Bình định ở băc hay nam trung bộ năm 2024

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc – Nam, diện tích tự nhiên: 6.071,3 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42’10 Bắc, 108°55’4 Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có tọa độ: 13°39’10 Bắc, 108°54’00 Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây có tọa độ: 14°27′ Bắc, 108°27′ Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu [Cù Lao Xanh] thuộc thành phố Qui Nhơn, có tọa độ: 13°36’33 Bắc, 109°21′ Đông. Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan.

Địa hình:

Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với độ chênh lệch khá lớn [khoảng 1.000m]. Các dạng địa hình phổ biến là: Vùng núi, đồi và cao nguyên: chiếm 70% diện tích toàn tỉnh với độ cao trung bình 500 – 1.000m, đỉnh cao nhất là 1.202m ở xã An Toàn [huyện An Lão]. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc – Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá. Vùng đồi: tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện tích khoảng 159.276 ha, có độ cao dưới 100m, độ dốc tương đối lớn từ 10° – 15°. Vùng đồng bằng: Diện tích khoảng 1.000 km², được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Bình Định còn có 33 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ, trong đó đảo Nhơn Châu là đảo lớn nhất [364 ha] cách TP. Quy Nhơn 24 km, có trên 2.000 dân. Ngoài các vùng địa hình đặc trưng nói trên, Bình Định có khá nhiều sông. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw. Có 4 sông lớn là: Lại Giang, Kôn, La Tinh và Hà Thanh. Nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, đầm Thị Nại là đầm lớn, rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn Hội.

Khí hậu:

Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa, thích hợp cho cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 – 26,1°C; tại vùng duyên hải là 27°C. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5 – 27,9% và độ ẩm tương đối 79 – 92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối 79%. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751mm, cực đại là 2.658mm, cực tiểu là 1.131mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 – tháng 12; mùa khô kéo dài từ tháng 01 – tháng 8. Cấu tạo địa chất, địa hình, khí hậu làm cho Bình Định tuy không có đồng bằng rộng lớn nhưng có đồng ruộng phì nhiêu, đa dạng về sản phẩm nông, lâm, ngư…, nhiều tài nguyên khoáng sản, tiềm năng thủy điện, điện gió và điện mặt trời.

Đất đai:

Bình Định có tổng diện tích tự nhiên 607.133 ha, với 11 nhóm đất, 30 loại đất khác nhau trong đó đất phù sa chiếm 71.000 ha. Hiện có 136.730 ha đất nông nghiệp [bao gồm: đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm]; 370.643 ha đất lâm nghiệp có rừng; 2.784 ha đất nuôi trồng thủy sản, 214 ha đất làm muối; 72.228 ha đất phi nông nghiệp và 23.017 ha đất chưa sử dụng [số liệu niên giám thống kê năm 2020]

Theo địa lý tự nhiên Việt Nam được chia thành 3 miền, bao gồm 63 tỉnh thành phố với các tỉnh thuộc 3 miền được chia như sau:

Miền Bắc được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:

* Tây Bắc Bộ : Bao gồm 06 tỉnh, đó là Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La. Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.

* Đông Bắc Bộ : Bao gồm 09 tỉnh, đó là Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

* Đồng bằng sông Hồng : Bao gồm 09 tỉnh và 01 Thành phố, đó là Bắc Ninh, Hà Nam, Thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Miền Trung được chia làm 3 tiểu vùng:

* Bắc Trung Bộ : Bao gồm 06 tỉnh, đó là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

* Nam Trung Bộ : Bao gồm 07 tỉnh và 01 Thành phố, đó là Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

* Tây Nguyên : Bao gồm 05 tỉnh, đó là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng.

Hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ [Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có khi được gọi tắt là Nam Trung Bộ] được gọi chung là Duyên hải miền Trung. Khối núi Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân được coi là ranh giới giữa Bắc và Nam Trung Bộ.

Nam Bộ được chia làm 2 vùng chính:

* Vùng Đông Nam Bộ : Bao gồm 5 tỉnh và 1 thành phố, đó là Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh

* Vùng đồng bằng sông Cửu Long [Còn gọi là Tây Nam Bộ hay Miền Tây] : Bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố, đó là Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ

Chủ Đề