Mồ hôi ra ở vùng cổ là triệu chứng gì năm 2024

Đổ mồ hôi là phản ứng sinh lý bình thường của con người khi cảm thấy nóng nực. Ngoài ra khi thần kinh căng thẳng, xúc động mạnh, con người cũng đổ mồ hôi rất nhiều. Thực chất là do dây thần kinh bị căng lại khiến cho quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra nhanh hơn, phần lớn mồ hôi xuất hiện trên lòng bàn tay, cổ, mặt…

Điều đáng chú ý, nếu cơ thể vẫn tiết nhiều mồ hôi trong điều kiện nhiệt độ bình thường, không vận động hoặc các kích thích bên ngoài khác, đó là một tín hiệu cho thấy cơ thể đang có vấn đề. Nếu thấy mồ hôi xuất hiện bất thường ở một số bộ phận này, cần đặc biệt chú ý, một trong số đó là dấu hiệu báo trước của một cơn đột quỵ .

1. Đầu đổ mồ hôi nhiều

Khi dạ dày và tỳ vị yếu, tình trạng nghiêm trọng, biểu hiện thường thấy là đầu đổ nhiều mồ hôi hơn, kèm theo đó là các triệu chứng như ớn lạnh, sốt, nước tiểu nổi bọt, lưỡi vàng và nhờn.

Trong khi đó, đầu là nơi chứa nhiều mô thần kinh, khi quá trình lưu thông máu trong cơ thể bị tắc nghẽn, lượng máu cung cấp lên não không đủ, khiến các mô thần kinh bị ảnh hưởng, làm tăng sự bài tiết tuyến mồ hôi ở đầu. Người già cần đặc biệt lưu ý, vì đó có thể là dấu hiệu khởi phát của bệnh tim.

2. Ra mồ hôi tay chân

Ngoài các tác nhân kích thích bên ngoài như vận động, đổ mồ hôi tay chân còn là biểu hiện của thiếu máu, người có gan thận yếu, bệnh thận mãn tính, bệnh lao. Những loại bệnh này còn khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sinh lực, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đau lưng…

Mồ hôi ra ở vùng cổ là triệu chứng gì năm 2024

3. Mồ hôi đầm đìa sau gáy

Thông thường, đổ mồ hôi ở cổ là do quá trình vận động mạnh, quá sức. Tuy nhiên, trong trường hợp thường xuyên đổ mồ hôi ở cổ, kèm theo cảm giác hồi hộp, run tay, suy nhược, đó là biểu hiện của hạ đường huyết. Khi lượng đường huyết trong cơ thể thấp, máu sẽ cô đặc lại để tăng đường huyết, biểu hiện đặc trưng là đổ mồ hôi đầm đìa sau gáy. Đối với một số bệnh nhân tiểu đường, hạ đường huyết là tình trạng phổ biến, nếu không được xử lý kịp thời rất dễ xảy ra tai biến.

4. Đổ mồ hôi nửa người

Đổ mồ hôi nửa người hay còn gọi là mồ hôi cục bộ, thường chỉ đổ mồ hôi một nửa người bên trái hoặc phải, bên trên hoặc dưới. Thông thường, tình trạng này xuất hiện nhiều ở người già, bệnh nhân bị phong tê thấp hoặc liệt nửa người.

Mồ hôi ra ở vùng cổ là triệu chứng gì năm 2024

Tình trạng đổ mồ hôi nửa người không phổ biến, nhưng nếu kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đó có thể là dấu hiệu của tai biến mạch máu não.

Tình trạng đổ mồ hôi nửa người không phổ biến, nhưng nếu kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đó có thể là dấu hiệu của tai biến mạch máu não, cần đặc biệt chú ý.

5. Đổ mồ hôi ở ngực

Đổ mồ hôi ở ngực có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường, các dây thần kinh điều khiển tuyến mồ hôi ở ngực sẽ tăng lên, khiến các bộ phận tiết mồ hôi không đối xứng, dẫn tới tình trạng người bệnh sẽ ra nhiều mồ hôi dù ở trong nhiệt độ phòng bình thường.

Ngoài ra, khi ngực đổ nhiều mồ hôi cũng có thể là do tỳ vị và dạ dày có vấn đề, Lúc này, quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra rất chậm, quá trình vận chuyển oxy cũng không suôn sẻ.

6. Đổ mồ hôi ở mũi

Mồ hôi ra ở vùng cổ là triệu chứng gì năm 2024

Đổ mồ hôi ở mũi cần đặc biệt chú ý.

Đây cũng là một tình trạng đáng quan tâm. Nhìn chung, mũi hiếm khi đổ mồ hôi, nhưng khi thấy có tình trạng này, bạn cần quan tâm tới sức khỏe của phổi nhiều hơn. Phổi liên kết chặt chẽ với mũi thông qua đường hô hấp, khi nó bị tổn thương, mũi không khỉ đổ mồ hôi mà còn bị sưng tấy.

Đặc biệt, đối với một số người bị viêm mũi dị ứng, hút thuốc lá lâu ngày, khả năng mắc các bệnh về mũi càng tăng cao. Lúc này, bạn cần chú ý bảo vệ phổi bằng cách uống nhiều nước, hạn chế hút thuốc, hít thở không khí trong lành để phổi hoạt động bình thường trở lại và giảm triệu chứng ra mồ hôi.

Hiện tượng trán ra mồ hôi đơn thuần, nếu không kèm theo triệu chứng gì thì là bình thường. Nếu là người bị bệnh nặng, mồ hôi trán vã ra không ngừng biểu hiện bệnh đang tiến triển xấu đi, phải cảnh giác. Đột nhiên xuất hiện một bên trán ra mồ hôi thường là biểu hiện xơ vữa động mạch, hoặc u chèn ép hạch giao cảm.

Mồ hôi mũi:

Cho thấy tình trạng miễn dịch đang khá thấp, cần phải tăng cường khả năng miễn dịch.

Mồ hôi ở phần cổ:

Tuyến mồ hôi phân bố rất ít ở vùng cổ, cho nên rất ít người bị ra mồ hôi ở cổ. Nếu thường xuyên ra mồ hôi ở cổ có thể có liên quan tới sự mất cân bằng của nội tiết của cơ thể.

Mồ hôi ngực:

Mồ hôi ra nhiều ở ngực chủ yếu là những người hoạt động trí óc nhiều, thường kèm theo các triệu chứng như: tinh thần thường xuyên mệt mỏi, ăn ngủ kém, hay mơ… Nguyên nhân do tuần hoàn máu quá chậm, vận chuyển dưỡng khí không thông suốt.

Nách:

Dưới cánh tay là nơi tuyến mồ hôi phân bố khá nhiều, cho nên dễ có mồ hôi. Nhưng nếu mồ hôi quá nhiều, lại còn nặng mùi nữa, có thể do thức ăn (tỏi, hành tây…) hoặc do vi khuẩn sinh mùi làm tổn thương các tuyến tiết…

Mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân:

Do tinh thần thường xuyên căng thẳng, hay bị kích động, sợ hãi… làm ảnh hưởng đến thần kinh thực vật.

Mồ hôi ở lưng:

Có rất ít tuyến mồ hôi phân bố ở lưng cho nên khi ra mồ hôi ở lưng chứng tỏ cơ thể bị mất cân bằng do suy nhược, mệt mỏi kéo dài.

Mồ hôi ra ở vùng cổ là triệu chứng gì năm 2024

Bất thường về màu sắc mồ hôi

Hiện tượng mồ hôi tiết ra có thể bắt màu xanh, đen, đỏ nhưng phổ biến là màu vàng, do trong mồ hôi có nhiều chất tạo sắc tố, lúc gặp ánh mặt trời bị oxy hóa và đổi màu. Đây là một hiện tượng rối loạn chức phận tiết mồ hôi kèm theo rối loạn chuyển hóa một số chất trong thành phần mồ hôi. Nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng này hiện nay y học vẫn chưa giải thích được rõ ràng. Có nhiều tác giả cho là do nguyên nhân rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh giao cảm, tác hại của một số nấm, vi khuẩn, ký sinh trên da.

Ra mồ hôi màu tuy không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng thường gây phiền phức và gây mùi khó chịu (hôi nách) ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân trong quá trình tiếp xúc với xã hội.

Bất thường về mùi

Mồ hôi có mùi khai:

Nếu mồ hôi đột nhiên có mùi lạ và khai, có thể bệnh nhân đang bị nhiễm độc chất urat. Quá trình nhiễm độc này xảy ra khi bị rối loạn chuyển hóa chất urat trong cơ thể. Chất urat vốn có nhiều trong thức ăn, trong các chất protein. Khi cơ thể bị nhiễm độc, thận không kịp đào thải qua đường nước tiểu, chất này sẽ ứ lại trong máu, và thoát ra đường mồ hôi, dẫn đến mồ hôi có mùi khai như nước tiểu.

Mồ hôi có mùi thơm:

Mồ hôi có mùi thơm thường thấy ở người bị đái tháo đường khi có nhiễm độc aceton.

Mồ hôi tanh mùi cá ươn:

Những thực phẩm giàu cholin (lòng đỏ trứng, gan, cá biển - nhất là cá sụn, đậu...) khi vào đại tràng sẽ phân giải thành Trimethylamine (TMA) - một hợp chất có mùi tanh cá. Nhờ enzymflavin chứa monooxygenase 3 (FMO3), TMA bị phân hủy thành chất không mùi. Một số ít người bị thiếu enzym FMO3 nên chất TMA còn lại theo đường máu đi khắp cơ thể và thải ra ngoài làm cho hơi thở, nước tiểu, mồ hôi bốc mùi tanh như cá ươn. Một số trường hợp có tính di truyền.