Các học thuyết về nhân cách pdf

Nghiên cứu về nhân cách là một trong những chủ đề được chú ý nhất trong tâm lý học. Rất nhiều học thuyết về nhân cách ra đời và hầu hết đều thuộc về một trong 4 trường phái chính. Mỗi trường phái đều cố gắng mô tả những mẫu hình khác nhau của nhân cách con người, bao gồm cả quá trình hình thành và sự khác biệt của các mẫu hình này ở mỗi cá nhân.

The study of personality is one of the major topics of interest within psychology. Numerous personality theories exist and most of the major ones fall in to one of four major perspectives. Each of these perspectives on personality attempts to describe different patterns in personality, including how these patterns form and how people differ on an individual level.

Ta sẽ thấy các nhà khoa học liên tưởng các trường phái này để gọi tên các học thuyết của mình, mỗi học thuyết sẽ lấy nền tảng từ các ý tưởng cốt lõi của mỗi trường phái.

Learn more about the four major perspectives of personality, the theorist associated with each theory and the core ideas that are central to each perspective.

Trường phái phân tâm học. The Psychoanalytic Perspective

Trường phái phân tâm học về nhân cách nhấn mạnh tầm quan trọng của các trải nghiệm thời thơ ấu và trạng thái tâm trí vô thức. Trường phái này được phát minh bởi nhà tâm thần học Sigmund Freud. Ông tin rằng những thứ cất giấu sâu trong trạng thái vô thức của con người có thể được tiết lộ theo nhiều cách khác nhau, có thể là giấc mơ, liên tưởng tự do và sự lỡ lời. Các nhà phân tâm học thế hệ mới, như Erik Erikson, Carl Jung, Alfred Adler và Karen Horney, tin vào tầm quan trọng của trạng thái vô thức, nhưng lại không đồng ý với các quan điểm khác trong học thuyết của Freud.

The psychoanalytic perspective of personality emphasizes the importance of early childhood experiences and the unconscious mind. This perspective on personality was created by psychiatrist Sigmund Freud who believed that things hidden in the unconscious could be revealed in a number of different ways, including through dreams, free association and slips of the tongue. Neo-Freudian theorists, including Erik Erikson, Carl Jung, Alfred Adler and Karen Horney, believed in the importance of the unconscious, but disagreed with other aspects of Freuds theories.

Các nhà lý luận nổi bật và học thuyết của họ: Major Theorists and Their Theories:

  • Sigmund Freud: Nhấn mạnh tầm quan trọng của các sự kiện thời thơ ấu, tầm ảnh hưởng của vô thức và các bản năng sinh dục trong quá trình phát triển nói chung và sự hình thành của nhân cách nói riêng.
    Sigmund Freud: Stressed the importance of early childhood events, the influence of the unconscious and sexual instincts in the development and formation of personality.
  • Erik Erikson: Nhấn mạnh các yếu tố xã hội trong quá trình phát triển nhân cách, khủng hoảng bản sắc và sự biến động của nhân cách trong từng giai đoạn của cuộc đời.
    Erik Erikson: Emphasized the social elements of personality development, the identity crisis and how personality is shaped over the course of the entire lifespan.
  • Carl Jung: tập trung vào các quan niệm về vô thức tập thể, nguyên mẫu và các dạng thức tâm lý.
    Carl Jung: Focused on concepts such as the collective unconscious, archetypes and psychological types.
  • Alfred Adler: Tin rằng các động cơ cốt lõi đằng sau nhân cách có liên quan đến việc con người ta luôn phấn đấu để vượt lên trên mọi người, hoặc mong muốn vượt qua các thử thách và tiến gần hơn đến quá trình tự nhận thức bản thân. Adler tin rằng mong muốn được hơn người khác bắt nguồn từ những cảm xúc mặc cảm tự ti ẩn sâu bên trong mỗi người. Và tất cả chúng ta đều có chúng.
    Alfred Adler: Believed the core motive behind personality involves striving for superiority, or the desire to overcome challenges and move closer toward self-realization. This desire to achieve superiority stems from underlying feelings of inferiority that Adler believed were universal.
  • Karen Horney: Tập trung vào nhu cầu vượt qua các nỗi lo âu căn bản, cảm giác bị cô lập và một mình trong thế giới. Bà nhấn mạnh các yếu tố về xã hội và văn hóa, các yếu tố này cũng góp phần định hình nhân cách, bao gồm cả tầm quan trọng của mối quan hệ cha mẹ con cái.
    Karen Horney: Focused on the need to overcome basic anxiety, the sense of being isolated and alone in the world. She emphasized the societal and cultural factors that also play a role in personality, including the importance of the parent-child relationship.

Trường phái nhân văn. The Humanistic Perspective

Trường phái nhân văn tập trung vào sự phát triển tâm lý, tự do ý chí và nhận thức cá nhân. Nó có một cái nhìn tích cực hơn vể bản chất con người và tập trung vào quá trình mà mỗi cá nhân khai hóa được những tiềm năng của bản thân.

The humanistic perspective of personality focuses on psychological growth, free will and personal awareness. It takes a more positive outlook on human nature and is centered on how each person can achieve their individual potential.

Các nhà lý luận nổi bật: Major Theorists:

  • Carl Rogers: Tin rằng sự tốt đẹp của mỗi người là được kế thừa và nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do ý chí và sự phát triển tâm lý. Ông cho rằng khuynh hướng hiện thực hóa chính là động lực tiền ẩn chi phối hành vi con người.
    Carl Rogers: Believed in the inherent goodness of people and emphasized the importance of free will and psychological growth. He suggested that the actualizing tendency is the driving force behind human behavior.
  • Abraham Maslow: cho rằng tháp nhu cầu chính là động cơ thúc đẩy con người. Các nhu cầu cơ bản nhất tập trung vào những thứ thiết yếu cho cuộc sống như thức ăn, nước uống, nhưng khi con người dần tiền lên các tầng cao hơn, con người lại tập trung vào những thứ như lòng tự trọng và sự tự thể hiện bản thân.
    Abraham Maslow: Suggested that people are motivated by a hierarchy of needs. The most basic needs are centered on things necessary for life such as food and water, but as people move up the hierarchy these needs become centered on things such as esteem and self-actualization.

Trường phái đặc tính nhân cách. The Trait Perspective

Trường phái đặc tính về nhân cách tập trung xác định, mô tả, và đo lường các đặc tính cụ thể hình thành nên nhân cách con người. Bằng việc hiểu rõ các đặc tính này, các nhà nghiên cứu tin rằng họ có thể nắm bắt toàn diện hơn sự khác biệt giữa các chủ thể.

The trait perspective of personality is centered on identifying, describing and measuring the specific traits that make up human personality. By understanding these traits, researchers believe they can better comprehend the differences between individuals.

Các nhà lý luận nổi bật: Major Theorists:

  • Hans Eysenck: cho rằng có 3 chiều hướng nhân cách: hướng ngoại hướng nội, cảm xúc ổn định tâm lý bất ổn, bệnh tâm thần.
    Hans Eysenck: Suggested that there are three dimensions of personality: 1] extraversion-introversion, 2] emotional stability-neuroticism and 3] psychoticism.
  • Raymond Cattell: Xác định 16 đặc tính nhân cách mà ông tin rằng có thể được sử dụng để nắm biết và đo lường sự khác biệt về nhân cách ở mỗi cá nhân.
    Raymond Cattell: Identified 16 personality traits that he believed could be utilized to understand and measure individual differences in personality.
  • Robert MsCrae và Paul Costa: Giới thiệu Thang tính cách Big Five, xác định 5 chiều hướng nhân cách chính: Sẵn sàng trải nghiệm, Tận Tâm, Hướng ngoại, Dễ chịu, Tâm lý bất ổn.
    Robert McCrae and Paul Costa: Introduced the big five theory, which identifies five key dimensions of personality: 1] extraversion, 2] neuroticism, 3] openness to experience, 4] conscientiousness and 5] agreeableness.

Trường phái nhận thức xã hội. The Social Cognitive Perspective

Trường phái nhận thức xã hội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học qua quan sát, sự tin tưởng vào năng lực của bản thân, sự ảnh hưởng của hoàn cảnh và các quá trình nhận thức.

The social cognitive perspective of personality emphasizes the importance of observational learning, self-efficacy, situational influences and cognitive processes.

Các nhà lý luận nổi bật: Major Theorists:

  • Albert Bandura: nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập xã hội hoặc học qua quan sát. Học thuyết của ông nhấn mạnh vai trò của các suy nghĩ có ý thức như sự tin tưởng vào năng lực của bản thân.
    Albert Bandura: Emphasized the importance of social learning, or learning through observation. His theory emphasized the role of conscious thoughts including self-efficacy, or our own beliefs in our abilities.

Nguồn: //www.verywell.com/personality-perspectives-2795950

Như Trang.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Video liên quan

Chủ Đề