Bộ thông tin và Truyền thông tiếng Trung là gì

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Bộ Thông tin và Truyền thôngBổ nhiệm bởiNhiệm kỳThành lậpBộ trưởngđầu tiênNgân sách 2018Thứ trưởngTình trạngĐịa chỉWebsite
Chính phủ Việt Nam
Bộ trưởng đương nhiệm
Nguyễn Mạnh Hùng[1]
từ 24 tháng 10 năm 2018
[quyền từ 23 tháng 7 năm 2018]
Chủ tịch nước Việt Nam
5 năm
28tháng 8 năm 1945; 76 năm trước[1945-08-28]
Trần Huy Liệu [Bộ Thông tin, Tuyên truyền]
893.790 triệu đồng[2]
Nguyễn Huy Dũng
Phan Tâm
Phạm Anh Tuấn
Phạm Đức Long
Đang hoạt động
số 18 phố Nguyễn Du, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
mic.gov.vn
  • x
  • t
  • s

Mục lục

  • 1 Lịch sử phát triển
  • 2 Nhiệm vụ và quyền hạn
  • 3 Cơ cấu tổ chức
    • 3.1 Lãnh đạo Bộ
    • 3.2 Khối các đơn vị tham mưu
    • 3.3 Khối các đơn vị chức năng
    • 3.4 Khối các đơn vị sự nghiệp
    • 3.5 Các đơn vị khác
    • 3.6 Doanh nghiệp trực thuộc
  • 4 Tổ chức Quốc tế tham gia
  • 5 Bộ trưởng qua các thời kỳ
  • 6 Cựu Lãnh đạo
  • 7 Bê bối
  • 8 Xem thêm
  • 9 Tham khảo
  • 10 Liên kết ngoài

Lịch sử phát triểnSửa đổi

Tiền thân của Bộ Thông tin và Truyền thông là Bộ Thông tin, Tuyên truyền của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945 với Trần Huy Liệu là Bộ trưởng đầu tiên [3]. Ngày 1/1/1946 đổi tên thành Bộ Tuyên truyền và Cổ động nhưng đến ngày 2/3/1946 thì bị bãi bỏ. Vai trò của Bộ được chuyển sang Bộ Nội vụ với tên gọi lần lượt là Nha Tổng Giám đốc Thông tin và Tuyên truyền [3/1946-11/1946] và Nha Thông tin [11/1946-7/1951]. Ngày 10/7/1951 Nha Thông tin được chuyển sang trực thuộc Phủ Thủ tướng. Ngày 24/2/1952 Nha Thông tin đổi tên thành Nha Tuyên truyền và Văn nghệ trực thuộc Bộ Giáo dục.

Tháng 8 năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Tuyên truyền được tái lập một thời gian ngắn, Bộ trưởng lúc này là Hoàng Minh Giám. Ngày 20/9/1955 chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi tên Bộ Tuyên truyền thành Bộ Văn hóa. Ngày 13/7/1977 Tổng cục Thông tin và Bộ Văn hóa hợp nhất thành Bộ Văn hóa và Thông tin. Ngày 24/6/1981 lại tách ra riêng 2 Bộ Văn hóa và Bộ Thông tin, Bộ trưởng Bộ Thông tin lúc này là Trần Hoàn. Từ ngày 31/3/1990 đến ngày 31/7/2007, Bộ Văn hóa và Bộ Thông tin sát nhập thành một với tên gọi lần lượt là Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch [1990], Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao [1991], Bộ Văn hóa - Thông tin [1992-2007].

Ngoài ra từ 2002 đến 2007 còn có Bộ Bưu chính Viễn thông riêng biệt, Bộ trưởng là Đỗ Trung Tá.

Ngày 27 tháng 7 năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông hiện tại chính thức được Quốc hội khóa XII phê chuẩn thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Bộ này được thành lập trên cơ sở Bộ Bưu chính Viễn thông và Cục Báo chí, Cục Xuất bản thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin cũ. Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Thông tin và Truyền thông là ông Lê Doãn Hợp.

Nhiệm vụ và quyền hạnSửa đổi

Về quản lý thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ quản lý thông tin, chống tin rác, phát triển công nghệ thông tin.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, nhà xuất bản, cũng như hệ thống Internet, truyền thông, đường truyền tín hiệu v.v...

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Lãnh đạo BộSửa đổi

  • Bộ trưởng: Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Thứ trưởng:
  1. Nguyễn Huy Dũng
  2. Phan Tâm
  3. Phạm Anh Tuấn, Nguyên Chủ tịch Vietnam Post
  4. Phạm Đức Long, Nguyên Chủ tịch VNPT

Khối các đơn vị tham mưuSửa đổi

  • Vụ Công nghệ thông tin
  • Vụ Hợp tác quốc tế
  • Vụ Khoa học và Công nghệ
  • Vụ Quản lý doanh nghiệp
  • Vụ Thi đua - Khen thưởng
  • Vụ Bưu chính
  • Vụ Kế hoạch - Tài chính
  • Vụ Pháp chế
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Thanh tra Bộ
  • Văn phòng Bộ

Khối các đơn vị chức năngSửa đổi

  • Cục Báo chí
  • Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
  • Cục Xuất bản, In và Phát hành
  • Cục Thông tin cơ sở
  • Cục Thông tin đối ngoại
  • Cục Viễn thông
  • Cục Tần số vô tuyến điện
  • Cục Tin học hoá
  • Cục An toàn thông tin
  • Cục Bưu điện Trung ương
  • Cơ quan đại điện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Đà Nẵng

Khối các đơn vị sự nghiệpSửa đổi

  • Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông
  • Trung tâm Thông tin
  • Báo Vietnamnet
  • Tạp chí Thông tin và Truyền thông
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông
  • Trung tâm Internet Việt Nam [VNNIC]
  • Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam
  • Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông
  • Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam
  • Trường Cao đẳng Công nghiệp In
  • Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia

Các đơn vị khácSửa đổi

  • Công đoàn Ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Ban quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

Doanh nghiệp trực thuộcSửa đổi

  • Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC
  • Tổng công ty Bưu điện Việt Nam [VNPOST]

Tổ chức Quốc tế tham giaSửa đổi

  • Liên minh Bưu chính Quốc tế [UPU]: 1 tháng 10 năm 1951: Chính thức được công nhận là quốc gia hội viên do Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng hòa kế tiếp đại diện; từ ngày 15 tháng 3 năm 1976: Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thừa kế quyền hội viên của Việt Nam Cộng hòa; 23 tháng 8 năm 1976 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới chính thức gia nhập.
  • Liên minh Bưu chính châu Á Thái Bình Dương [APPU]: Tham gia ngày 28 tháng 1 năm 1987.[4]
  • Liên minh Viễn thông Quốc tế [ITU]: Tham gia năm 1976.
  • Liên minh viễn thông châu Á - Thái Bình Dương [APT]: Tham gia tháng 10 năm 1979.
  • Tổ chức vệ tinh viễn thông quốc tế ITSO [INTELSAT cũ]: Tham gia năm 1975.
  • Tổ chức quốc tế về Thông tin vũ trụ Intersputnik: Tham gia năm 1979.
  • Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và nhóm công tác chuyên ngành về Viễn thông và công nghệ thông tin của APEC và APEC Tel.
  • Trung tâm thông tin mạng khu vực châu Á - Thái Bình Dương [APNIC].

Bộ trưởng qua các thời kỳSửa đổi

TT Họ tên Nhiệm kỳ Chức vụ
1 Đỗ Trung Tá 2002 - 2007
  • Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông
  • Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
2 Lê Doãn Hợp 2007 - 3/8/2011
  • Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
3 Tiến sĩ Nguyễn Bắc Son 3/8/2011 - 8/4/2016
  • Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông [bị xóa tư cách bộ trưởng]
  • Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
4 Tiến sĩ Trương Minh Tuấn 9/4/2016 - 23/10/2018
  • Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Thạc sỹ Nguyễn Mạnh Hùng 23/10/2018 - nay
  • Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Cựu Lãnh đạoSửa đổi

  • Đặng Văn Thân - Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện [1986 - 1997]; Tiến sĩ; Anh hùng Lao động Thời kỳ Đổi mới; Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại biểu Quốc hội, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng Tổng cục Bưu điện.
  • Mai Liêm Trực - Tổng cục trưởng; Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Tổng cục Bưu điện [1997 - 2002]; Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông [2002 - 2005].
  • Đỗ Quý Doãn: Nguyên Ủy viên Ban Cán sự Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông [nghỉ hưu ngày 1/10/2013].
  • Đặng Đình Lâm: Nguyên Ủy viên Ban Cán sự Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông.
  • Lê Nam Thắng: Nguyên Ủy viên Ban Cán sự Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Trần Đức Lai: Nguyên Ủy viên Ban Cán sự Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Hoàng Vĩnh Bảo: Nguyên Ủy viên Ban Cán sự Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bê bốiSửa đổi

Ngày 23 tháng 2 năm 2019, 2 cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị bắt với tội danh Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Hai ông bị điều tra về những sai phạm trong dự án Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu AVG.[5][6] Ngoài ra, công an cũng đã khởi tố và tạm giam ông Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch HĐTV Tổng công ty MobiFone; ông Phạm Đình Trọng, cựu Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ TT&TT; bà Phạm Thị Phương Anh, Phó Tổng GĐ MobiFone và ông Cao Duy Hải, Tổng GĐ Tổng công ty MobiFone.[7]

Xem thêmSửa đổi

  • Truyền thông Việt Nam

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Ông Nguyễn Mạnh Hùng được phê chuẩn Bộ trưởng Thông tin Truyền thông. vnexpress.net.
  2. ^ Số liệu ngân sách nhà nước. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam.
  3. ^ //chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/thanhvienchinhphuquacacthoiky?governmentId=606
  4. ^ [1][liên kết hỏng] Liên minh Bưu chính châu Á Thái Bình Dương [APPU].
  5. ^ Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị bắt
  6. ^ Bắt hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 23 tháng 2 năm 2019.
  7. ^ Điểm mặt 6 bị can bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ MobiFone mua AVG

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang web chính thức

Video liên quan

Chủ Đề