Các nhóm nợ xấu là gì

Nếu như đã đọc qua bài viết “ CIC là gì“ thí bạn đã nghe đến cụm từ nợ xấu. Vậy nợ xấu là gì? Nợ xấu ngân hàng có ảnh hưởng gì đến lịch sử tín dụng của bạn không? Cần lưu ý gì để tránh nợ xấu ngân hàng? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và gốc khi mà người đi vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức tín dụng và nếu tình trạng nợ xấu tăng cao sẽ làm mất cân bằng nền kinh tế của một Quốc gia. Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Nợ xấu gây ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng

Theo kiến thức và quy định của Ngân hàng thì nợ xấu là những khoản nợ được ngân hàng liệt vào nhóm 3 [nhóm dưới tiêu chuẩn], nhóm 4 [nghi ngờ] và nhóm 5 [khả năng mất vốn cao]. Song song đó có quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Nói một cách dễ hiểu hơn, chỉ cần thuộc 2 yếu tố dưới đây có nghĩa là bạn đã mắc phải nợ xấu:

  • Khoảng nợ quá hạn trên 3 tháng [90 ngày]
  • Có nguy cơ trốn nợ, được xem là đáng lo ngại

Nợ xấu tiếng Anh là gì?

Vậy bạn có biết Nợ xấu tiếng anh là gì không?

  • Nợ xấu tiếng anh là bad debt

Tham khảo :

  • Lạm phát là gì?
  • Tất toán là gì?

Thông tin nợ xấu được lưu giữ ở đâu?

Trước khi quyết định thẩm định hồ sơ cho khách hàng vay vốn, các tổ chức tín dụng sẽ tra cứu thông tin nợ xấu của khách hàng. Vậy thông tin đó được lưu trữ ở đâu?

  • CIC: Trung tâm tín dụng quốc gia, hoạt độc dưới sự quản lý của Ngân hàng nhà nước
  • PCB: Đơn vị tư nhân quản lý trung tâm tín dụng

Câu hỏi: Nợ xấu có vay thế chấp được không?

Thông tin về nợ xấu sẽ lưu lại bao lâu?

Thông thường, các thông tin về nợ xấu của khách hàng sẽ được lưu trên hệ thống của CIC với khoản nợ trên 10 triệu đồng trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm. Đối với các khoản nợ dưới 10 triệu đồng và được tất toán sẽ không bị lưu lại thông tin trên CIC.

Nợ xấu ngân hàng được chia làm mấy nhóm?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm. Phân loại các nhóm nợ xấu theo quy định của hệ thống CIC như sau :

Nhóm 1 – nợ tiêu chuẩn

  • Áp dụng cho dư nợ đủ tiêu chuẩn nghĩa là các khoản nợ được đóng đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn.
  • Trong trường hợp bị chậm đóng từ 1 đến 10 ngày, khách hàng vẫn đủ điều kiện nằm trong nhóm 1 nhưng sẽ bị phạt trễ quá hạn.

Nhóm 2 – nợ cần chú ý

  • Nợ xấu nhóm 2 được gọi là nợ cần chú ý, là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
  • Xem chi tiết về nợ nhóm 2 tại đây.

Nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn

  • Là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, áp dụng cho dư nợ trả chậm từ 91 đến 180 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
  • Khách hàng được miễn trả hoặc được giảm lãi suất do không đủ khả năng chi trả như hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Nhóm 4 – nợ nghi ngờ mất vốn

  • Nhóm nợ nghi ngờ, có dư nợ trả chậm từ 181 đến 360 ngày. Khách hàng rơi vào nợ nhóm 4 được xem xét là có khả năng cao không thể thu hồi.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn

  • Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Có nguy cơ cao không thể thu hồi cả lốc lẫn lãi.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn thì vẫn được xem là có khả năng bị mất.
Nợ xấu ngân hàng được chia làm 5 nhóm

Các khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 1 và nhóm 2 vẫn có thể được hỗ trợ vay tiền trả góp tại một số ngân hàng. Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 hoặc nhóm 5 thì mặc nhiên, sẽ không có ngân hàng hay công ty tài chính nào chấp nhận hỗ trợ bạn cả.

TIP: tìm hiểu sổ KT3 là gì?

Cách kiểm tra nợ xấu Ngân hàng như thế nào?

Để kiểm tra bạn đang thuộc nhóm nợ xấu nào? Có thể kiểm tra nợ xấu bằng cách tra cứu cic cá nhân hoặc trực tiếp tại ngân hàng bạn vay vốn làm hồ sơ. Bạn vẫn có thể dự đoán được mình thuộc nhóm nợ xấu nào thông qua quá trình trả nợ của bản thân.

Để tra cứu nợ xấu thông qua CIC cần thực hiện theo các bước sau.

Bước 1. Kiểm tra thông tin tình trạng nhóm nợ trên CIC

Khách hàng có thể tra cứu thông tin tín dụng của mình bằng cách mang CMND tới Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia:

  • Hội sở: số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.
  • Chi nhánh TP.HCM: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Bước 2. Thanh toán khoản nợ

Đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng đang vay nợ để thanh toán hết các khoản nợ quá hạn. Giữ lại các chứng từ có nội dung ghi rõ thời gian thanh toán nợ.

Bước 3. Tra cứu thông tin

Thời điểm sau 1 tháng thanh toán nợ, có thể kiểm tra lại các thông tin trên CIC. Trường hợp anh/chị bị nợ xấu nhóm 2 thì hệ thống CIC sẽ lưu trữ trong thời gian 12 tháng. Và 5 năm nếu bị nợ xấu nhóm 3, 4, 5, tính tới thời điểm tra cứu thông tin.

Câu hỏi: Chứng minh thu nhập khi vay vốn là gì?

Nợ xấu có vay tiền ngân hàng được không?

Trong các nhóm nợ xấu, chỉ có nhóm 1 là an toàn, khách hàng thuộc nhóm này có đủ điều kiện vay tín chấp hoặc vay thế chấp ở bất kỳ ngân hàng, tổ chức tín dụng nào.

Đối với khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 2, tùy thuộc vào từng ngân hàng, công ty tài chính sẽ có những quy định riêng. Một số tổ chức vẫn hỗ trợ khách hàng nợ xấu nhóm 2 như FE Credit, Home Credit, Standard… Không ngân hàng nào hỗ trợ khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 2, tuy nhiên nếu bạn chứng minh được lý do trả chậm không phải do bản thân hoặc vì lý do khách hàng nào đó thì sẽ được xem xét.

Đối với các nhóm nợ xấu từ 3 đến 5, thì chắc chắn không ngân hàng, công ty tài chính nào hỗ trợ bạn vay. Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 – 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Tuy nhiên, một số ứng dụng cho vay vẫn có các gói vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND hỗ trợ nợ xấu hạn mức từ 1.000.000 – 10.000.000 VND.

Vì sao bạn dính nợ xấu?

Có rất nhiều lý do để bạn bị nợ xấu ngân hàng, nhưng vẫn xuất phát từ ý thức cá nhân, có thể kể đến như:

  • Mua hàng trả góp, vay tín chấp, vay thế chấp đến ngày không thanh toán lãi và gốc.
  • Sử dụng thẻ tín dụng không hoàn trả khi đến hạn hoặc không đóng số tiền tối thiểu để tránh phát sinh trả chậm. Điều này bắt nguồn từ việc bạn thông thể quản lý chi tiêu, dẫn đến việc sử dụng hạn mức thẻ vượt quá khả năng thanh toán.
  • Sử dụng thẻ thấu chi nhưng không chuẩn bị khoản trả thấu chi khi đến hạn, hoặc tiền lương không đủ để chi trả khoản thấu chi.
  • Trong một số trường hợp, việc phát sinh nợ xấu còn bắt nguồn từ việc khách hàng cố ý không đóng tiền do bất đồng về cách tính lãi suất với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.
  • Bị kiện ra tòa do có khoản nợ phát sinh với cá nhân hay doanh nghiệp khác.
  • Không thanh toán dẫn đến tài sản thế chấp bị gán nợ.

Có xóa được nợ xấu ngân hàng không? Nợ xấu cá nhân khi nào được xoá?

Cách xử lý nợ xấu ngân hàng chỉ có duy nhất một cách là thanh toán khoản nợ quá hạn ngoài ra không còn bất cứ cách nào khác.

Hãy đối mặt để giải quyết nếu bị nợ xấu

Nơ xấu có thể được xóa, nhưng cần bạn phải hành động:

  • Đầu tiên cần thanh toán hết các khoản dư nợ bị trả chậm và phí phạt phát sinh. Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất nếu bạn muốn xóa nợ xấu.
  • Tùy thuộc vào bạn thuộc nhóm nợ xấu nào, thời gian xóa nợ xấu có thể giao động từ vài tháng đến 5 năm …

Cụ thể, các ngân hàng áp dụng chính sách xem xét các trường hợp giải quyết nợ xấu cụ thể như sau :

  • Đối với khoản dư nợ quá hạn dưới 10 triệu mà khách hàng đã tất toán thì không cần lo ngại về nợ xấu.
  • Đối với khoản vay trên 10 triệu đang có nợ quá hạn, tốt nhất khách hàng nên lập tức thanh toán tiền gốc, lãi và phí phạt phát sinh. Sau đó thông báo với ngân hàng về việc mình đã thanh toán nợ. Tiếp theo cần đợi lịch sử tín dụng cập nhật mỗi tháng để theo dõi tình trạng nợ xấu của mình.

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN:

  • Đối với các khoản vay dưới 10 triệu: Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy nếu có khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình.
  • Đối với các khoản vay trên 10 triệu: Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng.

Làm thế nào để tránh Nợ xấu khi vay tiền ngân hàng?

Tốt nhất, bạn không nên chờ đợi đến khi mắc phải nợ xấu mới tìm cách xóa nó đi. Mà hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có kế hoạch rõ ràng đố với các khoản vay của mình.

  • Cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định vay tiền, hãy đảm bảo khả năng tài chính của bản thân có thể chi trả cho các khoản lãi và gốc mỗi khi đến kỳ, nhất là các khoản vay tiền online 24/24 đang nở rộ trên mạng.
  • Bạn nên hiểu rằng, các ngân hàng sử dụng chung hệ thống tín dụng CIC, vì thế bạn nợ xấu ở ngân hàng này thì các ngân hàng khác vẫn tra cứu được và từ chối cho bạn vay. Vì thế, đừng mất thời gian mà hãy tập trung tạo cho mình một lịch sử tín dụng thật tốt.
  • Trong quá trình thanh toán nợ ngân hàng, hãy sử dụng các kênh trích nợ tự động, điều này sẽ giúp bạn tránh hiện tượng quên thanh toán dẫn đến nợ xấu.
  • Có ý thức về thời gian phải thanh toán nợ, trả nợ đúng hạn theo quy định
  • Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó mà không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết thì hãy sớm liên hệ ngay với nhân viên ngân hàng để trao đổi và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất.

Kết luận

Bài viết trên đây Banktop đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và đầy đủ nhất về nợ xấu. Hy vọng bài viết thật sự bổ ích và giúp bạn trang bị những kiến thức cơ bản, tránh rơi vào trường hợp bị nợ xấu.

Tham khảo: Sổ đỏ là gì?

Thông tin được biên tập bởi: banktop.vn

Video liên quan

Chủ Đề