Bình thiên hạ là như thế nào

Đấy là câu nói nổi tiếng của Khổng Tử mà chúng ta người phương Đông ít nhiều được nghe. Theo Khổng Tử, nếu một người muốn bình thiên hạ, thì trước hết phải tu thân cái đã. Muốn quản lý được đất nước, thì trước mắt quản lý cái gia đình nhỏ của mình cho xong đi đã. Những việc đó làm chưa xong, hay làm chưa được thì đừng vội nói các điều to tát hay hy vọng có đủ dũng khí để có thể kinh bang tế thế.

Bình thiên hạ là như thế nào

Tôi luôn đi tìm lời giải đáp của câu hỏi, vì sao Novak Djokovic, Rafael Nadal và Roger Federer có thể thống trị lâu và dài đến như vậy? Tạm bỏ qua các yếu tố chuyên môn về những khái niệm thiên tài, nỗ lực, hay cách chơi tennis, rồi thì y học hiện đại can thiệp, hay sự chuyên nghiệp của họ, thậm chí là sự bất tài của nhóm “Next Gen”. Tôi nhận ra 2 điểm chung mà ít người để ý của 3 tay vợt này, một vấn đề rất ngoài chuyên môn.

– Thứ nhất: họ không xăm mình.

– Thứ hai: họ không có scandal tình ái.

Trong một xã hội mà những người của công chúng có nhu cầu xăm mình để thể hiện cá tính, tôn chỉ, mục tiêu, hay gửi thông điệp thì Nole, Rafa và FedEx đứng ngoài cuộc chơi ấy với sự trơn tru trên thân thể. Cả 3 người Nole, Rafa và FedEx đều không xăm mình.

Điểm đặc biệt thứ 2 của 3 người này, đó là họ rất chung thủy trong một tình yêu mà họ đã lựa chọn.

Bình thiên hạ là như thế nào

Nadal và Nole đều quen bạn gái của mình từ … thời trung học. Nole hẹn hò với Jelena từ năm 2005, còn Nadal hẹn hò với Xisca Perello cũng từ năm 2005. Gặp nhau, nhận ra nhau, và hẹn hò với nhau. Những năm tiếp theo, Nadal và Nole đi đến đỉnh cao danh vọng. Họ vẫn quen với người con gái thời trung học ấy. Còn Roger Federer quen Mirka đến giờ đã 20 năm tròn. Kể từ ngày Mirka bị chấn thương mà giải nghệ, chưa bao giờ Mirka rời xa Federer trong mỗi trận đấu. Khóc, cười cùng anh trong thất bại hay chiến thắng.

Sự thống trị của Nole, Nadal, Federer gắn liền với sự chung thủy của họ với người phụ nữ mộc mạc mà họ lựa chọn. Và những người phụ nữ ấy cũng không bao giờ lợi dụng tên tuổi của chồng để showbiz.

Từ hai điểm chung đó, tôi nhận ra, 3 tay vợt này sở dĩ đứng ở vị trí như hôm nay, chính bởi họ đã làm đúng được những gì mà Khổng Tử từng viết: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Bạn đọc nhé:

– “Trị quốc” ư? Nghe có vẻ vua chúa, tổng thống quá. Tuy vậy hãy nhìn các đóng góp của 3 tay vợt ấy dành cho quê nhà Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Serbia. Từ những quỹ từ thiện, trường học, đến các học viện tennis. Không cần phải quân đội hay chính sách tốt cho người dân no đủ, đấy cũng là một cách “trị quốc” bình dân trong khả năng của những người có sức ảnh hưởng đó thôi.

– Còn “Bình thiên hạ” thì chắc không cần nói đến nữa. 15 năm qua, 3 con người đó thống trị làng tennis. Cả thiên hạ quy phục họ và ngưỡng mộ họ. Cả lịch sử tennis nằm dưới chân của 3 tay vợt đó.

Và để làm được điều đó, họ cần “tề gia” và “tu thân”.

Bình thiên hạ là như thế nào

– Tu thân: Với Federer đó là sự “tu thân” của một người nóng tính, chuyên đập vợt khi giận dữ trở thành một biểu tượng chuẩn mực về sự lịch lãm quý tộc trong tennis. Với Nadal đó là cách vượt quá những chấn thương tưởng như không gượng dậy nổi, để thành con người cứng như sắt thép. Còn với Nole, đấy là việc khắc phục các điểm yếu về tâm lý, mà “tu thân” thành tay vợt có thể ngạo nghễ cười trước những kẻ anti mình.

– Tề gia: 15-20 năm chung thủy với một bóng hình. Không scandal ái tình. Hạnh phúc bên những người phụ nữ ở cạnh họ từ ngày đầu đến khi thành các tay vợt triệu đô huyền thoại. Đây là một điều rất khó. Thường có câu nói “Dùng lửa thử vàng, dùng vàng thử đàn bà và dùng đàn bà thử đàn ông”. Phụ nữ đẹp chính là điểm yếu của đàn ông. Và tất cả đàn ông trên đời đều rúng động trước phụ nữ đẹp. Nhưng Novak Djokovic, Rafael Nadal và Roger Federer chưa bao giờ “sang đổi vợ”.

Sự thống trị của “Big 3” với tổng số 55 Grand Slams là điều gì đó vượt quá sức tưởng tượng của nhiều người. Và việc giữ vững được bản thân trên đỉnh cao ấy, có lẽ đến từ việc nhỏ là “tu thân” và “tề gia”.

Chúng ta bận nhìn vào những phù phiếm hay phấn son, mà không thấy những bài học rất nhỏ từ những con người rất thành công như thế này. Dẫu chỉ là trong một môn thể thao, họ đã nói với bạn hơn cả một cuốn sách dạy làm người.

Sở vị bình thiên hạ tại trị kì quốc giả:thượng lão lão nhi dân hưng hiếu, thượng trưởng trường nhi dân hưng đệ, thượng tuất cô nhi dân bất bội, thị dĩ quân tử hữu kiết củ chi đạo dã.

Nói rằng bình trị thiên hạ,  trước tiên ở trị lí quốc gia. Là bởi vì nếu nhà vua tôn kính người già,  thì dân chúng sẽ dấy lên phong khí hiếu kính;  nếu nhà vua trọng người huynh trưởng,  thì dân chúng sẽ dấy lên phong khí đễ nhượng;  nếu nhà vua thương xót kẻ cô độc thì dân chúng sẽ không rời bỏ. Vì thế người quân tử có cái "đạo hiệt cử" vậy.

所惡於上, 毋以使下; 所惡於下, 毋以事上; 所惡於前, 毋以先後; 所惡於後, 毋以從前; 所惡於右, 毋以交於左; 所惡於左, 毋以交於右。此之謂絜矩之道。

Sở ác ư thượng, vô dĩ sử hạ; sở ác vu hạ, vô dĩ sự thượng; sở ác ư tiền, vô dĩ tiên hậu; sở ác ư hậu, vô dĩ tùng tiền; sở ác ư hữu, vô dĩ giao ư tả; sở ác ư tả, vô dĩ giao ư hữu. Thử chi vị kiết củ chi đạo.

Điều gì mình chán ghét ở người trên [của mình],  thì chớ đem điều đó mà sai khiến người dưới;  điều gì mình chán ghét ở người dưới [của mình] thì chớ đem điều đó mà thờ người trên;  điều gì mình chán ghét ở người trước mình,  thì chớ đem điều đó mà đối xử với người sau mình;  điều gì mình chán ghét ở người sau mình thì chớ đem điều đó mà đối xử với người trước mình;  điều gì mình chán ghét ở người bên hữu mình,  thì chớ đem điều đó mà giao vãng với người bên tả mình;  điều gì mình chán ghét ở người bên tả mình,  thì chớ đem điều đó mà giao vãng với người bên hữu mình. Như thế gọi là "đạo hiệt cử".

《詩》云:「樂只君子, 民之父母。」民之所好好之, 民之所惡惡之, 此之謂民之父母。

Thi vân: “lạc chỉ quân tử, dân chi phụ mẫu.” Dân chi sở hảo hảo chi, dân chi sở ố ác chi, thử chi vị dân chi phụ mẫu. 

Kinh Thi nói: "Vui thay người quân tử,  là cha mẹ của dân". Điều gì dân thích,  thì mình thích,  điều gì dân ghét,  thì mình ghét. Như vậy thì gọi là cha mẹ dân. (Thi. Tiểu nhã. Nam Sơn hữu đài,  chương 2,  câu 3-4).

《詩》云:「節彼南山, 維石巖巖。赫赫師尹, 民具爾瞻.。」有國者不可以不慎, 辟則為天下戮矣。

Thi vân: “tiết bỉ nam sơn, duy thạch nham nham. Hách hách sư duẫn, dân cụ nhĩ chiêm.”  Hữu quốc giả bất khả dĩ bất thận, tịch tắc vi thiên hạ lục hĩ.

Kinh Thi nói: "Núi Nam cao vòi vọi kia,  chỉ có đá trập trùng. Quan Thái sư họ Doãn hiển hách. Dân chúng đều trông ngóng vào ngài". Người cai trị quốc gia không thể không thận trọng,  một khi xa rời chính đạo tất sẽ bị thiên hạ trừng phạt. (Thi Tiểu nhã. Tiệt Nam sơn,  chương 1,  câu 1-4).

《詩》云:「殷之未喪師, 克配上帝。儀監於殷, 峻命不易 」道得眾則得國, 失眾則失國。

Thi vân: “ân chi vị táng sư, khắc phối thượng đế. Nghi giam ư ân, tuấn mệnh bất dịch.” Đạo đắc chúng tắc đắc quốc, thất chúng tắc thất quốc.

Kinh Thi nói: "Khi nhà Ân chưa mất dân chúng,  thì đạo đức phù hợp với Thượng đế. Nên soi vào [tấm gương diệt vong của] nhà Ân,  [để biết rằng giữ được] mệnh Trời là không dễ". Đạo trị nước: được dân chúng thì được nước,  mất dân chúng thì mất nước.
(Thi Đại nhã. Văn Vương,  chương 6,  câu 5-8).

是故君子先慎乎德; 有德此有人, 有人此有土, 有土此有財, 有財此有用。

Thị cố quân tử tiên thận hồ đức. Hữu đức thử hữu nhân, hữu nhân thử hữu thổ, hữu thổ thử hữu tài, hữu tài thử hữu dụng.

Vì thế người quân tử trước hết cẩn thận về đức,  có đức tất thì mới có được nhân dân,  có nhân dân mới có được đất đai;  có đất đai mới có được của cải;  có của cải mới có thể sử dụng.

德者本也, 財者末也, 外本內末, 爭民施奪。是故財聚則民散, 財散則民聚。

Đức giả bổn dã, tài giả mạt dã, ngoại bổn nội mạt, tranh dân thi đoạt. Thị cố tài tụ tắc dân tán, tài tán tắc dân tụ.

Đức là cái gốc,  của là cái ngọn. Để cái gốc ra ngoài (coi thường cái đức) để cái ngọn vào trong (coi trọng của cải) thì sẽ phải tranh dân đoạt lợi.

是故言悖而出者, 亦悖而入; 貨悖而入者, 亦悖而出。

Thị cố ngôn bội nhi xuất giả, diệc bội nhi nhập; hóa bội nhi nhập giả, diệc bội nhi xuất.

Vì thế [chỉ chăm lo] tích tụ của cải,  thì dân chúng sẽ li tán,  của cải phân tán [ra cho dân] thì dân chúng sẽ tụ họp. Vì thế nói ra với dân chúng những lời trái lẽ,  thì sẽ thu về những sự trái nghịch,  thu về những của cải bằng thủ đoạn bội nghịch,  thì cũng sẽ bị người ta dùng thủ đoạn bội nghịch mà tước đoạt đi (của vào trái lẽ thì cũng ra một cách trái lẽ).

《康誥》曰:「惟命不於常!」道善則得之, 不善則失之矣。

Khang cáo viết: “duy mệnh bất ư thường!” đạo thiện tắc đắc chi, bất thiện tắc thất chi hĩ.

Thiên Khang cáo nói: "Mệnh trời chẳng phải mãi mãi bất biến". Đạo Trời là: người thiện thì được mệnh Trời,  người bất thiện thì mất mệnh Trời vậy.

楚書曰:「楚國無以為寶, 惟善以為寶。」舅犯曰:「亡人無以為寶, 仁親以為寶。」

Sở thư viết: “Sở Quốc vô dĩ vi bảo, duy thiện dĩ vi bảo.” Cữu phạm viết: “vong nhân vô dĩ vi bảo, nhân thân dĩ vi bảo.”


Sở thư nói: "Nước Sở chẳng có cái gì đáng gọi là của quý,  chỉ có đức thiện đáng coi là của quý". Cữu Phạm cũng nói: "Người lưu vong không có cái gì đáng gọi là của quý,  chỉ có phẩm đức nhân ái hiếu kính đáng coi là của quý mà thôi".

《秦誓》曰:「若有一介臣, 斷斷兮無他技, 其心休休焉, 其如有容焉。人之有技, 若己有之; 人之彥聖, 其心好之, 不啻若自其口出。實能容之, 以能保我子孫黎民, 尚亦有利哉!人之有技, 媢嫉以惡之; 人之彥聖, 而違之俾不通。實不能容, 以不能保我子孫黎民, 亦曰殆哉!」

Tần thệ viết: “nhược hữu nhất giới thần, đoạn đoạn hề vô tha kĩ, kì tâm hưu hưu yên, kì như hữu dung yên. Nhân chi hữu kĩ, nhược kỷ hữu chi; nhân chi ngạn thánh, kì tâm hảo chi, bất thí nhược tự kì khẩu xích. Thật năng dung chi, dĩ năng bảo ngã tử tôn lê dân, thượng diệc hữu lợi tai! nhân chi hữu kĩ, mạo tật dĩ ác chi; nhân chi ngạn thánh, nhi vi chi tỉ bất thông. Thật bất năng dung, dĩ bất năng bảo ngã tử tôn lê dân, diệc viết đãi tai!”

Thiên Tần thệ nói: Nếu như có được một đại thần thật thà thành khẩn,  chẳng hề có tài năng gì khác,  chỉ có tấm lòng khoan hòa,  như có một lượng chứa lớn,  thì tài năng của người khác,  khác nào như đại thần ấy có tài năng;  đức tốt của người khác đại thần ấy thật lòng ưa thích,  chẳng những là tự miệng nói ra,  mà thực sự có thể dung nạp,  nên có thể che chở cho con cháu và trăm họ của ta,  mà còn có lợi cho cả đất nước!

[Còn nếu] người khác có tài,  đem lòng ghen ghét đố kị,  người khác có đức tốt,  thì chèn ép không để cho tiếp cận với nhà vua. Người như vậy thì không thể dung nạp ai,  bởi thế người ấy chẳng thể chở che cho con cháu trăm họ của ta,  mà còn nguy hại cho cả đất nước.

唯仁人放流之, 迸諸四夷, 不與同中國, 此謂唯仁人為能愛人, 能惡人。

Duy nhân nhân phóng lưu chi, bính chư tứ di, bất dữ đồng Trung Quốc, thử vị duy nhân nhân vi năng ái nhân, năng ác nhân.

Người nhân phải đem hạng người đố kị ấy mà đày đi xa,  đuổi chúng đến tứ di,  không cho chúng được cùng ở đất Trung Nguyên. Đó chính là "chỉ có người nhân mới có thể biết yêu người,  mới có thể biết ghét người".

見賢而不能舉, 舉而不能先, 命也; 見不善而不能退, 退而不能遠, 過也。好人之所惡, 惡人之所好, 是謂拂人之性, 菑必逮夫身。

Kiến hiền nhi bất năng cử, cử nhi bất năng tiên, mệnh dã; kiến bất thiện nhi bất năng thối, thối nhi bất năng viễn, quá dã. Hảo nhân chi sở ác, ác nhân chi sở hiếu, thị vị phất nhân chi tính, tai tất đãi phu thân.

Thấy người hiền mà không chịu tiến cử,  tiến cử mà không chịu đưa tên trước lên trên mình,  như thế là khinh mạn. Thấy người xấu mà không chịu triệt thoái,  triệt thoái mà không chịu xa lánh,  như thế là sai trái. Ưa thích điều mà mọi người ghét,  ghét bỏ điều mà mọi người ưa thích,  như thế gọi là làm trái ngược với bản tính con người,  tai nạn chắc chắn sẽ giáng vào thân.

是故君子有大道, 必忠信以得之, 驕泰以失之。生財有大道。生之者眾, 食之者寡, 為之者疾, 用之者舒, 則財恆足矣。

Thị cố quân tử hữu đại đạo, tất trung tín dĩ đắc chi, kiêu thái dĩ thất chi. Sinh tài hữu đại đạo. Sanh chi giả chúng, thực chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư, tắc tài hằng túc hĩ.

Vì thế người quân tử có đạo lớn,  ắt phải có được bằng lòng trung tín,  và sẽ mất đạo ấy bởi lòng kiêu ngạo và thói xa hoa. Tích tụ được của cải có một đạo lí lớn: người làm ra của cải thì đông,  người hưởng thụ của cải thì ít,  làm ra của cải thì chóng mà tiêu dùng của cải thì chậm. Như vậy thì của cải luôn luôn dồi dào sung túc.

仁者以財發身, 不仁者以身發財。未有上好仁而下不好義者也, 未有好義其事不終者也, 未有府庫財非其財者也。

Nhân giả dĩ tài phát thân, bất nhân giả dĩ thân phát tài. Vị hữu thượng hảo nhân nhi hạ bất hảo nghị giả dã, vị hữu hảo nghị kì sự bất chung giả dã, vị hữu phủ khố tài phi kì tài giả dã.

Người nhân thì dùng của để phát huy thân mình;  kẻ bất nhân thì đem thân mình để phát triển của cải. Chưa từng có bao giờ vua ưa thích điều nhân mà dân chúng lại không yêu điều nghĩa;  cũng chưa từng có bao giờ dân chúng yêu điều nghĩa mà công việc lại không thành. Cũng chưa từng có bao giờ của cải ở trong kho lẫm lại không phải là của cải của người có của .

孟獻子曰:「畜馬乘, 不察於雞豚; 伐冰之家, 不畜牛羊; 百乘之家, 不畜聚斂之臣。與其有聚斂之臣, 寧有盜臣。」此謂國不以利為利, 以義為利也。

Mạnh Hiến tử viết: “súc mã thừa, bất sát ư kê đồn; phạt băng chi gia, bất súc ngưu dương; bách thặng chi gia, bất súc tụ liễm chi thần. Dữ kỳ hữu tụ liễm chi thần, nịnh hữu đạo thần.” Thử vị quốc bất dĩ lợi vi lợi, dĩ nghị vi lợi dã.

Mạnh Hiến Tử nói: "Trong nhà có xe có ngựa thì không xét đến [món lợi nhỏ của] việc nuôi gà nuôi lợn,  trong nhà đủ sức chứa nước đá [ướp dùng lễ vật] thì không nên nuôi trâu nuôi dê. Hễ đã là quan khanh có đến trăm cỗ xe,  thì không nuôi những gia thần quen thói vơ vét. Thà nuôi kẻ gia thần hay ăn trộm của mình còn hơn là nuôi kẻ gia thần thạo việc vơ vét cho mình. Đó gọi là quốc gia không nên lấy lợi làm lợi mà nên lấy nghĩa làm lợi vậy.


 

長國家而務財用者, 必自小人矣。彼為善之, 小人之使為國家, 菑害竝至。雖有善者, 亦無如之何矣!此謂國不以利為利, 以義為利也。

Trường quốc gia nhi vụ tài dụng giả, tất tự tiểu nhân hĩ. Bỉ vi thiện chi, tiểu nhân chi sử vi quốc gia, ? hại tịnh chí. Tuy hữu thiện giả, diệc vô như chi hà hĩ!thử vị quốc bất dĩ lợi vi lợi, dĩ nghị vi lợi dã.

Đứng đầu một quốc gia mà chỉ một mực vơ vét của cải ắt là do mưu kế của kẻ tiểu nhân. Nếu nhà vua tán thưởng kẻ tiểu nhân ấy,  dùng kẻ tiểu nhân ấy mà cai trị quốc gia,  thì thiên tai nhân hoạ ắt sẽ cùng ùa đến. Lúc đó dẫu có người thiện đức cũng chẳng còn làm sao được nữa. Đó gọi là quốc gia không biết lấy nghĩa làm lợi mà chỉ biết lấy lợi làm lợi vậy.