh kéo mành lên ? em hình dung xem tam trạng của Giôn xi lúc ấy như thế nào ? Tâm trạng lo âu, thấp thỏm hồi hộp. ? Nếu chiếc lá rụng thì điều gì sẽ sảy ra? – Cô sẽ buông xuôi đợi cái chết, chút sức lực nhỏ nhoi trong cô sẽ tắt lịm, cô chấp nhận cái chết đến với mình không băn khoăn lưu luyến. ? nhưng điều bất ngờ gì đã xảy ra khi kéo mành lên? – chiếc lá thường xuân còn đó. ? Lúc đó Giôn xi làm gì ? nói gì? Đọc diễmn cảm câu nói đó? – Giôn xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu- giôn xi nói Em thật là một con bé hưnấu nướng ? Em hiểu Giôn xi nói gì? – Cô thắc mắc không hiểu vì sao chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám trên cây- Thấy mình tệ chết là một tội lỗi- Đòi ăn uống , gương soi. ?Lời nói của Giôn xi thể hiện tâm trạng gì của cô? – Tâm trạng ân hận, thấy mình muốn chết là không phải , là tội lỗi. Cô muốn ngắm lại mình, cô đã quan tâm đến bản thân, cô đã muốn ăn duy trì sự sống. GV: Nhìn chiếc lá vẫn còn Giôn xi đã có sự thây đổi. Cô nhìn chiếc lá hồi lâu. ? Em tưởng tượng xem khi ấy cô suy nghĩ gì? – Chiếc lá thật là dũng cảm , nên nó chưa rụng. Sao mình không bằng chiếc lá.Mình pahỉ cố lên. GV: Đúng, chính sự dẻo dai của chiếc lá đã làm cho Giôn xi từ bỏ ý định muốn chết, cô đã quay lại với cuộc sống, đón nhận cuộc sống. ?Hãy trình bày ngắn gọn diễn biến tâm trạng của Giôn xi? – ốm nặng chán nản tuyệt vọng- muốn chết – Chiếc lá vẫn còn- ân hận- tin yêu cuộc sống. ? kết quả cuối cùng ra sao? – Giôn xi đã dần dần bình phục chiến thắng bệnh tật. ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự hồi sinh của Giôn xi? – Vì sức sống kì diệu của chiếc lá. – Vì chính sự cố gắng của Giôn xi, niềm tinyêu cuộc sống của cô. * củng cố: Chính sức sống dẻo dai của chiếc lá đã khơi dậy niềm tin nơi cô, giúp cô có nghị lực vượt lên trên bệnh tật, chiến thắng bệnh tật. Nhà văn đã miêu tả rất tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật. Giôn xi khỏi bệnh còn do thuốc, do sự chăm sóc tậntình của người bãniu. Tình cảm của Xiu thể hiện như thế nào , giờ sau ta học tiếp. Tiết 2 1, ổN định lớp[1] 2, kiểm tra bài cũ ? Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Giôn xi? – Yêu cầu: +Giôn xi là một cô hoạ sĩ nghèo, bệnh tật nên đã sinh ra chán nản tuyệt vọng- Vì sự kiên cường của chiếc lá trước thời tiết khắc nghiệt cô dã so sánh mình với chiếc lá và tự hối hận- Chiếc lá cuối cùng trrên cây dây leo là nguồn sinh lực tiếp cho cô sức mạnh hồi sinhcô thêm tin yêu cuộc sống và chiếc lágiúp cô chiến thắng bệnh tật. 3, Bài mới Với giôn xi bên cạnh sự kì diệu của chiếc lá còn cả một biển trời yêu thươngcủa những người bạn. Đó là tình cảm của Xiu đối với Gion xi ? Theo dõi vào đoạn đàu khi hai người.. tảng đá. Khi cùng cụ Bơ men lên gácthấy Giôn xi đang ngủ ? Xiu đã làm gì? – Kðo tấm mành mành xuống che kín của sổ và ra hiệu cụ bơ men sang buồng bên. – ? Vì sao Xiu phải làm như vậy? – không muốn làm mất giấc ngủ của Giôn xi . – sợ giôn xi cứ nhìn ra của sổ nhìn thấy cây thường xuân rụng hết lá , cô suy nghĩ chết. ? Sang buồng bên Xiu có thái độ như thế nào ? – Sợ sệt ngó ra ngoài của sổ , chẳng nói năng gì. ? Em hiểu Xiu có tâm trạng như thế nào ? – Xiu vô cùng lo lắng cho tính mạng của Giôn xi. *GV: Tính mạng của Giôn xi gửi vào chiếc lầm thời tiết thật là khắc nghiệt. Theo quy luật của tự nhiên, nó sẽ rụng hết lá.Giôn xi sẽ chết . trước bệnh tật của bạn Xiu vừa phải làm việc vừa phải chăm sóc bánuốt đêm- Cô chỉ chớp mắt được một tiếng đồng hồ- Giôn xi ra lệnh kéo màn lên. ? Xiu có thái độ như thế nào ? – Làm theo một cách chán nản. ? Em hiểu lúc này tâm trạng của Xiu ra sao? – Xiu lo sợ kéo mành lên Giôn xi sẽ nhìn thấy cẩyụng hết lá- nên cô kéo mành một cách miễn cưỡng. GV: nhưng khi kéo mành lên thì chuyện gì đã xảy ra? Đọc diễn cảm đoạn văn đó nhưng , Ô kìahai mươi bộ ? Từ Nhưng có tác dụng gì ở đoạn văn này? – Có tác dụng liên kết với đoạn văn trước, chỉ ý của đoạn văn này đói ;lập với ý của đoạn văn trước. ? Từ Ô kìa trong đoạn văn là từ loại gì?thể hiện thái độ gì? – Thán từ thể hiện thái độ ngạc nhiên, vui mừng vẫn còn chiếc lá. ? Chiếc lá được miêu tả qua những từ ngữ hình ảnh nào ? – Cuống lá màu xanh sẫm- rìa lá hình răng cưađã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá dũng cảm bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả chiếc lá? – Miêu tả rất tỉ mỉ, kết hợp biểu cảm, tự sự. ? Cách miêu tả ấy đã làm nổi bật điều gì? – Thể hiện Xiu rất đỗi ngạc nhiên, vui mừng và quan sát rất kĩ chiếc lácòn trên cây dây leo. *GV: Đang vô cùng ngạc nhiên vui mừngvì trên cây vẫn còn một chiếc láthì giôn xi lại nói – Đó là chiếc lá cuối cùng- Em cứ tưởng nhất định đêm qua đã rụng và cô đã chết. ? Nghe Giôn xi nhắc lại suy nghĩ của mĩnhiu nói gì?Hãy đọc diễn cảm lời nói của Xiu? Em thân yêu, thân yêu!… chị sẽ làm gì đây ? Em hiểu gì qua lời nói của Xiu? – Xiu lo lắng tìm lời để động viên- Cầu xin bạn hãy vì mình mà gắng gượng lên ? lo cho bạn Xiu đã làm gì? – Cô luôn luôn ở bên cạnh bạn- Mời bác sĩ đến khám bệnh, nấu cháo, pha sữa, chăm sóc chu đáo động viên. ? Những lời nói động viên , tâm trạng lo lắng ấy thể hiễniu là người như thế nào? – Xiu là người bạn tốt , hết lòng với bạn bè[ giôn xi] GV: Xiu và Giôn xi chỉ là hai đồng nghiệp, từ hai miền quê khác nhau, họ hợp nhau về cách ăn .ởdẫn đến họ mở chung xưởng vẽ. Xiu chăm sóc cho giôn xíât chu đáo, tận tìnhnhư đối với đứa em ruột của mình. Xiu quả là một người bạn tốt, nặng tình thương yêu bạn bè cùng cảnh ngộ. Đay là tình cảm rất đàng trân trọng. Chính tình thương yêu của Xiu với sự kì diệu của chiếc láđã cứu Giôn xi thoắt khỏi tử thần. * Chuyển : Do đâu mà chiếc lá có sự kì diệu cứu sống Giôn xi , ta tìm hiểu tiếp. * ở phần đầu truyện cho ta biết : Bơ men là một hoạ sĩ gìhơn 60tuổi , đã hơn 40 năm làm nghẹ thuật nhưng chưa có được một kiệt tác. Ông sống độc than ở tầng dưới cùng khu nhà của những nghệ sĩ nghèo. Bơ men sẵn sàng bảo vệ cho hai nữ hoạ sĩ trẻ Xiu và Giôn xỉơ phòng vẽ tầng trên. nghe Xiu kể về bẹnh tình của Giôn xi, Bơ men vô cùng xúc động .Và ở phần đầu được tríchhọc này ta thấy, khi Xiu và Bơ men đi sang phòng bên – họ nhìn nhau chẳnge nói năng gì, Sợ sệt ngó ra ngoaì của sổ . ? Cũng giống như Xiu em hiểu , Lúc này bơ men có tâm trạng gì?- lo lắng cho Giôn xi. Và rồi bơ men ngồi làm mẫu cho Xiu vẽ. ? Em hình dung xem khi Bơ men ngồi làm mẫu cho Xiu vẽ thì lúc này cụ suy nghĩ gì? – h2: thương giôn xi quá -h2: mình phải làm gì đây để cứu giôn xi. * Đến đây tác giả không kể tiếp về Bơ menmà bỏ lửng nhân vật, và kể tiếp về Xiu và Giôn xi. ? Khi giôn xi dần dần bình phục thì bác sĩ đã thông báo với Xiu điều gì về Bơ men? – Bơ men : Bệnh tình nguy kịch Phải vào viện. ? Khi Giôn xi đã hoàn toàn bình phục thì Xiu thông báo điều gì về bác Bơ man cho giôn xi? _ Cụ Bơ men đã chết vì … iu ngắm nhìn rất kĩ] và nó đã cứu sống Giôn xi. ? Từ đó em cảm nhận được một tác phẩm kiệt suất phải là một tác phẩm như thế nào? – Tác phẩm phải có giá trị đích thực với cuộc sống . GV: Đúng thế một tác phẩm kiệt xuất không cứ là phảit có đường nét cầu kìhoành tráng mà có khi nó rất giản dị đơn sơ nhưng nó phải có giá trị phục vụ cuộc sống. Như vậy Gion xi được cứu sống, sự kì diệu của chiếc lá là do công sức lao động nghệ thuật quên mình của cụ Bơ men. Xuất phát tưf tình thương yêu của con ngườicùng cảnh ngộ. Điều này thẻ hiện đặc điểm riêng của truyện Ô Hen rigiàu tình nhân đạo. – Giôn xi được cứu sống thì Bơ men lại chết do viêm phổi ? Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống truyện trong văn bản tự sự này? – tình huống đảo ngược hai lần. ? Chỉ rõ ra tình huống ấy? – Giôn xi ốm do viêm phổi nặng- chết nếu chiếc lá rụng. – Chiếc lá không rụng- Giôn xi khỏi bệnh- Bơ men chết do viêm phổi vì bị nhiễm lạnh khi đi vẽ chiếc lá để cứu Giôn xi. ? Tác giả kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu có ý nghĩa gì? – Để tạo ra cách kết thúc truyện bất ngờ và gieo vào lòng người đọc một suy nghĩ, tự nhận xétvà đánh giá bộc lộ tình cảm. ? Nếu em là Giôn xi em sẽ nói gì khi nghe Xiukể bơ men đã cứu mình.? – Cụ Bơ men đã vì em mà qua đời. – Trời! Cụ Bơ men đã hoàn thành được kiệt tác của mình trong hơi thở cuối cùng của cuộc đời. ? Em học tạp được gì về cách kể chuyện của tác giả? – Cách xây dựng tình huống bất ngờ, đảo ngược tình huống hai lần. ? Văn bản đã sử dụng nhưỡng phương thức biểu đạt nào? – Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm để thể hiện tâm lí nhân vật sâu sắc. ? Với cách kể chuyện độc đáo hấp dẫnấy truyện nêu bật nội dung gì? – Hiểu được cách chữa bệnh có tác động bằng tâm lí. – Hiểu được giá trị của một tác phẩmnghệ thuật kiệt tác. – Đặc biệt là tình thương yêu những con người nghèo khổcùng cảnh ngộ. ? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ? ? Qua hình nảh những nghệ sĩ nghèo ở văn bảnem hiểu gì về xã hội nước Mĩ? – Xã hội nước Mĩ vẫn có những người nghèo – Đó là hiện thực xã hội nước Mĩ- Giá trị hiện thực cuả tác phẩm. * Nhà văn quan tâm đến những nghệ sĩ nghèo- thể hiện tấm lòng nhân đạo Giá trị nhân đạo của văn bản. 4, Hướng dẫn học bài Học tập cách kể chuyện – Chuẩn bị bài Hai cây phong. * rút kinh nghiệm: I Vài nét về tác giả, tác phẩm [5] 1, tác giả: Ô Hen-ri [1862-1910] Nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. 2, tác phẩm: Chiếc là cuối cùng – Tóm tắt tác phẩm – Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác phẩm II Đọc, giải nghĩa từ khó[15] III Tìm hiểu chi tiết văn bản 1,biến tâm trạng của giôn xi Hoàn cảnh: Giôn xi ốm nặng – Giôn xi chán nản, tuyệt vọng , buông xuôi – Giôn xi thắc mắc- ân hận, tinyêu cuộc sống. 2, tình cảm của Xiu đối với Giôn xi – Xiu là người bạn tốt , nặng tình thương yêu. 3, Bơ men và chiếc lá cuối cùng.[17] – Bơ men lao động nghệ thuật quên mình, dũng cảm hi sinh cứu bạn. – Tác phẩm của Bơ men xứng đáng là một tác phẩm xuất sắc. III tổng kết 1, Nghệ thuật 2, Nội dung * Ghi nhớ SGK IV Luyện tập Hãy chỉ ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của văn bản Chiếc lá cuối cùng của Ô Hen ri Tiêt31 Ngày soạn: ngày dạy: Chương trình địa phương I Mục đích – Học sinh được củng cố về từ ngữ địa phương. – Học sinh hiểu được một số từ địa phương và một số từ toàn dân. – Tích hợp với văn bản đã họcvà việc sử dụng từ ngữ khi viết văn tự sự. – Rèn kĩ năng giải nghĩa từ ngữ địa phương bằng cách đối chiếuvới từ ngữ toàn dân. – Giáo dục ý thức trao dồi vốn từ và sử dụng từ ngữ cho đúng. II Chuẩn bị Thầy : Trò: III Tiến trình lên lớp 1, 1, ổn định lớp [1] 2, Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là từ địa phương ? cho ví dụ ? yêu cầu : Từ địa phương là từ chỉ dùng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Ví dụ: Chi miền trung- nghĩa là 3, Bài mới A Tìm những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với từ toàn dân STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em [ địa phương khác] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Cha Mẹ Ông nội Bà nội Ông ngoại Bà ngoại Bác[là anh, chị của bố hoặc mẹ mình] chú thím cô cậu mợ[ Vợ em trai của mẹ] dì[em gái của mẹ] anh trai chị dâu[vợ của anh trai] em trai em dâu[vợ của em trai ] em rể[ chồng của em gái] con dâu[vợ của con trai] con rể [chồng của con gài] Anh em con chú con bắc . Bố, thầy[ tí,bọ] U, Bầu, mẹ, [má,mạ,bầm,bủ] Ông nội Bà ngoại Ông ngoại Bà ngoại Bác chú thím cô [o] chú mợ dì anh trai chị dâu em trai emdâu em rể con dâu con rể anh em thúc bá .. Gạch chân dưới những từ khác từ toàn dân ? B Sưu tầm những từ ở địa phương khác ứng với từ toàn dân Nhận xét xem từ dùng ở địa phương em so với từ toàn dân thì thế nào? – từ dùng địa phương ta rất gần với từ toàn dân GV: Ta nên chú ý ở địa phương ta có một số từ phát âm chưa chuẩn: l-n; tr-ch; d-r Ví dụ: lên-nên; cho nên tiến lên ; ngủ dậy ngủ rậy Cần lưu ý đây là cách phát âm địa phương chứ không phải là từ địa phương Ví dụ : Làm thế này làm vầy này- lời nói nặng nề. ? Như vậy nên sử dụng từ ngữ như thế nào khi giao tiếp hàng ngày và trong bài học nhất là bài tập làm văn? Nên dùng từ toàn dân[ ít dùng địa phương và cách pơhát âm địa phương. Vì khi phát âm sãi sẽ dẫn đến viết sai và hiểu sai nghĩa của từ] Tìm một số câu ca dao, thơ ca sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, có từ địa phương Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần Con có bố như chim có tổ mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn ? So từ địa phương với từ toàn dân thì số lượng như thế nào? từ địa phương phong phú hơn 4 củng cố: nên sử dụng từ địa phương phù hợp với văn cảnh Học tập toàn dân để sử dụng phổ thông 5, Hướng dẫn học bài : Nắm chắc thế nào là từ địa phương Sưu tầm một số từ địa phương khác Chuẩn bị bài : Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Rút kinh nghiệm: Tiết 32 Ngày soạn : Ngày dạy: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm I Mục đích -Giúp học sinh nhận diện được bố cục của các bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. -tích hợp với văn bản Cô bé bán diêm -Rèn kĩ năng sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. -Giáo dục ý thức chuẩn bị bài chu đáo trước khi viết văn. II Chuẩn bị Thầy : hướng dẫn học sinh đọc văn bản món quà sinh nhật Trò: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy III tiến trình lên lớp 1, ổn định lớp[1] 2, Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập 2/84 Học sinh trình bày giáo viên cho nhận xét và bổ sung. 3, bài mới ? Đọc văn bản món quà sinh nhật ? Bài văn trên có thể chia làm mấy phần? – Mở bài, thân bài , kết bài, hãy chỉ ra 3 phần và nêu nôpị dung khái quát của từng phân? – Mở bài : Giới thiệu quang cảnh buổi sinh nhật – thân bài : Diễn biến của buổi sinh nhật – Kết bài : Cảm nghĩ của tôi về trinh và món quà. ? Truyện kể về việc gì ? Ai là người kể? ? Ngôi kể thứ mấy? Ngôi kể thứ nhât- Kể về kỉ niệm của mình với bạn ? Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào luúc nào? Trong hoàn cảnh nào? – Câu chuyện xảy ra vào dịp sinh nhật – trong hoàn cảnh: Mọi người vui vẻ chúc mừng + Bạn bè đong đủ, vắng Trinh người bạn thân nhất + Tôi đang lo lắng trách trinh + Trinh xuất hiện[Đi bộ , mang theo món quà khác thườngđó là chùm ổi ngon lành mà trinh đã chăm sóc nó từ lúc ra hoa] + Kể về ý định và sự chuẩn bị của Trinh. ? Chuyện xảy ra với ai? Có nhưnmgx nhân vật nào?Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao? – Nhân vật chính là Trang ? Câu chuyện diễn ra như thế nào ? Mở đầu câu chuyện nêu vấn đề gì? – Mở đầu quang cảnh của buổi sinh nhật ? Đỉnh điểm của câu chuyện ở đâu? – Mọi người đã đông đủ Vắng trinh , bạn thân nhất- Tôi đang lo lắng , trách trinh thì trinh xuất hiện mang theo món quà bộ lộ sự chuẩn bị rất công phu. Món quà rất giản dị mà đầy ý nghĩa. ? Câu chuyện kết thúc ở chỗ nào? – Kết thúc: Cảm nghĩ của trang về món quà sinh nhật. ? Trong qúa trình kể điều gì đã tạo nên sự bật ngờ? Đọc lại chi tiết ấy? – Điều bất ngờ là tình huống truyện. Tác giả đac khéo léo đưa ra tâm trạngchờ đợi và có ý chê trách của trang [ người kể] về sự chậm trễ của trinh , người bạn thân nhất Sự cảm thông ân hận suýt nữa trách nhầm bạn, nhất là người bạn có tấm lòng thơm thảovới món quà đầy ý nghĩa. Nó không phải là món quà mua vội ngoài vỉa hè.ngày nay ? Những yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp thể hiện ở những điểm nào? tác dụng của sự kết hợp ấy? – Miêu tả: Suôta cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ vào người raTrinh đang tươi cười Trinh lom khom Trinh vẫn lặng lẽcười, chỉ gật đầu không nói. – tác dụng : Giúp người đọc hình dung ra không khí của buổi sinh nhậtvà tình cảm của mọi người đối với Trang. + biểu cảm : Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên bắt đầu lo Tủi thân, giận Trinh Giận mình quá Giọng tôi run run Cảm ơn trinh quá quí làm sao. + Tác dụng : Bộc lộ tình bè bạn chân thành và sâu sắc[ Đây là hình thức biểu cảm trực tiếp còn biểu cảm gián tiếp lồng vào trong miêiu tả và tự sự ] ? Những nội dung trên được kẻ theo thứ tự nào? – Kể theo trình tự thời gian[ từ đầu đến cuối buổi sinh nhật] . – Trong dó có dòng hồi ức ngược dòng thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra: Lâu lắm, từ mấy tháng trước ? Vậy trong văn bản tự sự phần thân bài và kết bài ta phải làm như thế nào? – Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo thời gian[ khi kể thường kết hợp với miêu tả người, vật , sự việc] – Kết bài: nêu cảm nghĩ của người trong cuộc[ nêu kết thúc câu chuyện] ? Từ việc tìm hiểu ví dụ trênem hiểu gì về dàn ý của bài văn tự sự ? ? Dàn ý của bài văn tự sưj kết hợp với miêu tả và biểu cảm thường gồm mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần? Trong khi kể cần kết hợp tả người, tả cảnhvà biểu cảm thể hiện thái độ tình cảm của mình. ? Đọc ghi nhớ ? Đọc và nêu yêu cầu bài tập? ? Từ văn bản Cô bé bán diêm hãy lập ramột sàn ý cơ bản theo gợi ý sau? – mở bài – thân bài – kết bài ? Bằng sự chuẩn bị ở nhà , hãy thảo luận trình bày từng ý theo tổ Tổ1: Mở bài Tổ 2: Thân bài : Lúc đầu: Tổ 3: Thân bài Sau đó: Tổ 4 : kết bài : Các tổ viết ra bảng phụ [5-8] từng tổ cử đại diện trình bàytheo thứ tự thành một dàn bài theo yêu cầu GV: Nhận xét ? nên tả ở chi tiết nào , biểu cảm ở chỗ nào cho phù hợp Hướng dẫn về nhà : Học , nắm chắc bố cục của bài văn tự sự nói chung và chú ý đến kết hợp miêu tả và biểu cảm. Làm bài tập2 * Rút kinh nghiệm: I Dàn ý của bài văn tự sự[17] 1, Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự. 2, Dàn ý cuả bài văn tự sự gồm: + a, Mở bài : Thường giới thiệu sự việc , nhân vật,và tình huống xảy ra câu chuyện[ cũng có khi nêu két quả của sự việc , số phận của nhân vẩttước.] B, Thân bài: Diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định Ta có thể trả lời các câu hỏi: Câu chuyện diễn ra ở đâu?Khi nào ? Với ai? Như thế nào? Tiếp theo là gì? Kết quả [ cuối cùng] ra sao? C, Thân bài : Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người kể, hay nhân vật nào đó. II Luyện tập

Bài tập 1

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề