Ca sĩ nguyễn cường là ai?

Người nổi tiếng> Nhạc sĩ> Nguyễn Cường

Nhạc sĩ Nguyễn Cường là ai? Nguyễn Cường là một nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc nổi tiếng viết về Tây Nguyên. Sau khi tốt nghiệp khoa sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội, nhạc sĩ Nguyễn Cường được mời tham gia Đoàn Ca múa Đăk Lăk. Là một chàng trai Thủ Đô khi đến với Tây Nguyên, nhạc sĩ Nguyễn Cường đã bị hớp hồn bởi cái nắng, cái gió, vị cà phê và con người Tây Nguyên. Chính vì vậy, Tây Nguyên đã đi vào nhiều sáng tác của Nguyễn Cường. Ca khúc viết về Tây Nguyên đầu tiên của ông là "H'Ren lên rẫy" [hay là "H'Zen lên rẫy"], ban đầu ca khúc này bị một lãnh đạo văn hóa "quy vào tội là: Sai đường lối của Đảng". Nhưng sau này ca khúc này trở nên nổi tiếng và cũng được nhiều thi sinh dùng để thể hiện trong các cuộc thi âm nhạc. Chỉ với một tiếng chiêng trong một đêm uống rượu cần thôi, cũng đã khiến cho nhạc sĩ Nguyễn Cường tràn đầy cảm xúc để viết nên bài hát "Nhịp chiêng buôn Kơ Siar".

Năm 2007, nhạc sĩ Nguyễn Cường được trao tặng Giải thưởng Nhà nước vì các ca khúc: Hò biển [1974], H'Zen lên rẫy [1981], Một nét ca trù ngày xuân [1984], Em muốn sống bên anh trọn đời [1989], Đôi mắt Pleiku [1994]. Nhạc sĩ Nguyễn Cường cũng đã nhận được nhiều giải thưởng của Hội Nhạc sĩ về các ca khúc viết về Tây Nguyên.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường là người dàn dựng các chương trình biểu diễn cho các đoàn ca múa chuyên nghiệp như Đoàn Ca Múa Đăk Lăk, Nhà hát Tuổi trẻ... Năm 2009, nhạc sĩ Nguyễn Cường đã lên ý tưởng viết một hợp xướng để hát với trống đồng. Và ông đã bắt tay vào viết tác phẩm "Ngàn năm Thăng Long nổi trống Lạc Hồng". Đây là một bản hợp xướng cần tới hàng ngàn nghệ sĩ theo hình thức Acapella không có dàn nhạc đệm, mà biểu diễn trên 100 trống đồng của các nghệ nhân Thanh Hóa đúc tặng Thủ đô Hà Nội nhân sự kiện "Nghìn năm Thăng Long".

Năm 2010, bản hợp xướng "Ngàn năm Thăng Long - Nổi trống Lạc Hồng" đoạt giải thưởng Bùi Xuân Phái.


Những ca khúc do Nguyễn Cường sáng tác:
1. H'zen Lên Rẫy [Hơ Ren Lên Rẫy] [1981] 2. Em Muốn Sống Bên Anh Trọn Đời [1989] 3. Hò Biển [1974] 4. Một Nét Ca trù Ngày Xuân [1984] 5. Nghiêng Nghiêng Rừng Chiều 6. Nhớ Tuổi Thơ Hà Nội [1986] 7. Ơi M'Drak [1984] 8. Bao La Buồn 9. Chỉ Là Mơ Anh 10. Cho Tình Yêu Bay Lên Bồng Bềnh 11. Còn Thương Nhau Thì Về Buôn Ma Thuột 12. Để Em Mơ 13. Đêm Xoang Tây Nguyên 14. Diều Ơi, Cho Em Bay 15. Độc Thoại Thị Màu 16. Đợi Anh Mãi 17. Đôi Mắt Pleiku 18. Say Trăng 19. Thành phố Miền Quan Họ [Thơ Giáp Đình Chiến] 20. Thênh Thênh Ook Ơi 21. Theo Em Lên Chùa 22. Tình Ca Trên Sông Dakbla 23. Trái Cam Mặt Trời 24. Và Ta Vừa Thấy Mặt Trời 25. Em Hát Thương Ai 26. Em Không Vào Chùa 27. Hoa Biển 28. Ly Café Ban Mê

29. Mái Đình Làng Biển

Năm 16 tuổi, ông theo học Violoncelle tại trường Trung cấp Âm nhạc Hà Nội [nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - Nhạc viện Hà Nội]. Nhưng chỉ học được vài tuần thì gia đình ông bị tịch thu gia sản vì diện "gia đình tư sản", ông bị cắt học bổng và phải sống nhờ bằng suất cơm của người bạn cùng trường. Năm 1965 ông tốt nghiệp và được phân công về Đoàn Ca múa Tây Nguyên [nay là Đoàn Ca múa Đam San]. Từ năm 1967, nhạc sĩ Nguyễn Cường về công tác tại phòng Giáo dục chính trị của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Tháng 5/1980, ông tốt nghiệp khoa Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội và được mời về công tác tại Đoàn Ca múa Đăk Lăk.

Cha ông là cụ Nguyễn Quang Hộ, một phi công hãng Air France, đã tử nạn năm 1953, trong một lần bay bị đâm vào núi ở Sơn Trà. Mẹ ông là cụ Nguyễn Thị Nhung. Cha mẹ ông đều là người Hà Nội, ông sinh được 5 người con, Nguyễn Cường là con cả, dưới ông còn 1 em trai, 3 em gái. Em gái thứ ba của ông, Thu Hằng là vợ nhà sử học Dương Trung Quốc.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường trong quan hệ với những người nổi tiếng khác

Bạn gái/ vợ/ người yêu Nhạc sĩ Nguyễn Cường là ai?
Ông là anh vợ của nhà sử học Dương Trung Quốc.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Nhạc sĩ Nguyễn Cường sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi? Nguyễn Cường sinh ngày 1-12-1943 [79 tuổi].

Nhạc sĩ Nguyễn Cường sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Nguyễn Cường sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Nhân Mã, cầm tinh con [giáp] dê [Quý Mùi 1943]. Nguyễn Cường xếp hạng nổi tiếng thứ 50055 trên thế giới và thứ 345 trong danh sách Nhạc sĩ nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1943 vào khoảng 22,612 triệu người.

  • Những người nổi tiếng tên Cường
  • Những người nổi tiếng tên Nguyễn Cường

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018


Chân dung Nhạc sĩ Nguyễn Cường

Một bức ảnh mới về Nguyễn Cường- Nhạc sĩ nổi tiếng Hà Nội- Việt Nam

Nguyễn Cường- Một nhạc sĩ của Tây Nguyên

Một hình ảnh chân dung của Nhạc sĩ Nguyễn Cường

Nhạc sĩ Nguyễn cường nổi tiếng với tác phẩm Ngàn năm Thăng Long nổi trống Lạc Hồng


Bình luận: Tên bạn:
Nội dung:

Các sự kiện năm 1943 và ngày 1-12

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Nguyễn Cường

  • Churchill và Roosevelt tổ chức Hội nghị Casablanca.
  • Mussolini là lật đổ và bị quản thúc [tháng].

Ngày sinh Nguyễn Cường [1-12] trong lịch sử

  • Ngày 1-12 năm 1824: Cuộc bầu cử tổng thống giữa John Q. Adams, Andrew Jackson, William Crawford, và Henry Clay đã được chuyển cho Hạ viện do thiếu một đa số cử tri bỏ phiếu.
  • Ngày 1-12 năm 1887: Sherlock Holmes Sir Arthur Conan Doyle xuất hiện lần đầu tiên trong in ấn trong câu chuyện "Chiếc nhẫn tình cờ."
  • Ngày 1-12 năm 1955: Rosa Parks bị bắt vì không chịu từ bỏ ghế xe buýt phía trước phần của mình để một người đàn ông da trắng ở Montgomery, Alabama.
  • Ngày 1-12 năm 1959: Mười hai quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, đã ký một hiệp ước đặt ra một Nam Cực là một khoa học bảo tồn miễn phí từ hoạt động quân sự.
  • Ngày 1-12 năm 1997: Đại diện đến từ hơn 150 quốc gia tập trung tại một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ấm lên ở Kyoto, Nhật Bản, và trong quá trình mười ngày rèn một thỏa thuận để kiểm soát phát thải khí nhà kính. Tổng thống Bush của Hoa Kỳ kéo ra khỏi Nghị định thư Kyoto vào năm 2001.
  • Ngày 1-12 năm 1998: Exxon Mobil và đồng ý sáp nhập, tạo ra tập đoàn lớn nhất thế giới.
Hiển thị toàn bộ

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Nguyễn Cường được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Nhạc sĩ Nguyễn Cường có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

Có lần tôi nghe Tùng Dương [ca sĩ mà tôi yêu quý] nói về từng nhân vật thuộc "bộ tứ", đại ý như thế này: "Nhạc sĩ Dương Thụ là người lắng nghe được những ẩn ức không dễ gì nói ra của những người phụ nữ một cách tinh tế, dịu dàng. Còn nhạc sĩ Trần Tiến thì có hai thuộc tính có vẻ như trái ngược trong âm nhạc là chất đời và chất thiền, còn Nguyễn Cường và Phó Đức Phương như hai ông già gác ngôi đền di sản âm nhạc của dân tộc. Bốn nhạc sĩ là 4 cá tính âm nhạc riêng biệt và 4 màu sắc khác nhau…”.

Tôi thấy tâm đắc với suy nghĩ này của ca sĩ Tùng Dương. Với bộ tứ, tôi đã viết về Dương Thụ, hôm nay viết về Nguyễn Cường. Tôi giở 2 kỷ niệm của ông đối với tôi: một là album 10 bài của ông do Tùng Dương hát và một bản tổng phổ ông viết về Sông Hồng, tôi mua bản quyền định dựng một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt “Âm thanh và ánh sáng” [đề tài đã dự thi và được Giải nhì của Hội Đồng Anh]. 

Tôi gặp Nguyễn Cường ở cái lần anh khoe mọi người bức tượng Di Lặc trên tầng 4 trong căn nhà trên phố Hàng Bạc. Trong nhà nhạc sĩ ''Đôi mắt Pleiku'' treo tranh của Hoàng Hà Tùng, của Suối Hoa và một khoảng không gian dành cho những chiếc mũ phớt.

Nguyễn Cường là thế, anh kỹ tính trong hồn nhiên. Nếu hai ông bạn Phó Đức Phương, Dương Thụ kỹ đến từng note, từng chi tiết và khi nào tận mắt, tận tai thấy được, mới là được, Nguyễn Cường lại khác. 

Ông bảo: "Tôi có dễ tính hay không bạn nghe sáng tác của tôi là biết. Nhưng cách làm việc của tôi trước nay là thế, không chỉ với Tùng Dương. Nếu như Phó Đức Phương bạn tôi luôn 'đau khổ vật vã' nắn từng chữ từng dòng thì tôi chỉ cần hát một lần đúng trước mặt tôi là đủ, còn sau đó là việc của ca sĩ. Riêng Tùng Dương, chỉ cần một lần nó làm tôi phục sát đất, là đủ để tôi tin sái cổ... cả Tùng Dương, Siu Black, Y Moan cũng đã từng bỏ bớt từ của tôi, nhưng tôi coi đó là một sáng tạo ghê gớm, một sự thông minh xuất sắc, nhất là Tùng Dương! Cháu nó giỏi quá…". 

Sở thích về mũ phớt của Nguyễn Cường cũng có một giai thoại. Nguyễn Cường đi du lịch và trở về từ Mỹ, khi nhập cảnh, Nguyễn Cường làm đúng luật là bỏ mũ ra, công an cửa khẩu nhìn đi ngắm lại ảnh và người, vẻ mặt đầy thắc mắc, đoán được, Nguyễn Cường lại đội mũ vào, viên công an cười vang: ''Đấy, đây mới đúng là chú, nhạc sĩ Nguyễn Cường''.

Chưa hết, đợt nhà nước ra Nghị định 61, chủ trương hợp thức làm sổ đỏ cho các hộ gia đình có diện tích thuộc diện nhà nước quản lý. Tôi nhanh nhẩu: "Nhà anh làm sổ chưa, làm đi anh ạ, có khó khăn gì em giúp một tay". Nguyễn Cường ngơ ngác: “Anh tưởng người ta phải tự động làm cho anh chứ, người ta đổi biệt thự 200m2 cả gia đình anh sang bên này, có vài chục mét chung mấy hộ với nhau, thiệt đơn thiệt kép, sao anh phải làm đơn nhỉ?... Anh tin người ta sẽ nhớ chuyện cũ, có khi họ còn trả lại 200m2 kia cho gia đình anh cũng nên… ”. Đấy! Nguyễn Cường là như thế, làm nhạc tinh tế, kỹ càng bao nhiêu thì ngây thơ bấy nhiêu trong đời thường…

Gia tài âm nhạc Nguyễn Cường cũng có vài trăm bài. Cũng học âm nhạc tại Nhạc viện nhưng cũng bởi “thành phần” nên học nửa chừng thì bị cắt học bổng. Nguyễn Cường không nản, anh cứ lẽo đẽo học trong sự khốn khó của sinh viên, con gia đình bị chuyển đổi hợp doanh. Nhưng anh có tình bạn tuyệt vời, một trong số đó là nhạc sĩ Cát Vận. Cát Vận thường chia suất cơm sinh viên của mình cho Nguyễn Cường, mỗi người một nửa. Đó là việc Nguyễn Cường nhớ nhất cuộc đời mình.

Ông nhớ cả những người trong bộ tứ, cùng gặp nhau mỗi khi có dịp nhưng có lẽ Nguyễn Cường là người hay cười nhất, xởi lởi chứ không diết dóng, không triết lý, vặn vẹo. Ông bảo cũng nhớ Tây Nguyên, những người, những làng, những gió những nắng… Âm nhạc của ông có hai mảng lớn: Tây Nguyên và Đồng bằng Bắc Bộ. Ông cũng ghi nhận rằng, đời ông hầu hết tác phẩm đều bắt đầu từ đặt hàng. Ông coi trọng người/ đơn vị đặt hàng. Từ coi trọng đến tìm hiểu lý do đặt hàng ông thấy cảm xúc xuất hiện.

Tôi cũng là người thay mặt một Ban tổ chức đặt hàng ông một bài hát về ngành y. Nhận lời xong, Nguyễn Cường đọc nhiều cuốn sách liên quan đến đề tài y học. Văn - Y -  Lý - Số liên quan nhau, ông lại tìm hiểu thêm để rồi có bài hát “Bác sĩ ơi nụ cười”. Bài “Hò Biển” cũng do nhạc sĩ Tân Huyền, Hội nhạc sĩ đặt viết trong đợt đi sáng tác của Hội. Nhưng bất kỳ ai hát lên cũng thấy cảm xúc từ tác giả, cũng thấy mình xao động. "Mênh mang ơ triều lên ớ hờ/ Bên này biển bạc, bên kia than vàng ớ hờ/ Đẩy thuyền ta ra khơi cá về nặng lưới ớ hờ/ Thuyền nghe biển gọi, nghe bến đợi chờ…".

Những bài về Tây Nguyên cũng thế, những bài về đồng bằng Bắc Bộ cũng thế. Viết say đắm mà kỹ càng, buông lơi mà chặt chẽ. Hầu hết tác phẩm của ông cứ xuất hiện là đặt dấu ấn. Nhưng thành công của ông cũng gắn liền với những người hát nhạc của ông như Y Moan, Siu Black mảng Tây Nguyên. Mảng Đồng bằng Bắc Bộ có một vài ca sĩ nhưng Tùng Dương là số 1.

Cũng như Phó Đức Phương, Nguyễn Cường không chú trọng việc sản xuất chương trình, làm show. Ở tuổi 73, ông mới lần đầu tiên tổ chức live show riêng và ở tuổi 75 mới làm một album riêng. Dĩ nhiên ông có mặt trong đêm của Tùng Dương, hát bộ tứ Sông Hồng.  Ngoài những ca sĩ ăn ý hiểu nhau như những người trên, ông còn có Minh Đạo, một nhạc sĩ phối khí rất tâm đắc với ông.

Cũng sử dụng nhuần nhuyễn các chất liệu dân ca vùng miền [Ê Đê, Gia Rai, Cơ Tu, Ba Na… nằm trong chất liệu âm nhạc Tây Nguyên] và chất liệu thứ hai là của đồng bằng Bắc bộ. Gần đây Nguyễn Cường kiếm ra chất liệu các dân tộc miền núi phía Bắc, đặc biệt là Mông, Tày, Mường… mà bản khí nhạc Đà Giang đại hợp xướng là một minh chứng. Miền Trung ông cũng có: “Hành hương về xứ Nghệ”, “Về khóc Tố Như” nhưng còn ít người biết đến… 

Chịu khó tìm kiếm, hòa trộn chất liệu thành một cái mới - đẹp, coi đó là những khám phá thú vị, ông vẫn bảo nó giống như con lai, như những con người chọn lựa những ưu việt nhất của chủng, để ra một chủng mới hoàn hảo hơn. "Trong nghệ thuật, chỉ có hợp huyết mới mong có được cái lạ! Trộn được cho khéo thì cứ trộn, vấn đề là anh có đủ bản lĩnh, năng lượng, cá tính để làm chủ cuộc “hợp huyết” đó hay không mà thôi...". 

Nguyễn Cường cho biết có những tác phẩm của ông còn nằm trong ngăn kéo vì nó chưa đến thời. Nhưng "Bi ca Trọng Thủy" thì gây bùng nổ tại liveshow của Tùng Dương hồi tháng 6/2016.

Công chúng thì nhớ những bài pop, rock đặc trưng Nguyễn Cường nhưng Nguyễn Cường bây giờ lại đang hướng đến hình thức thể hiện mới: những bản nhạc mang tính giao hưởng, hàn lâm, những tác phẩm dài hơi. "Khúc Roman Hà Nội"; "Ngàn năm Thăng Long nổi trống Lạc Hồng”  - một hợp xướng cần tới hàng ngàn nghệ sĩ theo hình thức acapella không có dàn nhạc đệm mà biểu diễn trên 100 trống đồng của các nghệ nhân Thanh Hóa đúc tặng Thủ đô Hà Nội nhân sự kiện "Nghìn năm Thăng Long" và Đà Giang đại hợp xướng là những ví dụ.

Gặp những người trong Bộ tứ này thì đừng ai nói đến tuổi, không ông nào nhớ mình tuổi bao nhiêu. Nguyễn Cường bảo: "Cái gì đến thì để cho đến, mình vẫn thấy mình đầy sung sức mình biết mình đang trẻ. Bây giờ ai yêu cầu tôi viết bài hãy bóc lột tôi đi, chính lúc này tôi đang có sức khỏe, sức sáng tác và có kinh nghiệm để nhận rõ con đường đồng hành với âm nhạc dân gian đấy...”.

Xem Tùng Dương và Kiều Anh hát 'Hò biển' của Nguyễn Cường: 

Bài 4: Dương Thụ, người thích 'vác tù và hàng tổng'

Nhà văn Trần Thị Trường
Ảnh: Hải Bá - Hoà Nguyễn
Thiết kế: Hằng Trần

 Không chỉ tiết lộ đều cùng có hai vợ mà cả ba nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh, Nguyễn Cường, Phó Đức Phương còn thoải mái thể hiện giọng hát, trêu nhau trong đêm nhạc chung.

Video liên quan

Chủ Đề