Các ca sĩ giữ giọng như thế nào là ai?

Bạn có giọng hát hay, nhưng bạn đã thật sự biết cách để giữ gìn giọng hát của mình chưa. Cùng VietVocal tìm hiểu nhé.

Bạn là người có giọng hát hay, vậy bạn đã thật sự quan tâm tới việc cần chăm sóc, và giữ gìn nó như thế nào để giọng hát ấy hay hơn và bền lâu hơn chưa. Cùng VietVocal tìm hiểu 8 bí quyết giúp bạn luôn giữ được giọng hát hay nhé.

1. Uống nước

Giống như da trống, dây thanh âm của chúng ta có cấu trúc đàn hồi cao, kéo dài được tạo thành từ các loại sợi cơ và mô khác nhau. Chúng được phủ một lớp chất nhầy bảo vệ để bảo vệ chúng khỏi ma sát tự nhiên xảy ra khi dây của chúng ta rung lên, mỗi khi chúng ta nói hoặc hát.

Uống nước

Uống khoảng hai lít nước mỗi ngày – bằng cách này, bạn sẽ tránh được bất kỳ kích ứng, mẩn đỏ hoặc sưng tấy nào trên dây thanh quản của bạn. 

Nước lọc có các chất dinh dưỡng quan trọng, thải độc tố khỏi cơ thể chúng ta, là một trong những cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cũng như giọng hát của bạn.

Ngoài ra bạn có thể uống mật ong pha loãng với chanh hay nước giá đỗ nguyên chất cũng là những loại nước giúp cổ họng của bạn tạo độ nhầy tốt. 

2. Lắng nghe giọng nói của bạn nếu có bất thường

Đôi khi giọng nói của bạn thay đổi nhưng bạn không nhận ra, và có thể sẽ không quan tâm đến nó chẳng hạn như việc khàn giọng. 

Khàn giọng có thể chỉ ra một điều gì đó đơn giản như dị ứng hoặc nghiêm trọng như ung thư thanh quản. Nếu tình trạng khàn giọng của bạn kéo dài hơn một vài tuần, đặc biệt là khi bạn hút thuốc hoặc nếu bạn không có các triệu chứng giống như cảm lạnh khác, hãy hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa về giọng nói. 

Nếu giọng nói của bạn bị khàn hoặc cổ họng của bạn bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy do hoạt động quá mức, hãy để giọng nói nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt – và uống nước để giúp bôi trơn các nếp gấp thanh quản của bạn.

3. Tránh chất cồn, rượu bia và cafein

Tránh tối đa uống rượu và cafein và kiểm soát ở mức độ vừa phải, vì tác dụng khử nước của chúng có thể làm căng các nếp gấp thanh quản của bạn. 

Tránh chất cồn, rượu bia và cafein

Thêm vào đó, việc hút thuốc cũng không tốt vì thuốc lá, nicotine, hóa chất và hơi nóng hít vào có thể gây viêm, sưng tấy và gây ung thư miệng, mũi, họng và phổi. 

Những thức ăn chứa nhiều nước sẽ giúp bạn chống khô cổ rất tốt như táo, lê, dưa hấu, đào, nho, mận. Uống một cốc nước thay cho mỗi tách cà phê hoặc đồ uống có cồn mà bạn hấp thụ để tránh mất nước.

4. Đừng la hét lớn

Tránh la hét, cổ vũ ồn ào và nói chuyện với tiếng ồn quá lớn vì chúng gây căng thẳng không cần thiết lên các nếp gấp của thanh quản, và đôi khi có thể làm ảnh hưởng thậm chí là phá hoại giọng nói như bị sưng, tấy cổ họng,…

5. Luôn khởi động làm ấm giọng trước khi hát

Trước khi bạn hát, hãy thả lỏng, duỗi cổ và vai. Ngáp một cái để lấy hơi rồi bắt đầu rung môi  hoặc ngâm nga một lúc từ âm thấp đến âm cao bằng cách sử dụng các nguyên âm khác nhau.

Tham khảo các bài tập khởi động làm ấm giọng tại đây để luyện tập được hiệu quả hơn nhé.

6. Dừng ngay việc hắng giọng 

Khi bạn hắng giọng, bạn đã làm các dây thanh quản cọ xát vào nhau. Làm nhiều quá sẽ làm chúng tổn thương và khiến bạn bị khản giọng. 

Dừng ngay việc hắng giọng

Cố gắng nhấp một ngụm nước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng. Nếu bạn nhận thấy mình phải hắng giọng nhiều thì nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể bị bệnh viêm họng dị ứng hay viêm xoang.

7. Giảm chứng trào ngược

Axit trào ngược từ dạ dày vào cổ họng có thể làm hỏng các nếp gấp thanh quản. 

Các dấu hiệu của trào ngược axit bao gồm ợ chua thường xuyên, có mùi vị khó chịu trong miệng vào buổi sáng, thường xuyên bị đầy hơi hoặc ợ hơi, có khối u ở phía sau cổ họng và thường xuyên bị khàn giọng. Tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa để được giúp đỡ.

8. Tập thể dục và ngủ đủ giấc

Tập thể dục, thể thao hoặc các hoạt động nhẹ nhàng hơn như bơi lội và yoga giúp kích thích endorphin, cải thiện cơ bắp và tăng sức mạnh tim mạch, cũng như khả năng thở của bạn. Hơi thở được kiểm soát thì giọng hát của bạn cũng sẽ tốt hơn.

Tập thể dục và ngủ đủ giấc

Để có thể hiểu rõ hơn về sự quan trọng của hơi thở khi hát hãy tham khảo ngay khóa học “Làm chủ hơi thở thanh cùng Mỹ Linh” nhé.

Thiếu ngủ quá nhiều có thể dẫn đến giảm hiệu suất giọng hát và dẫn đến sự phát triển của các nốt trên dây thanh bị căng, vì vậy hãy đảm bảo bạn ngủ đủ giấc từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe và giọng hát cũng sẽ được bảo vệ hơn. 

Vừa rồi là 8 bí quyết giúp bạn có thể chăm sóc và giữ gìn giọng hát của bạn. Nếu có câu hỏi nào hay đơn giản là muốn góp thêm ý kiến về cách giữ gìn giọng khác, các bạn hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Rất mong nhận sự phản hồi từ các bạn.

Dù có giọng ca thiên phú thì để có được giọng hát hay như ca sĩ hay bạn cũng cần phải trải qua quá trình luyện giọng hát... Nhưng bạn đang băn khoăn không biết phải bắt đầu như thế nào? 

Hôm nay Giáo Dục Âm Nhạc Việt Thương sẽ hướng dẫn bạn cách luyện giọng hát hay.

Download sách, video, clip hướng dẫn luyện thanh:

Sách Hướng Dẫn Luyện Giọng Hát Hay Như Ca Sĩ

Các Từ Ngữ Phát Âm Luyện Giọng Hát Hay

Toàn bộ Audio Giáo Trình Luyện Giọng Hát Hay

Clip hướng dẫn luyện giọng hát hay:

7 Bài tập luyện giọng hát hay:

Thực hiện những mẹo nhỏ dưới đây để luyện giọng hát hay.

1. Điều chỉnh khuôn miệng

Điều chỉnh khuôn miệng là một trong những bài học đầu tiên để luyện giọng hát mà các thầy cô trường nhạc viện dạy sinh viên của mình khi luyện giọng để trở thành ca sĩ. Khi tập hát cố mở rộng khuôn miệng và giữ cho phần cơ quanh miệng và hàm hơi tách rời, việc này sẽ khiến cho bạn có thể hát rõ ràng và lấy hơi khỏe hơn. Tập làm động tác giống như lúc đang ngáp, dùng lưỡi để điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm vào phần răng dưới. Giữ tư thế miệng như vậy khi hát sẽ giúp các cột hơi của bàn đầy hơn, giọng bạn sẽ vang và nghe hay hơn bình thường.

2. Luyện giọng hát đúng  theo gam

Khi luyện giọng hát theo gam phải tập từ nốt thấp đến nốt cao, đừng vội vàng học những nốt cao trước, mặc dù những nốt cao sẽ khiến bạn cảm thấy phấn khích hơn, cảm giác chuyên nghiệp hơn.

Cách điều chỉnh miệng để luyện giọng hát đúng theo gam. Dùng lưỡi và các cơ quanh miệng để điều chỉnh khẩu hình âm phát ra. Đơn giản nhất hãy tập phát âm những âm ah,eh, ih… theo đúng khẩu hình miệng như trong hình minh họa. Chỉ mất 1-2 phút mỗi ngày cũng đủ để giúp bạn hát đúng và chính xác lời nhạc hơn trước kia.  Khi tập hát theo gam, bạn sẽ hát từ nốt thấp lên nốt cao. Ví dụ: Đồ Rê Mi Pha Son La Si Đố rồi tương tự quay trở lại từ cao xuống thấp. . Bài tập này là một bài khởi động rất tốt, đồng thời nó cũng giúp bạn hát được những nốt cao và những nốt trầm nét hơn.

Cách có giọng hát to khỏe không hề dễ dàng

3. Tư thế luyện giọng hát hay

Tư thế là một phần quan trọng của các bài tập luyện thanh, bạn có thể ngồi hay đứng nhưng phải thẳng lưng, ưỡn ngực, cổ duỗi thẳng.

Tập đúng thư thế thì sau này khi hát bạn biết cách dữ giọng tốt hơn.

4. Phát âm đúng

Phát âm đúng, tưởng chừng dễ nhưng không dễ bởi rất nhiều người [thậm chí là ca sĩ bị sai âm tim hát thành tiêm….] gây khó chịu cho người nghe, mất đi sự chuyên nghiệp. Bạn nên thử những bài tập phát âm cùng với những bài tập khởi động khác trước khi bắt đầu hát.

5. Hát đúng tông giọng của mình

Đừng gồng mình cố ép bản thân vào một trường phái biểu diễn nào đó khi mới học luyện thanh. Hãy hát bình thường đúng tông giọng thường ngày của bản thân. Hát giọng tông cao hơn sức dễ bị lạc nhịp, hay hát nốt thấp quá thì không ra thanh, điều này dễ khiến bạn bị nản và từ bỏ.

Luyện giọng trầm

Cứ hát bình thường đến đoạn nốt cao thì chịu khó lấy hơi sâu để dễ hát nhưng nếu không thể lên cao nổi hãy cố gắng biến chuyển sao cho phù hợp với giai điệu, đến các nốt thấp thì giữ hơi thở nhẹ nhàng, khí thoát ra một cách từ từ.

Luyện giọng cao

Hát giọng tông cao hơn không phải là cách để luyện giọng hát hay như ca sĩ đâu nhé. Luyện giọng mình thật đẹp và tròn trịa trước khi bắt đầu khuôn mẫu nào đó.

6. Điều chỉnh hơi thở khi tập hát

Nhiều người thực ra có thể hát rất tốt, nhưng vì không biết điều khiển nhịp thở của bản thân nên tạo áp lực không cần thiết lên giọng hát của mình. Việc tập luyện hơi thở sẽ giúp cho bạn hát tốt hơn rất nhiều. Hơi thở đúng cách cũng là điều bạn phải biết nếu muốn hát tốt hơn. Khi thực hiện tư thế đứng hoặc ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực bạn hơi hóp bụng một chút để giúp lấy hơi và dễ điều tiết nhịp thở hơn. Hít vào thở ra hợp lý để duy trì giọng hát. Lúc hát phải giữ cho các cơ ở cổ hoàn toàn được thư giãn. Lúc cần lấy hơi hãy để micro hơi xa người để tiếng thở không bị thu vào micro.

Khởi động một chút trước khi hát bằng cách luyện thanh đơn giản 1-2 phút sẽ giúp bạn củng cố lại tông giọng của mình.

Nghe kĩ các bài hát của ca sĩ hát trên Tv hay trên mạng. Chú ý và học hỏi cách người ta điều khiển hơi thở, kiểm soát giọng,âm lượng hát và nhìn phong cách biểu diễn của họ qua ánh mắt,  một vài cử chỉ. Bạn cũng thử đứng trước gương vừa hát vừa làm theo như vậy.

7. Kiên trì luyện tập

Học nhạc, học thanh âm, luyện giọng hay bất cứ điều gì cũng cần sự kiên trì. Mỗi ngày tập hát không cần mất nhiều thời gian chỉ 5-10 phút trong lúc tắm hoặc trong lúc nấu ăn bạn cũng có thể tự ngân nga những giai điệu tuyệt vời để luyện hát. Nếu cảm thấy bản thân tiến bộ chậm, có thể bạn đang không tập luyện thường xuyên. Để tăng tốc, hãy cố gắng dành ra mỗi ngày khoảng nửa giờ để tập hát.

Trên đây là những mẹo nhỏ mà chúng tôi tổng hợp lại chia sẻ với bạn cách luyện giọng hát hay, hi vọng những lời khuyên và cuốn sách luyện giọng hát hay của chúng tôi sẽ giúp bạn mau tiến bộ.

Bài viết được quan tâm:

  • Loa line array
  • Loa âm trần
  • Loa treo tường
  • Loa cột
  • Loa sân khấu

Video liên quan

Chủ Đề