Các bài tập vẽ cho người mới bắt đầu

Nhắc nhẹ: khi xem qua 6 bài tập dưới đây, mình khuyên bạn nên có bên mình một cây viết và tờ giấy [ví dụ như khổ A5].

Sự khéo léo 

Hai bài tập đầu tiên này sẽ giúp bạn điều khiển bàn tay tốt hơn. Chúng ta cần luyện tập cơ tay và cải thiện khả năng phối hợp tay và mắt. Những bài tập thế này vô cùng quan trọng cho những bạn mới bắt đầu. Sau này bạn vẫn có thể sử dụng chúng để khám phá với một cây bút khác hoặc bắt đầu vẽ để “warm up” khi trong đầu vẫn chưa định hình được ý tưởng .

Bài tập này cũng là cách tuyệt vời để thư giãn đầu óc đấy.

Bài tập 1: Những vòng tròn – càng nhiều càng tốt!

Hãy vẽ những vòng tròn với nhiều kích cỡ khác nhau cho đến khi kín tờ giấy thì thôi. Chắc chắn rằng chúng không bị trùng lắp vào nhau nha.

Vẽ vòng tròn không dễ như bạn nghĩ đâu. Để ý rằng những vòng tròn sẽ càng móp méo khi bạn vẽ chúng to hơn? Hãy thử vẽ theo cả hai chiều kim đồng hồ – và vẽ thật nhiều.

Lời khuyên: Lắc bàn tay khi cảm thấy bắt đầu mỏi! Đây là bài tập cho đôi tay của bạn.

Bài tập 2: Vẽ gạch – thú vui về bố cục

Lấp đầy tờ giấy bằng những đường song song.

Với chúng ta, đường chéo dễ vẽ nhất vì chúng cần lực từ cổ tay. Bạn có để ý rằng những người thuận tay trái thích làm theo hướng ngược lại so với người thuận tay phải không? Thử nhìn vào những bức họa vẽ bởi họa sĩ yêu thích của bạn và đoán xem họ thuận tay nào.

Luôn cố gắng tập vẽ từ hướng ngược lại.

Hãy tận hưởng cảm giác các nét vẽ từ từ lan rộng và phủ đầy tờ giấy.

Lời khuyên: Đừng xoay giấy. Điều cốt yếu ở đây là để luyện tập bàn tay sao cho thông thạo mọi hướng.

Chắc bạn đã luyện tay được chút rồi ha, giờ thì cùng luyện mắt nào!

Trực giác – học cách nhìn

Vẽ vời chủ yếu là học cách nhìn và hiểu cái bạn đang nhìn. Mọi người thường kết luận rằng khả năng nhìn đều giống nhau, nhưng thật ra đó là thứ ta có thể cải thiện. Bạn vẽ càng nhiều, bạn thấy càng nhiều. 4 bài tập tiếp theo sẽ giúp bạn nhìn ra nhiều điều hơn.

Bài tập 3: Đường viền – Đưa tay mình xem nào!

Bạn có thấy vân tay và đường nét trên bàn tay thật tuyệt không? Hãy vẽ chúng lên một mảnh giấy! Đừng cố gắng vẽ nguyên bàn tay, mà hãy chọn một số đường thôi nhé.

Bất kể khi bạn vẽ người, cây cối hay con vật yêu thích, đường nét thường là thứ giúp bạn định hình ra cơ thể hay vật thể đó và khiến người khác nhận ra chúng. Cái khó ở đây không phải là vẽ đường nét thật đặc biệt mà là khả năng nhận ra vật thể từ cái nhìn đầu tiên!

Thậm chí, khi bạn tưởng như đã biết rõ hình dáng một vật, bạn vẫn nên nhìn kĩ hơn và khám phá sâu hơn.

Bài tập 4: Chiaroscuro – vẽ phối hợp sáng và tối

Hãy sắp xếp và vẽ một mảnh vải bất kì. Bắt đầu từ các đường phác, sau đó sử dụng kĩ năng vẽ gạch để tạo ra sự tương tác giữa mảng sáng và tối.

Bài tập này sẽ tập cho mắt bạn làm quen với sáng – tối. Tôi phải thừa nhận rằng điều này không dễ dàng gì và có thể coi là một phần của kĩ năng nâng cao. Nhưng hãy nhớ rằng: bạn không cần vẽ chúng thật hoàn hảo. Vải vóc chỉ làm nền để bạn có thể thực hành những đường gạch đã luyện tập trước đó và cảm nhận được cách mà bạn tạo ra mảng sáng – tối chỉ bằng đôi tay!

Lời khuyên: Bạn có thể sử dụng những đường gạch cong để điều chỉnh hình dáng và những đường gạch chéo để có được những mảng tối hơn trông giống như cấu trúc dệt.

Mách nhỏ: Hãy nheo mắt lại một chút khi nhìn vào tấm vải đang vẽ. Bạn sẽ thấy mọi thứ mờ dần, nhưng sự tương phản giữa mảng sáng – tối sẽ hiện ra rõ ràng.

Sự sắp xếp các mảng sáng là cách tuyệt vời để nhấn mạnh những thứ quan trọng trong một bức tranh. Lần tới khi bạn xem phim, hãy thử tìm các hiệu ứng tạo ra từ mảng sáng và tối nhé!

Bài tập 5: Vẽ phối cảnh – lạc giữa không gian!

Hãy vẽ vài khối lập phương và làm theo những bước đơn giản dưới đây.

Vẽ phối cảnh cơ bản là phép chiếu của không gian 3 chiều lên mặt phẳng hai chiều [mặt giấy].

Xây dựng phép vẽ phối cảnh cần một chút khoa học và không thể nào tóm gọn thật chi tiết trong một vật thể. Tuy nhiên chúng ta có thể vui đùa một tí với kĩ thuật vô cùng đơn giản giúp ta có được trực giác của nghệ thuật vẽ phối cảnh:

Bước 1: Vẽ một đường nằm ngang. Đây chính là đường chân trời của bức tranh.

Bước 2: Xác định 2 điểm trên đường thẳng gần mép giấy. Đây là hai điểm tụ.

Bước 3: Vẽ một đường thẳng đứng bất kì.

Bước 4: Nối 2 điểm cuối của đường thẳng đứng với 2 điểm tụ.

Bước 5: Thêm vào 2 đường thẳng đứng như thế này:

Bước 6: Nối chúng với điểm tụ.

Bước 7: Dùng viết chì đen để tô đậm hình khối. Vậy là xong rồi!

Lặp lại từ bước 3 đến bước 7 bao nhiêu tùy thích. Chúc vui nha! Nếu bạn muốn thêm chút kịch tính, bạn có thể thêm những đường gạch vào các mặt của hình.

Mách nhỏ: Khi bạn vẽ những đường thẳng cắt nhau, hãy tự tin lên và để chúng cắt nhau lố một chút. Hình sẽ trông ra dáng hơn đó.

Thuần thục được kĩ năng vẽ phối cảnh sẽ cho bạn quyền năng tạo ra các hình ảnh minh họa tuyệt vời. Nhưng quan trọng nhất, bạn phải tôi luyện bộ não cách suy nghĩ trong không gian 3 chiều. Thậm chí nếu bạn vẽ hình “phẳng” hay lúng túng khi gặp “những nguyên lý” phối cảnh, hiểu phương pháp vẽ phối cảnh vẫn là một trong những kĩ thuật quý giá nhất mà bạn có thể học được.

Bài tập 6: Bố cục – Tại sao lại cần thiết?

Vẽ 5 hình khác nhau của một vật thể. Hãy xếp chúng tùy ý trên tờ giấy!

Vẽ bố cục là một công cụ tuyệt vời để “truyền tải” ý nghĩa hoặc thông điệp qua bức vẽ.

Để hiểu về cách vẽ này, chúng ta phải nhớ rằng trực giác được tôi luyện bằng những trải nghiệm hằng ngày. Ví dụ, những đường kẻ ngang dọc thường cho ta cảm giác “ổn định” hơn đường chéo vì chúng có thể “ngã” bất cứ lúc nào. Khi chúng ta thấy một cái hình lớn màu đen nằm ở phía dưới cùng, ta liền kết luận rằng nó rất “nặng”.

Khi sắp xếp những vật thể trên tờ giấy theo những cách khác nhau, hãy để ý điều này thay đổi ý nghĩa bức vẽ như thế nào.

Người dịch: Đáo

Nguồn: Medium.

Lời của Mochi: Một trong những mong ước của Mochi đó là có thể tự vẽ minh họa cho các bài viết của mình. Dạo gần đây Mochi hay tìm kiếm những bài viết trong lĩnh vực hội họa, những bài hướng dẫn vẽ minh họa cơ bản để bước đầu tìm hiểu. Dưới đây là một bài viết trên Medium Mochi tìm được và thấy khá hữu ích [cộng với hình ảnh được làm thành ảnh động rất thú vị] nên dịch lại sau khi thử học vẽ theo những bài tập mà tác giả hướng dẫn. Nếu bạn cũng đang có ý định học vẽ, dù với mục đích gì, thì thử chuẩn bị một cây bút và một tờ giấy để vừa học vừa hành cùng Mochi nhé. Chắc chắn bạn sẽ được truyền cảm hứng về việc “cầm bút lên và vẽ đi” rất nhiều đó!

————————————–

Về căn bản, học vẽ tập trung vào 2 phần: học cách điều khiển tay và học cách quan sát vật thể. Dưới đây là 7 bài tập giúp bạn lần lượt nâng cao năng lực quan sát, bắt đầu làm quen với cảm giác vẽ và chuyển tải những điều bạn quan sát được vào bức vẽ. 

1. Luyện tập sự khéo léo cho tay

Hai bài tập đầu tiên là dành để học cách điều khiển tay. Những bài tập này tạo thói quen cho tay [tạo cơ tay], rèn luyện giúp cho mắt và tay có sự phối hợp nhuần nhuyễn với nhau. Khi còn là “người mới bắt đầu vẽ” nữa, bạn có thể dùng bài tập này để thử khi mua bút hoặc nếu trong đầu chưa có ý tưởng vẽ gì thì đây cũng là bài khởi động rất bổ ích.

Bài tập 1: Vẽ vòng tròn, càng nhiều càng tốt

Vẽ các vòng tròn to nhỏ khác nhau cho đến khi phủ kín mặt giấy. Hãy đảm bảo các vòng tròn không chồng lên nhau.

Bạn có thấy vẽ vòng tròn không dễ như bạn nghĩ, nhất là những vòng tròn càng lớn thì càng dễ trở nên méo mó? Hãy luyện tập vẽ theo cả hai chiều, và vẽ càng nhiều càng tốt nhé!

À, nhớ vẫy vẫy cổ tay trước khi bắt đầu nhé, bạn sẽ thấy tay đỡ cứng hơn khi vẽ đó! Như thế này:

Bài tập 2: Vẽ gạch [hatching skill]

Phủ đầy mặt giấy bằng các đường thẳng song song:

Vẽ những đường chéo thường sẽ dễ nhất, vì nó thuận với cách cổ tay hoạt động. Bạn có từng chú ý những người thuận tay trái thường thích vẽ từ trái qua phải hơn những người thuận tay phải?

Bạn hãy nhìn nét vẽ của vài họa sĩ yêu thích, bạn có đoán được họ thuận tay trái hay tay phải không?

Hãy vẽ từ nhiều chiều khác nhau, từ trái qua phải rồi phải qua trái. Hãy tận hưởng cảm giác phủ đen mặt giấy! Một điều đặc biệt lưu ý: Bạn không được xoay tròn tờ giấy, vì mục đích của bài tập này là luyện cho tay của bạn linh động trong việc vẽ từ các hướng khác nhau.

2. Trực giác – học cách quan sát

Vẽ là quá trình quan sát và hiểu những gì bạn quan sát được. Nhiều người cho rằng chúng ta nhìn thấy mọi vật như nhau, nhưng thực ra kỹ năng quan sát ở mỗi người khác nhau và một tín hiệu vui là chúng ta có thể rèn luyện để cải thiện kỹ năng quan sát của mình. Bạn vẽ càng nhiều thì năng lực quan sát của bạn càng đa dạng.

Bài tập 3: Vẽ đường viền [contour skill]

Bạn có nhìn thấy những đường viền xung quanh tay bạn? Hãy vẽ chúng lên trên mặt giấy. Đừng cố gắng vẽ cả bàn tay, hãy chỉ vẽ những đường viền đại diện:

Dù bạn vẽ chân dung, vẽ một cái cây hay con vật yêu thích, bạn sẽ luôn bắt đầu từ các đường viền. Thử thách là làm sao để vẽ càng ít đường viền nhưng người khác ngay lập tức nhận ra hình ảnh đó minh họa điều gì khi nhìn thấy.

Bài tập 4: Vẽ phối hợp sáng tối [chiaroscuro skill]

Hãy tô những nhóm sáng – tối vào bức tranh. Bắt đầu bằng kỹ thuật vẽ đường viền, sau đó vẽ gạch để tạo những mảng sáng tối.

Bài tập này giúp bạn nhạy hơn khi quan sát sáng – tối. Đây không phải là một bài tập đơn giản, nếu không phải nói là nên xếp nó vào nhóm bài tập nâng cao. Nhưng hãy nhớ rằng: Bạn không bắt buộc phải làm cho hoàn hảo. Hãy thử nhiều kiểu vẽ gạch, rồi cảm nhận cách bạn tạo ra những mảng sáng – tối khác nhau.

Bạn có thể dùng đường gạch cong [curved hatching] để định hình hình dáng, sau đó dùng đường gạch chéo [crosshatching] để tạo nên những mảng tối hơn.

À hãy thử nhắm ti hí mắt và nhìn vào bức tranh bạn mới vẽ. Bạn sẽ thấy mọi thứ hơi nhòe, và cùng lúc đó bạn sẽ khám phá được sự đối lập sáng tối rất huyền diệu trên chính bức vẽ  mới được tạo ra.

Bố cục ánh sáng rất quan trọng trong một bức tranh. Hãy quan sát tranh vẽ của Rembrandt, Georges de la Tour hay màu sắc trong các bộ phim để nhìn thấy sự kỳ diệu của các mảng ánh sáng.

Bài tập 5: Phối cảnh

Hãy vẽ những khối lập phương theo chỉ dẫn như sau:

Phối cảnh là phép chiếu của một môi trường 3D trên bề mặt 2D [mảnh giấy của bạn].

Xây dựng bản vẽ phối cảnh được hình thành dựa trên khoa học và không thể được giải thích đầy đủ trong giới hạn của một bài viết như thế này. Tuy nhiên, chúng ta có thể thực tập một số kỹ thuật đơn giản giúp chúng ta tiếp cận gần hơn với sự kỳ diệu của vẽ phối cảnh:

Bước 1: Vẽ một đường ngang. Đây sẽ là đường chân trời trong bức vẽ của bạn.

Bước 2: Xác định hai điểm chấm trên đường chân trời, hai điểm này gần rìa tờ giấy. Đây là hai điểm tiêu biến.

Bước 3: Vẽ một đường thẳng đứng ở bất kỳ vị trí nào.

Bước 4: Nối hai điểm cuối của đường thẳng đứng với hai tiêu biến.

Bước 5: Thêm hai đường thẳng đứng như sau:

Bước 6: Nối chúng với hai tiêu biến.

Bước 7: Giờ hãy dùng đầu chì đậm để vẽ lên hình lập phương. Xong rồi nè!

Luyện tập các bước 3-7 thường xuyên. Thậm chí bạn có thể vẽ nét gạch lên các mặt của khối lập phương:

Lưu ý: Nếu những nét vẽ gặp nhau, hãy cho phép chúng được chồng lên nhau một chút. Kết quả sẽ giúp hình vẽ sắc nét hơn đấy!

Nâng cao kỹ năng vẽ phối cảnh sẽ giúp kỹ năng tạo độ sâu [illusions of depth] của bạn trở nên tốt hơn. Nhưng quan trọng nhất, việc này tạo cho não bạn quen với việc suy nghĩ dưới 3 chiều kích khác nhau. Vậy nên, dù bạn chọn vẽ “phẳng” hay thích chọn… đau đầu giữa các nguyên tắc của vẽ phối cảnh [như tôi], thì việc hiểu nguyên lý vẽ phối cảnh vẫn là một trong những kỹ năng vẽ quan trọng nhất mà bạn cần học và thực hành.

Bài tập 6: Vẽ tổ hợp

Hãy kết hợp 5 kiểu vẽ trên trong một bức tranh. Tùy ý bạn mà sắp xếp các chủ thể linh động trên cùng một mặt giấy.

Vẽ tổ hợp là cách giúp vật thể có hình dạng, ý nghĩa hay thông điệp nào đó. Để hiểu về vẽ tổ hợp, chúng ta phải ghi nhớ rằng quan điểm của của chúng ta về sự vật được định hình thông qua các trải nghiệm hằng ngày. Ví dụ các đường ngang và đường thẳng đứng có vẻ khá “thăng bằng”, còn những đường chéo thì cứ như muốn chực ngã xuống trong chớp mắt vậy! Và nếu như chúng ta thấy chỗ nào có màu hơi đậm một tí là chúng ta suy ra nó phải rất nặng ngay lập tức.

Một điều quan trọng khác, khi bạn thay đổi vị trí chủ thể, chọn những nét vẽ khác nhau thì bức tranh sẽ mang những ý nghĩa khác nhau.

Trên đây là 7 bài tập với minh họa sinh động để “nhập môn” trong lĩnh vực vẽ. Hi vọng những hướng dẫn tỉ mỉ này sẽ phần nào giúp bạn bỏ bớt đi quan điểm “vẽ là phải có hoa tay” nhé. Vẫn còn những bài tập khác, hãy chờ Mochi ở những bài viết sau nhé!

—————————————————————————————————————————————-

Note của Mochi cho bài viết này: Bài viết này Mochi đọc, dịch và viết trong vòng 3 tiếng, rồi mất thêm gần 1 tiếng nữa để chỉnh sửa, dán hình, thiết kết hình feature trên blog này. Tốc độ này cũng bị gián đoạn bởi vài lần ghé FB và chơi game, sẽ cố gắng tập trung hơn vào những bài viết sau hehe. Cố lên! 😉

Video liên quan

Chủ Đề