Các công trình nghiên cứu công nghệ sinh học

 Thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

 Công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực then chốt và là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu hay ứng dụng đều cần sử dụng công nghệ sinh học, bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, chọn tạo giống, thú y, thủy sản, công nghệ thực phẩm, y sinh học, y dược học, xử lý môi trường... Vì vậy, nhu cầu nhân lực ngành này trong dự báo là rất lớn, đặc biệt khi Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến.

Ngành Công nghệ sinh học trang bị kiến thức toàn diện cho sinh viên

Công nghệ sinh học là ngành học nghiên cứu, vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp để phục vụ lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Theo học ngành Công nghệ sinh học, sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng về sinh học, kiến thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm và các lĩnh vực chuyên sâu về sinh học phân tử, di truyền phân tử, bệnh học phân tử.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Công nghệ sinh học được trang bị kỹ năng tiếng Anh để có thể nghiên cứu những tài liệu tham khảo, những thành tựu mới về công nghệ sinh học của thế giới. Ngoài ra, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm…để có thể làm việc tốt trong một môi trường năng động.

 Sinh viên thực hành tại phòng thí nghiệm khoa Công nghệ sinh học

Đa dạng khả năng ứng dụng, rộng mở cơ hội nghề nghiệp

Công nghệ sinh học cần thiết cho nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, do đó, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học rất đa dạng và phong phú. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Cụ thể như sau:

- Cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên tại các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học trên nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường, y tế, dược phẩm, mỹ phẩm.

- Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học như: Unilever, Kimberly, San Miguel, Dutch Lady…

- Chuyên gia cho các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật.

- Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.

- Tự lập nghiệp, tự sáng tạo để làm chủ và vận hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan khác như: nông nghiệp, thực phẩm, giống cây trồng, phân bón, thức ăn...

Ngành Công nghệ sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam [trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I] được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đào tạo ngành Công nghệ sinh học trong khối nông - lâm - ngư nghiệp.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học được xây dựng dựa trên chương trình của các trường đại học quốc tế có uy tín trên thế giới như: Đại học California [Mỹ], Đại học Tokyo [Nhật Bản], Đại học Kyushu [Hàn Quốc], Đại học Nông Nghiệp Tokyo [Nhật Bản], Đại học Quốc gia Seoul [Hàn Quốc], Đại học Queensland [Úc], đồng thời tham vấn ý kiến của các bên liên quan [doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, chuyên gia, sinh viên...].

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học được học tập trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp với cơ sở vật chất khang trang [hệ thống phòng học thông minh, phòng thí nghiệm, mô hình khoa học công nghệ tiên tiến, hệ thống thư viện, ký túc xá và khu liên hiệp thể thao hiện đại…]. Đặc biệt, sinh viên được học tập, nghiên cứu khoa học dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn của các thầy, cô giáo được đào tạo bài bản tại nước ngoài, tâm huyết với giảng dạy và đam mê nghiên cứu khoa học…

 Hệ thống nuôi vi tảo xoắn Spirulina plantensis của Học viện Nông nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn LED để điều khiển sinh trưởng và thành phần các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học

Học viện đã tăng cường hợp tác với hơn 100 trường đại học, tổ chức trong nước và thế giới để cấp học bổng cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập và tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nhiều sinh viên đã tìm kiếm học bổng sau đại học tại các nước tiên tiến như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc… Từ năm 2016 trong khuôn khổ hợp tác giữa Học viện và Trường Gyeongsang, hàng năm có từ 3-5 sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học ngành công nghệ sinh học đã được tuyển chọn, cấp học bổng học thạc sỹ và tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Gyeongsang, Hàn Quốc.

 Học viện Nông nghiệp Việt Nam hợp tác đào tạo cùng Trường Đại học Gyeongsang, Hàn Quốc
 Sinh viên nhận học bổng do Tập đoàn ORION, Hàn Quốc tài trợ

Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ sinh học và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

Mã trường

nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức tuyển sinh

HVN

HVN07

A00: Toán, Vật lí, Hóa học

A11: Toán, Hoá học, Giáo dục công dân

B00: Toán, Hóa học, Sinh học

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

- Tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện;

- Xét học bạlớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm;

- Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520/ 0961.926.639/ 0961.926.939

Website: //www.vnua.edu.vn/

Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep

Chương trình Chất lượng cao ngành Công nghệ Sinh học, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh của Trường ĐH Bách khoa [ĐHQG-HCM] hướng tới mục tiêu đào tạo đội ngũ cử nhân vững vàng chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ và có thể làm việc đa lĩnh vực.

Bài viết liên quan
Kỹ thuật Y Sinh: không làm bác sỹ vẫn cứu được bệnh nhân
▶ Ứng dụng Kỹ thuật Y Sinh để trị bệnh cứu người

CÔNG NGHỆ SINH HỌC – CHÌA KHÓA MỞ CỬA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

Công nghệ Sinh học là lĩnh vực công nghệ cao, dựa trên nền tảng khoa học sự sống và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất – đời sống. Ngành này sử dụng kỹ thuật tiến tiến nhằm khai thác hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất các sản phẩm sinh học chất lượng cao ở quy mô công nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Công nghệ Sinh học không chỉ là một công nghệ đơn thuần, riêng lẻ mà là tập hợp của nhiều công nghệ hiện đại. Đây là chìa khóa mở ra cánh cửa làm việc – nghiên cứu liên môn, đa ngành, từ đó góp phần cải tiến những lĩnh vực sau:

  • Y dược: nghiên cứu về tế bào gốc, công nghệ thần kinh, công nghệ enzyme, công nghệ giải trình tự gen; sản xuất vaccine, kháng sinh, thuốc điều trị, chip sinh học, cảm biến sinh học; phát triển kỹ thuật tạo mô, y học tái tạo…
  • Nông – lâm – ngư nghiệp: lai giống cây trồng, chế biến thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ, phân bón cơ vi sinh vật; nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật sinh học, hệ thống thiết bị canh tác nông nghiệp tự động…
  • Công nghệ thực phẩm: tạo ra các chủng vi sinh vật mới; thử nghiệm chế phẩm enzyme, protein có lợi cho đường tiêu hóa; sản xuất phụ gia; nghiên cứu công nghệ lên mên tự nhiên; kiểm soát – đảm bảo chất lượng quy trình bảo quản thực phẩm…
  • Môi trường: xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; cải tạo, phục hồi hệ sinh thái, các vùng đất bị ô nhiễm; sản xuất chế phẩm, sản phẩm thân thiện môi trường; lưu giữ, bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn gen quý hiếm…
  • Vật liệu: nghiên cứu vật liệu mới từ chất thải và vi sinh vật nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường

Công nghệ Sinh học là lĩnh vực công nghệ cao, dựa trên nền tảng khoa học sự sống và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất – đời sống.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam và thế giới đối mặt với dịch bệnh COVID-19 hơn hai năm qua, ngành Công nghệ Sinh học ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu thuốc đặc trị COVID-19, sản xuất vaccine, kit xét nghiệm sinh hóa, thiết bị y tế…

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành đối với nền kinh tế, năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đưa Công nghệ Sinh học vào Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây cũng là một phần của Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030. Trong những năm qua, nhà nước liên tục đầu tư xây dựng nhiều trung tâm công nghệ sinh học và phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

“GIẢI MÔ TẤT TẦN TẬT CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Nhằm đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục và chủ động đón đầu xu thế, từ năm 2022, Trường ĐH Bách khoa [ĐHQG-HCM] triển khai chương trình chính quy Chất lượng cao ngành Công nghệ Sinh học [mã trường QSB, mã ngành 218]. Chương trình có các ưu điểm như:

  • Ngôn ngữ giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, đào tạo theo học chế tín chỉ
  • Nội dung môn học được thiết kế tương đương các trường trong khu vực, cũng như có sự tham khảo chương trình của những ĐH uy tín ở Mỹ, Đức, Đan Mạch, Úc
  • Trực tiếp đứng lớp là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và thạc sỹ được đào tạo bài bản tại các ĐH tiên tiến trên thế giới, có bề dày kinh nghiệm giảng dạy và thành tích nghiên cứu khoa học
  • Học ở Cơ sở Q10, cơ sở vật chất [thư viện, phòng học, phòng thí nghiệm, trung tâm thể thao, khu ẩm thực…] tiện nghi, hiện đại
  • Hoạt động học thuật – ngoại khóa đa dạng: OISP Presentation Contest, OISP Camp, OISP International Festival, OISP Field Trip, Ngày hội Kỹ thuật, Bách khoa Innovation…
  • Học bổng phong phú: học bổng Pre-University, học bổng Khuyến khích học tập, học bổng OISP, học bổng Đoàn Hội, học bổng từ Cộng đồng Cựu sinh viên Phú Thọ – Bách khoa và các đối tác doanh nghiệp, ĐH nước ngoài…
  • Có cơ hội chuyển tiếp, học lên ở ĐH đối tác

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Chất lượng cao ngành Công nghệ Sinh học được trang bị nền tảng vững chắc về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cùng những kiến thức chuyên sâu về ngành học. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo còn giúp sinh viên trau dồi các kỹ năng cần thiết [kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp – thuyết trình, kỹ năng tính toán – thiết kế – điều hành – kiểm soát quy trình sản xuất…] để tự tin làm việc trong các công ty, tập đoàn đa quốc gia.

Sinh viên [trái] đang thực hành tại Phòng Thí nghiệm Công nghệ Vi sinh dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Lê Thị Thủy Tiên [phải] – Trưởng Bộ môn Công nghệ Sinh học.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP PHONG PHÚ, ĐA LĨNH VỰC

Cử nhân Công nghệ Sinh học Bách khoa có năng lực chuyên môn cao cùng trình độ ngoại ngữ tốt, nhờ đó, đủ sức đảm nhận các vị trí công việc thuộc nhiều lĩnh vực như:

  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các đại học, trung tâm, viện nghiên cứu, công ty về sinh học, công nghệ sinh học [Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, công ty Nanogen, Viện Kiểm nghiệm thuốc, Viện Pasteur, Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Công nghệ cao…]
  • Chuyên viên nghiên cứu – sản xuất – kiểm soát – đảm bảo chất lượng sản phẩm ở các công ty dược phẩm, thực phẩm, công nghiệp, nông nghiệp, y tế [công ty Unilever Việt Nam, công ty Vinamilk, công ty Yakult Việt Nam, công ty Ajinomoto Việt Nam, công ty Acecook Việt Nam, công ty Nestlé Việt Nam, công ty Anova, nhà máy bia Sài gòn…]
  • Kỹ thuật viên xét nghiệm của các trung tâm, bệnh viện, phòng khám thuộc mảng xét nghiệm vi sinh – sinh hóa, sinh học – di truyền, tế bào gốc, hỗ trợ sinh sản [Bệnh viện Từ Vũ, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, Bệnh viện ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trung tâm xét nghiệm DNA Gentis, công ty Genes Solutions, công ty Genetica, Viện Công nghệ ADN và Phân tích di truyền – GenLab…]
  • Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm của các tổ chức đo lường [Viện Pasteur, Phòng Thí nghiệm Công nghệ Sinh học Môi trường, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm TP.HCM, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng IV, công ty SGS Việt Nam…]
  • Nhân viên tư vấn, hỗ trợ, marketing, kinh doanh, kiểm thử ở các doanh nghiệp sản xuất thiết bị máy móc, thiết bị, sản phẩm công nghệ sinh học, sinh học, y tế, môi trường, nông nghiệp, công nghiệp [công ty Roche Vietnam, công ty YTC, công ty Việt Nhật, công ty Việt Tân, công ty Armephaco, công ty Sao Mai, công ty Vinamed…]
  • Khởi nghiệp [xây dựng trang trại, thành lập công ty lập bản đồ gen, sản xuất phân bón, phân phối thiết bị y tế, cung cấp giải pháp cải thiện môi trường…]

Với lịch sử 20 năm hình thành và phát triển, ngành Công nghệ Sinh học của Trường ĐH Bách khoa hứa hẹn tiếp tục đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của xã hội hiện đại.

Bài: XUÂN MAI – Hình: OISP

Liên hệ tư vấn tại:VP Đào tạo Quốc tế [OISP] – Trường ĐH Bách khoaⓐ Kiosk OISP, Trường ĐHBK, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10ⓟ [028] 7300.4183 – 03.9798.9798

Video liên quan

Chủ Đề