Block tim là gì

Block nhánh phải là tình trạng xung điện truyền qua các buồng tim bên phải bị chậm hơn buồng tim bên trái khiến hai bên trái phải của tim không co bóp đồng thời. 

Block nhánh phải được phân thành hai loại: block nhánh phải hoàn toàn và block nhánh phải không hoàn toàn. Block nhánh phải không hoàn toàn là thể nhẹ hơn so với block nhánh phải hoàn toàn.

Trái tim được chia làm 4 ngăn, 2 ngăn trên được gọi là tâm nhĩ, 2 ngăn dưới được gọi là tâm thất. Trong một trái tim khỏe mạnh, tín hiệu điện sẽ bắt đầu từ nút xoang ở tâm nhĩ phải đi đến nút nhĩ thất, sau đó thông qua bó His [phải và trái] lan truyền đều xuống 2 tâm thất.

Ở người bệnh block nhánh phải, việc dẫn truyền tín hiệu điện qua bó nhánh phải và bó nhánh trái xuống tâm thất bị gián đoạn. Tín hiệu điện này truyền sang tâm thất trái trước khi đến tâm thất phải. Do đó, tâm thất phải sẽ co bóp muộn hơn so với bình thường.

2. Nguyên nhân block nhánh phải

Block nhánh phải thường là hậu quả của một bệnh lý, biến cố tim mạch, bệnh phổi hay di chứng của các thủ thuật can thiệp phẫu thuật trên tim. Cụ thể:

  • Bệnh lý tim mạch [bệnh cơ tim, tăng huyết áp, suy tim phải, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, các bệnh tim bẩm sinh] có thể làm tổn thương trực tiếp hoặc kéo căng bó nhánh phải, gây block nhánh phải.
  • Bệnh phổi, điển hình như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD], thuyên tắc phổi, tăng áp động mạch phổi.
  • Các thủ thuật can thiệp hoặc phẫu thuật trên tim như quá trình đặt ống thông tim phải, đốt ethanol để giảm vách ngăn trong bệnh cơ tim phì đại.
  • Tăng kali máu khiến quá trình dẫn truyền xung điện qua mô tim bị chậm lại, gây block nhánh phải.

Ngoài ra, suy nút xoang, bệnh Lenegre gây xơ hóa, vôi hóa hệ thống dẫn truyền là nguyên nhân ít phổ biến hơn của block nhánh phải nhưng thường gặp ở người cao tuổi.

3. Triệu chứng block nhánh phải

Block nhánh phải không phải lúc nào cũng có triệu chứng. Trên thực tế, nhiều người mắc block nhánh phải trong nhiều năm nhưng không hề có biểu hiện gì. Người bệnh thường chỉ tình cờ phát hiện ra bản thân bị block nhánh khi đi đo điện tâm đồ thăm khám bệnh khác. 

Ở những trường hợp vừa mắc block nhánh phải vừa mắc các bệnh tim mạch khác, người bệnh có thể có một số dấu hiệu dưới đây:

  • Hồi hộp, đánh trống ngực
  • Đau ngực, nặng ngực
  • Khó thở, mệt mỏi
  • Chóng mặt.

Đặc biệt, triệu chứng của block nhánh phải hoàn toàn rõ rệt hơn block nhánh phải không hoàn toàn. Khi này, nhịp tim có thể xuống dưới 40 nhịp/phút khiến người bệnh bị choáng ngất, ngưng tim tạm thời.

Để chẩn đoán block nhánh phải, chính xác nhất là đo điện tâm đồ. Ngoài ra bạn cũng có thể cần siêu âm tim, chụp X-quang phổi… để tìm nguyên nhân gây block nhánh.

4. Bệnh block nhánh phải có nguy hiểm không?

Block nhánh phải nếu không gây ra triệu chứng và xuất hiện ở những người khỏe mạnh, không mắc hay có tiền sử bệnh tim mạch khác thì không nguy hiểm và không cần điều trị. Người bệnh chỉ cần tái khám định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi tiến triển của tình trạng block nhánh.

Ngược lại, ở người có bệnh tim, tiền sử mắc bệnh tim hoặc nghi ngờ có bệnh lý tim mạch, bệnh phổi, block nhánh phải sẽ nguy hiểm hơn và có nguy cơ gây tử vong cao hơn. Đặc biệt là sau một cơn đau tim [nhồi máu cơ tim] và hội chứng suy nút xoang. 

Khi này, bạn cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. Một số trường hợp nặng, người bệnh block phải sử dụng máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Block nhĩ thất là bệnh ảnh hưởng bởi rối loạn hệ thống xung điện - hệ thống quan trọng có vai trò điều khiển nhịp tim, đảm bảo cho hoạt động co bóp máu để tuần hoàn của tim hoạt động bình thường. Bệnh xảy ra do tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung quanh từ tâm nhĩ đến tâm thất. Mức độ nguy hiểm của Block nhĩ thất phụ thuộc vào cấp độ bệnh, vì thế chẩn đoán cấp độ rất quan trọng trong điều trị và cứu sống bệnh nhân.

1. Block nhĩ thất là bệnh gì?

Nhịp tim ổn định và tim hoạt động bơm máu theo chu kỳ bình thường giúp máu được lưu thông tốt nhất đến các cơ quan trong cơ thể cũng như nhận máu trở về để nạp thêm oxy. Để thực hiện được công việc này, cần duy trì nhịp tim ổn định, điều này nhờ vào hoạt động của hệ thống xung điện tim.

Block nhĩ thất là bệnh lý liên quan đến rối loạn xung điện

Vì thế bất cứ tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung động điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất đều gây ra Block nhĩ thất. Cụ thể quá trình này diễn ra như sau:

  • Nút nhĩ thất thực hiện dẫn truyền và kiểm soát các xung động điện tử tâm nhĩ đến tâm thất.

  • Xung động dẫn truyền từ nút xoang đến tâm nhĩ, giúp tâm nhĩ co bóp [thể hiện ở sóng P trên điện tâm đồ].

  • Xung điện truyền tiếp xuống nút nhĩ thất giúp tâm thất co bóp [thể hiện bằng phức bộ QRS trên điện tâm đồ].

Ở bệnh nhân Block nhĩ thất, xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị cản trở, vị trí tắc nghẽn có thể là nút nhĩ thất hoặc bó His. Tình trạng này có thể thấy rõ trên điện tâm đồ, khi khoảng PR kéo dài bất thường.

Tùy vào mức độ tắc nghẽn dẫn truyền xung điện mà bệnh Block nhĩ thất chia thành các mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng gồm: Block nhĩ thất cấp độ I, cấp độ II và cấp độ III.

Block nhĩ thất có thể gây tử vong do biến chứng bệnh không được cấp cứu kịp thời

2. Nguyên nhân dẫn tới Block nhĩ thất

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn chức năng dẫn truyền xung điện xảy ra ở bệnh nhân Block nhĩ thất, phổ biến như:

2.1. Nguyên nhân bẩm sinh

Các bệnh lý bẩm sinh như xoang mạch cảnh hoặc hội chứng quá mẫn cảm có thể ảnh hưởng đến tốc độ truyền xung điện, phát triển thành bệnh Block nhĩ thất với mức độ nghiêm trọng dần.

2.2. Nguyên nhân tổn thương

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây Block nhĩ thất, khi xảy ra tình trạng xơ hóa hoặc hoại tử hệ thống xung điện. Những nguyên nhân bệnh lý hoặc tổn thương dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim thành dưới.

  • Phẫu thuật sửa chữa van hai lá.

  • Xơ hóa vô căn của hệ thống dẫn truyền trong bệnh Lev, bệnh Lenegre.

  • Viêm cơ tim.

  • Bệnh tự miễn khiến hệ thống miễn dịch tấn công cơ tim như: lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng toàn thân, viêm khớp dạng thấp.

  • Ảnh hưởng bởi các loại thuốc điều trị như: thuốc chẹn kênh Calci, Amiodarone, digoxin, thuốc chẹn beta,...

  • Tăng trương lực phế vị khi tập luyện thể thao, khi bị đau đớn, thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim.

Block nhĩ thất có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch

2.3. Các yếu tố nguy cơ

Nhiều trường hợp bệnh nhân Block nhĩ thất không xác định được nguyên nhân dẫn đến điều trị và phòng ngừa bệnh gặp nhiều khó khăn. Thực tế, bệnh nhân Block nhĩ thất rất đa dạng, có thể là trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sau sẽ giúp phòng ngừa bệnh:

  • Người mắc bệnh huyết áp.

  • Người mắc bệnh tiểu đường.

  • Rối loạn cholesterol, đặc biệt là tăng LDL và giảm HDL.

  • Hút thuốc lá.

  • Bệnh lý tĩnh mạch liên quan đến yếu tố di truyền.

  • Người béo bụng hoặc béo phì.

  • Bệnh động mạch ngoại biên.

  • Tiền sản giật.

  • Bệnh thận, nhất là suy thận mạn tính.

  • Sử dụng thuốc điều trị, nhất là thuốc chẹn beta làm giảm lưu lượng máu đến nhĩ thất, thuốc trợ tim digoxin, thuốc chẹn canxi,…

3. Mức độ nguy hiểm của Block nhĩ thất

Mức độ nguy hiểm của Block nhĩ thất còn phụ thuộc vào cấp độ bệnh cũng như các vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị và tiến triển bệnh. Do đó, bác sĩ cần chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để tiên lượng và theo dõi điều trị.

3.1. Block nhĩ thất cấp độ I

Đa phần bệnh nhân mắc bệnh Block nhĩ thất cấp độ I không có triệu chứng hoặc dấu hiệu bệnh rõ ràng do không gây rối loạn huyết động. Đa phần chỉ chẩn đoán bệnh qua xung điện tim, thấy khoảng PR kéo dài hơn bình thường [lớn hơn 200 ms].

Block nhĩ thất thường chỉ phát hiện được trên điện tâm đồ

Chẩn đoán cấp độ bệnh này, người bệnh không nên quá lo lắng và không cần thiết phải điều trị cụ thể. Tuy nhiên không nên chủ quan mà cần thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh, tránh nguy cơ tiến triển nặng và gây nguy hiểm.

3.2. Block nhĩ thất cấp độ II

Cấp độ Block nhĩ thất này được chia nhỏ thành 2 type dựa trên đặc điểm bệnh như sau:

Block nhĩ thất cấp độ II type 1: Đây là dạng khá lành tính, chỉ nguy hiểm khi tiến triển thành Block nhĩ thất cấp độ III và phải can thiệp bằng việc đặt máy tạo nhịp tim. Trong chẩn đoán Block nhĩ thất cấp độ II type 1 đặc trưng bởi khoảng PR dài dần trên điện tâm đồ và sóng P bị block.

Block nhĩ thất cấp độ II type 2: Đa phần bệnh nhân mắc bệnh này không có triệu chứng rõ ràng, một số dấu hiệu có thể ít khi xảy ra như chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng,… Đây là dạng bệnh nguy hiểm, gây chậm nhịp tim nặng và tiếp triển thành Block nhĩ thất cấp độ III. Biến chứng suy tim tâm thu, ngừng tim, ngất thoáng qua do bệnh có thể gây tử vong. Do đó, chẩn đoán kịp thời để tiến hành đặt máy tạo nhịp tim là cần thiết.

3.3. Block nhĩ thất cấp độ III

Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh, gây ra những bất thường nguy hiểm như:

  • Nhịp tim chậm, huyết áp thấp khiến tuần hoàn máu giảm, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể dẫn đến mệt mỏi, ngất xỉu, chóng mặt.

  • Nhồi máu cơ tim thành dưới thường thoáng qua và có thể phục hồi, nhưng nhồi máu cơ tim thành trước thường gây tổn thương rộng và nguy hiểm, khó phục hồi, bắt buộc phải cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

  • Cần theo dõi cẩn thận diễn biến của Block nhĩ thất cấp độ III và phòng ngừa nguy cơ ngừng tim, đột tử do tim.

Block nhĩ thất cấp độ III cần được điều trị tích cực ngừa biến chứng

Block nhĩ thất có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như các biến chứng gặp phải. Để được chẩn đoán và tiên lượng bệnh chính xác, bệnh nhân nên sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề