Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như thế nào về sở hữu chung

Sở hữu chung là hình thức sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với cùng một tài sản đó. Tùy là vào hình thức sở hữu mà quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu đối với tài sản chung là bằng nhau hoặc không bằng nhau. Trong đó sở hữu chung của các thành viên trong gia đình là một hình thức thức sở hữu mà tại đó quyền của các chủ thể được xác lập theo phương thức thỏa thuận. Vậy sở hữu chung của các thành viên trong gia đình là gì? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Pháp luật quy định sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình là hình thức sở hữu chung theo phần. Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên trong gia đình như sau:

"Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình 1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. 2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này"

Chủ thể xác lập tài sản là các thành viên trong gia đình, đó có thể là bố, mẹ, con cái, ông bà,…Các tài sản do các chủ sở hữu cùng nhau đóng góp, tạo lập nên, các tài sản đó có thể là: tiền mặt, nhà cửa, đất đai, xe,… Các chủ sở hữu thỏa thuận trong việc quản lý, sử dụng tài sản. Các thành viên có quyền tự do sử dụng, quản lý tài sản là tài sản chung của gia đình mà không bị ai ngăn cản, can thiệp. Tuy nhiên vì là tài sản chung gắn với quyền lợi của tất các chủ sở hữu, tài sản nhằm phục vụ cho lợi ích của tất cả các chủ sở hữu, việc một chủ thể sử dụng tài sản sẽ làm ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản của các chủ thể còn lại. Nên các việc sử dụng, quản lý, định đoạt tài sản phải có thỏa thuận của tất cả các chủ thể. Tất cả các chủ thể không phân biệt độ tuổi, giới tính, đều có quyền thỏa thuận đưa ra ý kiến trong việc sử dụng, quản lý tài sản. Theo đó các chủ sở hữu phải sử dụng, quản lý, định đoạt tài sản theo phương thức đã thỏa thuận. Tuy nhiên ngoại lệ đối với tài sản chung là những tài sản có giá trị như: bất động sản, đông sản phải đăng ký, nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc sử dụng, quản lý, sử dụng tài sản phải được những thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thỏa thuận. Chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là chủ thể từ đủ 18 tuổi trở lên, không thuộc các trường hợp bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi. Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình là một hình thức sở hữu chung theo phần. Theo đó sở hữu chung theo phần là hình thức sở hữu mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình. Trong trường hợp các thành viên trong gia đình có thỏa thuận về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mỗi chủ thể theo một phương thức nhất định, thì quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu được xác định theo thỏa thuận. Vì là sở hữu chung theo phần mà tài sản chung của các thành viên trong gia đình có thể phân chia, khi có thành viên yêu cầu chia tài sản. Việc chia tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những quy định của pháp luật về sở hữu chung của các thành viên trong gia đình.

Luật Hoàng Anh

CAM KẾT DỊCH VỤ

  • Đồng hành cùng Thân chủ.
  • Phương án tốt, giải pháp hay.
  • Bảo mật - Uy tín - Tin cậy - Chi phí thấp - Hiệu quả cao.
  • Dịch vụ pháp lý tốt số 2 tại Việt Nam.
  • Cam kết HOÀN TIỀN nếu thực hiện dịch vụ không thành công.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã tin tưởng Luật Hoàng Anh, nếu có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Xác lập quyền sở hữu chung. Thỏa thuận phân chia tài sản chung khi ly hôn.

Trong cuộc sống đời thường thì việc xác lập các quan hệ sở hữu là điều không thể tránh khỏi, mà việc xác lập các quan hệ này còn được diễn ra rất thường xuyên. Trong quá trình xác lập các quan hệ sở hữu thì pháp luật có quy định đối với việc các quan hệ sở hữu chung và sở hữu riêng đối với tài sản. Việc các cá nhân, tổ chức thực hiện việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của mình như đất đai, tiền, giấy tờ, trái phiếu,…. để nhằm mục đích thực hiện quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng đối với phần tài sản đó.

Tuy nhiên, đối với những tài sản được cá nhân, tổ chức thực hiện việc quyền góp, góp vốn, cũng nhau tạo ra phần tài sản chung nào đó thì theo như góc độ pháp lý quyền sở hữu đối với phần tài sản này được xác định là quyền sở hữu chung. Vậy việc xác lập quyền sở hữu chung theo Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định như thế nào thì chắc hẳn không phải ai cũng điều biết đến và hiểu hết về quy định này. Bởi vì lý do này, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về nội dung xác lập quyền sở hữu chung theo Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015.

1. Sở hữu chung là gì?

Dựa trên căn cứ vào điều 214, Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về khái niệm sở hữu chung là: “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”.

Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm của Sở hữu chung trong Bộ luật Dân sự như sau:

– Sở hữu chung có đặc điểm là tài sản nằm trong một khối thống nhất thuộc quyền của tất cả các chủ sở hữu.

– Các đồng sở hữu chủ đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Xem thêm: Tài sản là gì? Các loại tài sản theo Bộ luật dân sự năm 2015?

– Các chủ sở hữu khi thực hiện quyên đối với tài sản chung có sự độc lập nhất định. Ví dụ như chuyển tài sản của mình cho chủ thể khác…

– Trong trường hợp các đồng sở hữu chủ muốn chuyển giao tài sản của mình cho chủ sở hữu khác thì các đồng sở hữu chủ có quyền ưu tiên mua. Bên muốn chuyển nhượng phải thông báo cho các đồng sở hữu chủ khác trong thời hạn một tháng đối với tài sản là động sản và ba tháng đối với tài sản là bất động sản.

Trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền sở hữu chung thì có quy đinh trong sở hữu chung thì được chia ra thành sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Trong đó, sở hữu chung theo phần được biết đến là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Theo nguyên tắc là bình đẳng, có quyền chuyển nhượng theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận, lợi ích và rủi ro xác định theo phần quyền của họ trong tài sản chung. Và sở hữu chung hợp nhất được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Không những thế mà cũng theo như quy định của bộ luật này thì sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Trong đó, việc xác định đối với tài sản chung hợp nhất có thể phân chia là tài sản chung của vợ chồng. Để được công nhận có sở hữu chung hợp nhất phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Tài sản có thể phân chia trong những trường hợp như: ly hôn, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc một bên mất. Nguyên tắc chia tài sản là vợ chồng bình đẳng vì vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người nên có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Mặt khác thì quy định đối với tài sản chung hợp nhất không thể phân chia là sở hữu chung của cộng đồng như tài sản chung của cá nhân, hộ gia đình ở các khu chung cư. Hay các đồng sở hữu chủ bình đẳng nhưng không có quyền chuyển nhượng cho chủ sở hữu khác thuộc vào tài sản chung hợp nhất không thể phân chia. Ngoài ra thì sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.

2. Xác lập quyền sở hữu chung theo Bộ luật dân sự năm 2015

Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi Luật sư! Bố mẹ chồng tôi li dị và có một ngôi nhà 2 tầng là tài sản chung, nhưng tự phần chia chứ không nhờ tòa án. Bố mẹ chồng tôi định giá 650 triệu đồng, trả cho vợ chồng tôi 100 triệu vì có bỏ tiền ra tu bổ và sửa chữa. Số còn lại là 550 triệu bố mẹ chồng tôi chia đôi mỗi người 1 nửa là 275 triệu. Hiện tại vợ chồng tôi muốn mua lại phần tài sản của bố chồng tôi và trả ông 275 triệu phần tài sản ông được hưởng và ông cũng đã đồng ý. Kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi phải làm những thủ tục gì để pháp luật công nhận vợ chồng tôi có tài sản chung với mẹ chồng. Vì trên thực tế nếu mua lại phần tài sản của ông thì vợ chồng tôi có tổng tài sản chung sẽ là 100 triệu + 275 triệu. tôi xin chân thành cảm ơn luật sư?

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Quyền sở hữu là gì? Quy định của Bộ luật dân sự về quyền sở hữu?

Sở hữu chung của các thành viên gia đình cùng sống chung đối với tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và luật khác có liên quan. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Theo thông tin bạn trình bày, bố mẹ chồng của bạn ly hôn và có một ngôi nhà hai tầng là tài sản chung. Khi ly hôn thì gia đình tự thỏa thuận phân chia tài sản và không yêu cầu Tòa án giải quyết. Căn nhà có giá trị là 650.000.000 đồng, chia cho vợ chồng bạn 100.000.000 đồng, phần còn lại là 550.000.000 đồng thì chia đôi, mỗi người 275.000.000 đồng.

Hiện tại thì vợ chồng bạn muốn mua lại phần tài sản của bố chồng có giá trị 275.000.000 đồng và bố chồng của bạn cũng đồng ý.

Do đó vợ chồng bạn cần thực hiện như sau:

+ Gia đình bạn cần thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung.

+ Sau khi có văn bản thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung thì tiến hành thủ tục đăng ký sang tên.

Tại Bộ luật dân sự 2015 có quy định về sở hữu chung và các loại sở hữu chung tại Điều 207 thì Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Trong đó, Tài sản được đề cập đến ở đây và được quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Bên cạnh đó thì trong Bộ luật này cũng có quy định về việc các loại hình sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì việc xác lập quyền sở hữu chung theo phần thì được quy định tại Điều 208. Xác lập quyền sở hữu chung Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán. Còn đối với quyền sở hữu chung theo phần được quy định tại Điều 209 Bộ luật này như sau:

Xem thêm: Trách nhiệm dân sự là gì? Trách nhiệm dân sự theo Bộ luật dân sự?

“Điều 209. Sở hữu chung theo phần

1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Căn cứ theo quy định trên thì nếu hiện nay vợ chồng bạn mua lại phần tài sản của bố chồng và cùng mẹ chồng sở hữu căn nhà thì trường hợp của gia đình bạn được xác định là sở hữu chung đối với căn nhà. Theo đó, để xác lập quyền sở hữu chung đối với căn nhà, vợ chồng bạn cần làm văn bản thỏa thuận với mẹ chồng về sở hữu chung [có thể cử người đứng tên đại diện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất].

Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Do đó, thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản. Ngoài ra thì pháp luật hiện hành cũng có quy định đối với trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Video liên quan

Chủ Đề