Các thao tác lập luận và dấu hiệu nhận biết

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận hướng dẫn cách nhận biết và phân biệt các thao tác lập luận trong văn nghị luận. VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Các thao tác lập luận trong văn nghị luận để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về các thao tác lập luận trong văn nghị luận nhé. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn
  • Luyện tập về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận siêu ngắn

Một số thao tác lập luận:

1. Thao tác lập luận giải thích:

  • Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
  • Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
  • Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2. Thao tác lập luận phân tích:

  • Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
  • Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

3. Thao tác lập luận chứng minh:

  • Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
  • Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.

4. Thao tác lập luận so sánh:

  • Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
  • Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

5. Thao tác lập luận bình luận:

  • Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .
  • Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

6. Thao tác lập luận bác bỏ:

  • Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .
  • Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.
  • Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.
  • Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau.
  • Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.
  • Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.

Bảng thống kê các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Thao tác

Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng

Cách làm

Giải thích

Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình

- Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ

- Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Phân tích

- Chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ; xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ.

- Tác dụng: thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng.

- Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng, chia tách một cách hợp lí. Sau phân tích chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc

- Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết

- Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung ý nghĩa- Các cách phân tích thông dụng

+ Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận để xem xét

+ Phân loại đối tượng

+ Liên hệ, đối chiếu

+ Cắt nghĩa bình giá

+ Nêu định nghĩa

Chứng minh

Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề

- Đưa lí lẽ trước

- Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi em có thể thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.

Bình luận

- Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng ... đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại...; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.

- Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ ràng"

Bình luận luôn có hai phần:

- Đưa ra những nhận định về đối tượng nghị luận.

- Đánh giá vấn đề [lập trường đúng đắn và nhất thiết phải có tiêu chí].

So sánh

- Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật

- Có so sánh tương đồng và so sánh tương phản.

- Tác dụng: nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

- Xác định đối tượng nghị luận, tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc hai đối tượng cùng lúc.

- Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.

- Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.

- Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.

Bác bỏ

- Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

- Bác bỏ ý kiến sai là dùng lý lẽ và dẫn chứng để phân tích, lí giải tại sao như thế là sai.

* Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề nhiều khi có mặt đúng, mặt sai. Vì vậy, khi bác bỏ hoặc khẳng định cần cân nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình trạng khẳng định chung chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả.

- Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách.

a. Bác bỏ luận điểm: thông thường có hai cách bác bỏ

- Dùng thực tế

- Dùng phép suy luậnb. Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng.

c. Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn, phi lôgíc trong lập luận của đối phương.

Ví dụ minh hoạ

1. Thao tác giải thích

Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.

[Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc Trần Đình Hượu]

2. Thao tác chứng minh

Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công nghệ [KH&CN] của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN [kết nối thông tin với mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,

[Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết

Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014]

Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những phong cách và cá tính chính hiệu đã ra đời. Lướt qua một vài chat room ta bắt gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ.

Xu hướng đơn giản hóa là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua những chat room[phòng chat], forum [diễn đàn] chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như: wá, wyển [ quá, quyển]; wen[quen]; wên [quên]; iu [yêu]; lun [luôn]; bùn [buồn]; bitk? [biết không?]; bít rùi [biết rồi]; mí [mấy]; dc [được]; ko,k [không]; u [bạn, mày], ni [nay], en[em], m [mày], ex [người yêu cũ], t [tao], hem [không], Bít chít lìn [biết chết liền] v.v.

Xu hướng phức tạp hóa như một cách để thể hiện sự khác biệt sành điệucủa giới trẻ: dzui [vui], thoai [thôi], dzìa [về], roài [rồi], khoai [khó] >!< cau có;

Chủ Đề