Chính sách dồn điền đổi thửa là gì năm 2024

(TN&MT) - Bạn đọc Hà Khánh An (Chương Mỹ, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có 4 mảnh đất ruộng. Nhưng 4 mảnh này lại xa nhau. Nay, gia đình tôi muốn dồn điền đổi thửa để được 1 mảnh ruộng lớn. Xin hỏi, trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dung đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dồn điền đổi thửa được quy định như thế nào? Ở văn bản pháp luật nào?

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện " dồn điền đổi thửa" như sau: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.

UBND cấp xã lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Chính sách dồn điền đổi thửa là gì năm 2024
Ảnh minh họa

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án trình UBND cấp huyện phê duyệt và chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi ruộng đất theo phương án được duyệt.

Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính.

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nộp hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận.

Văn phòng Đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung thay đổi vào đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất; lập hoặc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; tổ chức trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Trường hợp người sử dụng đất đang thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng thì Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện trao Giấy chứng nhận đồng thời giữa ba bên gồm: Văn phòng Đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng theo quy định như sau: Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Văn phòng Đắng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp; tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng Đăng ký đất đai để quản lý.

Xin lưu ý, trong quá trình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, Nhà nước khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thỏa thuận với nhau về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp và có lập thành văn bản để làm căn cứ chuyển đổi. Cùng với đó, UBND xã lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn lên trên UBND huyện xem xét, phê duyệt dựa trên sự thảo luận thống nhất tại các thôn, xóm, đội và đảm bảo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của người dân về việc sử dụng đất, cân đối diện tích đất và đã xử lý xong những vướng mắc sau đăng ký thực hiện dồn điền đổi thửa.

UBND xã có trách nhiệm phải thực hiện phương án dồn điền đổi thửa theo đúng phương án đã được UBND cấp huyện phê duyệt.

(Báo Quảng Ngãi)- Dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) bằng hình thức xã hội hóa giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, mang lại hiệu quả cao.

Dồn điền, đổi thửa bằng hình thức xã hội hóa, tức là toàn bộ chi phí thực hiện, kể cả đo đạc, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) sau DĐĐT được lấy từ nguồn thu hồi đất dư thừa.

![Người dân xã Bình Chương (Bình Sơn) đồng thuận cao với việc dồn điền, đổi thửa bằng hình thức xã hội hóa. ](https://i0.wp.com/baoquangngai.vn/file/8a10a0d36ccebc89016ce0c6fa3e1b83/032024/48606117065eff626c41bd7cbd0d79-1be5-4e2f-9701-edcfbdeb7729_20240313082737.jpeg) Người dân xã Bình Chương (Bình Sơn) đồng thuận cao với việc dồn điền, đổi thửa bằng hình thức xã hội hóa.

Gia tăng hiệu quả sản xuất

Bà Nguyễn Thị Mùi, ở thôn 7, xã Đức Tân (Mộ Đức) cho biết, trước đây, ruộng ở các xứ đồng như Quảng Ba, Cây Cam, Ruộng Hóc và Đồng Đế ở thôn 7 chỗ cao chỗ thấp, khi thì thiếu nước, lúc thì ngập úng. Từ khi DĐĐT, ruộng bằng phẳng, mương nước chạy quanh, đường sá rộng rãi. Từ vụ hè thu 2023 đến nay, nông dân không còn phải thức khuya dậy sớm để canh lấy nước, mà chỉ cần rút ống là nước tự chảy vào ruộng. Ruộng được gom thành diện tích lớn, lại gần đường, cạnh mương nên máy băm, máy gặt đến tận bờ, việc sản xuất thuận lợi và hiệu quả hơn trước. Vụ sản xuất hè thu năm 2023, năng suất lúa đạt 65 tạ/ha, cao hơn trước gần 10 tạ/ha.

Hỗ trợ dồn điền, đổi thửa Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa” đối với đất nông nghiệp trồng cây hằng năm trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo. Theo đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% cho công tác đo đạc, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ sau khi thực hiện DĐĐT. Đối với kinh phí hỗ trợ chỉnh trang đồng ruộng và lập hồ sơ thiết kế, dự toán, xây dựng phương án thì ngân sách cấp tỉnh 30%, cấp huyện 60% và cấp xã 10%.

Còn ông Bùi Lịch, ở thôn 7, xã Đức Tân cho hay, năm 2022, khi chính quyền thông tin về DĐĐT theo hình thức xã hội hóa, tôi lo ngại doanh nghiệp tập trung lấy đất sét, dẫn đến ruộng ngập úng và tốn chi phí làm lại giấy CNQSDĐ. Khi được cán bộ giải thích tường tận, chính quyền cam kết mọi thủ tục cũng như chi phí thực hiện cấp giấy CNQSDĐ sẽ do xã đảm nhận, nên tôi yên tâm. Cuối năm 2023, việc DĐĐT hoàn thành, 4 sào ruộng nhà tôi được gom về một thửa với diện tích gần 2.000m2, đường rộng, mương nước bao quanh, việc sản xuất thuận lợi hơn trước rất nhiều.

Tại xã Bình Chương (Bình Sơn), việc DĐĐT bằng hình thức xã hội hóa đã nhận được sự đồng thuận lớn từ người dân. Ông Lộ Ngọc Tân, ở thôn Ngọc Trì cho biết, ruộng ở đây vừa xấu, vừa lồi lõm, nhiều khu vực ruộng bậc thang nên thường bị thiếu nước, năng suất lúa bình quân chỉ đạt từ 50 - 52 tạ/ha. Thêm vào đó, việc vận chuyển lúa, rơm rạ phải đi trên bờ ruộng, vì không có đường nội đồng. Sau khi được DĐĐT, đường rộng hơn 3m, máy làm đất, máy gặt đập liên hợp đến tận nơi. Kênh mương bố trí hợp lý nên nước Thạch Nham chảy về tận ruộng, hiệu quả sản xuất cao hơn, nhiều diện tích ruộng bỏ hoang đã được người dân khôi phục. Vụ sản xuất hè thu 2023, 100% diện tích được gieo sạ, năng suất lúa đạt trên 62 tạ/ha, cao hơn trước 11 tạ/ha. Những thửa ruộng mới được xã đăng ký và thực hiện thủ tục cấp giấy CNQSDĐ.

Theo đánh giá của chính quyền các địa phương và ngành nông nghiệp, DĐĐT bằng hình thức xã hội hóa mang lại hiệu quả rõ nét. Nhiều cánh đồng sau DĐĐT đã được quy hoạch liền vùng, liền thửa, tạo điều kiện đưa cơ giới vào sản xuất nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế từ 20 - 25% so với trước. Chính vì vậy, cùng với 2 xã Đức Tân và Bình Chương, từ năm 2022 đến nay, công tác DĐĐT bằng hình thức xã hội hóa đã được triển khai thực hiện tại các xã Đức Nhuận (Mộ Đức); Phổ Cường, Phổ Phong (TX.Đức Phổ); Tịnh Giang, Tịnh Minh (Sơn Tịnh); Nghĩa Thuận, Nghĩa Thắng (Tư Nghĩa), với tổng diện tích trên 260ha, kinh phí hơn 42 tỷ đồng.

Nâng cao hiệu quả quản lý đất đai

Năm 2022, xã Đức Tân tiên phong xây dựng phương án DĐĐT bằng hình thức xã hội hóa và được tỉnh thống nhất chủ trương thực hiện. Đến nay, xã đã hoàn thành DĐĐT hơn 34ha tại các xứ đồng ở thôn 7 và bàn giao cho người dân đưa vào sản xuất. Phó Chủ tịch UBND xã Đức Tân Phạm Thanh Sơn cho rằng, thành công trong DĐĐT bằng hình thức xã hội hóa là công khai, minh bạch thông tin cũng như phương án thực hiện, nhất là khối lượng, nội dung và nhu cầu kinh phí thực hiện.

Phương án xã hội hóa DĐĐT phải có sự giám sát của chính quyền các cấp và người dân; đồng thời thông báo, xét chọn công khai để các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện đăng ký tham gia. Sau DĐĐT, xã tập trung đo đạc, chỉnh lý biến động hồ sơ, vị trí thửa đất và đang thực hiện các thủ tục trình cấp thẩm quyền cấp giấy CNQSDĐ cho người dân. Đây vừa là cam kết với người dân, vừa là cách để chính quyền địa phương rà soát và nắm chắc diện tích, mục đích sử dụng đất.

![Sau dồn điền đổi thửa, sắp đến xã Đức Tân (Mộ Đức) tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư bê tông đường chính nội đồng. ](https://i0.wp.com/baoquangngai.vn/file/8a10a0d36ccebc89016ce0c6fa3e1b83/032024/38763667965eff743ee626ce4c477f-0964-4273-96e5-f29b63ab133e_20240313082922.jpeg) Sau dồn điền đổi thửa, sắp đến xã Đức Tân (Mộ Đức) tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư bê tông đường chính nội đồng.

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, việc DĐĐT còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, nhất là đối với diện tích đất công ích ở các địa phương. Chủ tịch UBND xã Bình Chương Phạm Thanh Hải cho biết, diện tích đất công ích do xã quản lý nằm rải rác tại nhiều xứ đồng, ở nhiều vị trí khác nhau nên vừa khó quản lý, vừa giảm hiệu quả sử dụng. Vậy nên, trong phương án DĐĐT, xã tính toán dồn đổi diện tích đất công ích tại mỗi xứ đồng về một thửa, tại một vị trí. Điều này vừa tạo thuận lợi trong hình thành vùng sản xuất tập trung, vừa có thể tham gia cùng với người dân hiến đất mở đường nội đồng, xây dựng kênh mương phục vụ sản xuất và vận chuyển nông sản.

Chính vì vậy, sau khi 24ha ở các xứ đồng xóm 4, thôn Ngọc Trì; Thổ Khâm, Thổ Đắc ở thôn An Điềm 2 được DĐĐT, người dân thôn An Điềm 2 đề nghị xã triển khai DĐĐT, chỉnh trang đồng ruộng có thu hồi đất dư thừa tại xứ đồng Giếng Mạch, Hóc Lâu với diện tích trên 16,7ha.

Chính sách dồn điền đổi thửa là gì năm 2024
Sau dồn điền, đổi thửa, cánh đồng xóm 4, thôn Ngọc Trì, xã Bình Chương (Bình Sơn) đã có đường lớn, mương bao bọc giúp việc sản xuất thuận lợi hơn.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Quang Trung cho rằng, mục tiêu của DĐĐT là tạo ra được những thửa đất có quy mô lớn hơn để bố trí lại sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn gắn với áp dụng cơ giới hóa; đồng thời tạo ra quỹ đất đáp ứng nhu cầu quy hoạch các công trình công cộng, vùng sản xuất tập trung nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Để đảm bảo mục tiêu trên, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của việc DĐĐT, công tác quản lý nhà nước về đất đai ở cấp xã phải chặt chẽ, nắm được cụ thể và chi tiết diện tích đất nông nghiệp thực tế tại địa phương sau DĐĐT. Đặc biệt, việc chỉnh lý biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy CNQSDĐ phải thực hiện kịp thời, vừa tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, vừa tránh tình trạng phát sinh tranh chấp, khiếu kiện ảnh hưởng đền quyền lợi của người dân.