Các yếu To ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên

Tóm tắt nội dung tài liệu

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 [2014]: 84-89




CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN:
TRƯỜNG HỢP CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Hữu Đặng1, Lê Tín1, Bùi Diên Giàu1, Nguyễn Hồng Thoa1, Hà Mỹ Trang1,
Lê Trần Phước Huy1, Đặng Thị Ánh Dương1 và Hồ Hữu Phương Chi1
1
Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ

ABSTRACT
Thông tin chung:
Ngày nhận: 18/05/2014 This study is aimed to identifying factors affecting students’ time on sefl-
Ngày chấp nhận: 29/08/2014 study at School of Economics and Business Administration [SEBA] based
on a survey of 523 observations in April 2014. According to the statistical
Title: results, on average, students spent 2.45 hours on self-study per one
Factors affecting classroom hour. However, there was a large variability among students in
students’time spent on self- time spending on self-study of 0.26 - 4.32 hours per a classroom hour. The
study: A case of students at results of multiple regression revealed that some factors such as the grades
School of Economics and of the university entrance exam, cumulative grade point average and group
Business Administration, assignments positively affecting student’time spent on self-study while the
Can Tho university number of credits enrolled, part-time job had negative impact on studen’s
time spent on self-study. In addition, the study also found that students had
Từ khóa: not utilized well the supported facilities for self-study yet [PCs, internet].
Sử dụng 2 giờ tự học, tự The study recommended that further promoting the roles of class academic
học, sinh viên tự học, thời advisors in enhancing academic consulting activities for students; course
gian tự học, Khoa Kinh tế - evaluation methods should be considered to promote self-study of students
Quản trị Kinh doanh
TÓM TẮT
Keywords: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Khoa
Two self-study hours, Kinh tế - Quản trị kinh doanh được thực hiện dựa trên bộ dữ liệu khảo sát
self-study, self-study từ 523 sinh viên vào tháng 4/2014. Kết quả thống kê cho thấy, sinh viên sử
activities of students, self dụng 2,45 tiết tự học cho 1 tiết lên [50 phút]. Tuy nhiên, có sự biến thiên
study time, School of lớn giữa các sinh viên trong việc dành thời gian tự học, từ 0,26 - 4,32 tiết
Economics and Business tự học/1 tiết lên lớp. Kết quả phân tích hàm hồi quy đa biến cho thấy, các
Administration yếu tố như điểm đầu vào đại học, điểm trung bình tích lũy trong thời gian
học đại học, bài tập nhóm có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng thời
gian tự học của sinh viên; trong khi đó, các yếu tố như số lượng tín chỉ
đăng ký học, đi làm thêm, học vượt tiến độ làm cho thời gian tự học của
sinh viên sẽ ít đi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện, sinh viên chưa
khai thác tốt các cơ sở vật chất hỗ trợ tự học [máy tính cá nhân, internet]
cho tự học. Các giải pháp được đề xuất bao gồm: phát huy tích cực vai trò
của cố vấn học nhằm nâng cao chất lượng tư vấn cho sinh viên; phát huy
tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm của giảng viên trong cải tiến phương
pháp đánh giá học phần sẽ giúp sinh viên sử dụng nhiều thời gian cho tự
học hơn.


84
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 [2014]: 84-89

1 ĐẶT VẤN ĐỀ sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên.
Các yếu tố chủ quan bao gồm nhận thức của sinh
Chương trình đào tạo phải được tổ chức sao cho
viên, tính kế hoạch, sự nỗ lực thực hiện kế hoạch,
mỗi sinh viên có thể tìm được một cách học phù
khả năng tham gia; còn các yếu tố khách quan bao
hợp nhất với mình, học chế tín chỉ đã đáp ứng được
gồm điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, mục tiêu
yêu cầu này và đã được nhiều trường đại học trên
đào tạo của trường đại học, quy định của nhà
toàn thế giới áp dụng. Một đặc điểm quan trọng
trường về việc đánh giá kết quả làm việc ngoài giờ
của học chế tín chỉ là để chuẩn bị cho một giờ học
của sinh viên. Đối với hoạt động tự học, có sự khác
trên lớp, sinh viên phải có ít nhất 2 giờ tự học ở
biệt rõ ràng giữa những sinh viên các trường khác
ngoài lớp. Thời lượng của các học phần trong học
nhau, ở các nơi cư trú, giới tính trong việc sử dụng
chế tín chỉ thường được cắt nhỏ, do đó thời gian
thời gian ngoài giờ lên lớp cho việc tự học.
trình bày kiến thức bị hạn chế, việc tự học của sinh
viên trở nên vô cùng quan trọng. Theo Gettinger [1985], kiến thức và kỹ năng
của sinh viên trước khi vào trường đại học có tác
Trong lịch sử giáo dục ở Việt Nam, yếu tố tự
động tích cực đến năng lực tự học và khả năng tiếp
học luôn được đề cao và khuyến khích. Chủ tịch
thu kiến thức của sinh viên. Glaser [1991, việc
Hồ Chí Minh đã dạy là “về cách học phải lấy tự
thiết kế chương trình đào tạo theo hướng tối thiểu
học làm cốt”, “Giáo dục là là quốc sách hàng đầu,
hóa thời gian dạy trên lớp có tác dụng tối ưu hóa
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và đề cao yếu tố
quá trình tự học của sinh viên. Nghiên cứu của
tự học”. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười có viết
Walberg và Tsai [1984], thời gian sinh viên dành
trong thư gửi Hội thảo Khoa học Nghiên cứu và Tự
cho tự học có tương quan nghịch với thời gian dự
học như sau “Chất lượng và hiệu quả giáo dục
học trên lớp. Bên cạnh đó, nghiên cứu của
được nâng lên khi tạo ra được năng lực sáng tạo
Vossensteyn [2009], sinh viên có thời gian đi làm
của người học, khi biến quá trình giáo dục thành
thêm càng nhiều thì thời gian dành cho học tập
quá trình tự giáo dục. Quy mô giáo dục được mở
càng ít và kết quả học tập của sinh viên càng kém
rộng khi có phong trào toàn dân tự học”. Nghị
và thậm chí bỏ học.
quyết Hội nghị lần hai, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ Bắt đầu từ năm học 2007-2008, Trường Đại
phương pháp Giáo dục Đào tạo… bảo đảm điều học Cần Thơ [ĐHCT] triển khai áp dụng học chế
kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học tín chỉ đối với tất cả các ngành và khóa đào tạo.
sinh, nhất là sinh viên đại học; phát biểu mạnh mẽ Đây là lần đầu tiên Trường ĐHCT áp dụng học chế
phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng tín chỉ một cách triệt để theo Quy chế đào tạo đại
khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”. Luật Giáo học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
dục [2005] chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy BGDĐT, ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học dục và Đào tạo. Trường ĐHCT luôn quan tâm đến
thời gian tự học, khả năng thực hành, lòng say mê việc đổi mới dạy học để nâng cao chất lượng đào
học tập và ý chí vươn lên”. tạo. Hoạt động tự học của sinh viên nhận được
nhiều sự quan tâm của Đảng bộ và Chính quyền
Có nhiều cách hiểu khác nhau về tự học.
các cấp của nhà Trường trong nỗ lực nâng cao chất
Nguyễn Cảnh Toàn và ctv [2002] cho rằng “Tự học
lượng đào tạo sinh viên. Mục tiêu của nghiên cứu
là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng
này là nhằm đánh giá thực trạng về sử dụng thời
lực trí tuệ [quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...]
gian tự học của sinh viên; phân tích các yếu tố ảnh
và có khi cả cơ bắp [khi phải sử dụng công cụ]
hưởng đến thời gian tự học của sinh viên; và đề
cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình
xuất các giải pháp nhằm tạo điều kiện, khai thác
cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan [như trung
hợp lý thời gian tự học của sinh viên.
thực, khách quan có chí tiến thủ không ngại khó...]
để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
sở hữu của mình”. 2.1 Số liệu
Tuy nhiên, ngoài giờ lên lớp, sinh viên có rất Số liệu bao gồm 523 quan sát được điều tra vào
nhiều hoạt động khác nhau ngoài tự học như hoạt tháng 4/2014 bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực
động chính trị xã hội, hoạt động văn hóa văn nghệ, tiếp sinh viên chính quy của Khoa Kinh tế & Quản
hoạt động thể dục thể thao, hoạt động vui chơi giải trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, bao gồm
trí và hoạt động tạo thu nhập. Có rất nhiều yếu tố các sinh viên đang học năm thứ nhất đến năm thứ
vừa chủ quan, vừa khách quan ảnh hưởng đến việc

85
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 [2014]: 84-89

tư tại Trường. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Y là biến phụ thuộc - thời gian tự học của sinh
theo các lớp học phần của sinh viên năm thứ 2 – 4, viên, được đo lường bằng hệ số tiết tự học trên một
có giờ học trong tuần cuối tháng 4. Các thông tin tiết lên lớp [50 phút]. Hệ số này được tính bằng
trong bảng câu hỏi bao gồm các thông tin về cá cách lấy tổng số thời gian bình quân dành cho hoạt
nhân sinh viên, phương tiện sinh sống và học tập, động tự học trong một tuần chia tổng số thời gian
phân bổ thời gian trung bình cho các hoạt động học lên lớp trong tuần. Thời gian tự học bao gồm thời
tập trong tuần ở học kỳ II năm học 2013-2014. gian làm bài tập nhóm, thời gian xem bài trước và
2.2 Phương pháp phân tích sau khi lên lớp, thời gian tìm kiếm tài liệu, học tập
từ internet, thư viện.
Dựa trên các nghiên cứu của Walberg và Tsai
[1984], Gettinger [1985], Glaser [1991] và Xji [j = 1, 2,…, 13] là biến độc lập – các yếu
[Vossensteyn, 2009], các yếu tố ảnh hưởng đến tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên
thời gian tự học của sinh viên được tổng hợp từ 3 bao gồm các yếu tố về đặc điểm cá nhân và năng
nhóm yếu tố bao gồm năng lực và điều kiện cá lực của sinh viên [giới tính, nơi ở, loại sinh viên,
nhân của sinh viên, hoạt động đào tạo và cơ sở vật điểm đậu đại học, điểm trung bình tích lũy, thâm
chất hỗ trợ tự học. Để xác định mối quan hệ giữa niên học tập tại trường, làm thêm ngoài giờ]; các
các yếu tố này với thời gian tự học của sinh viên, yếu tố về hoạt động đào tạo [kế hoạch học tập, số
nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy đa biến. tín chỉ đăng ký trong một học kỳ, tỷ lệ học phần có
Mô hình có dạng sau: làm bài tập nhóm trong tổng số học phần trong học
13
kỳ đang học]; và các yếu tố về cơ sở vật chất hỗ trợ
Yi   0    j X ji   i [1]
tự học [máy tính cá nhân, internet]. Các biến độc
lập [Xj] được mô tả ở Bảng 1.
j 1

Trong đó:

Bảng 1: Mô tả tóm tắt các biến độc lập trong mô hình hồi qua đa biến
Xj Tên biến Giải thích
X1 Giới tính Biến giả. Nam = 1; Nữ = 0
X2 Nơi ở của SV Biến giả. SV ở ký túc xá = 1; các trường hợp khác = 0
X3 Điểm đậu Đại học Tổng số điểm đậu vào Đại học
Biến giả. Sinh viên chính quy = 1; sinh viên khác = 0 [liên
X4 Hệ đào tạo
thông chính quy, bằng 2]
X5 Năm học Đại học Thâm niên của SV đang học ở bậc Đại học [năm]
X6 Điểm trung bình tích lũy Điểm trung bình tích lũy, đo lường theo thang điểm 4
X7 Làm thêm Số giờ làm thêm của sinh viên trong tuần [giờ].
Biến giả. Nếu có kế hoạch học tập ngắn hơn 8 học kỳ chính = 1;
X8 Kế hoạch học tập nhanh
các trường hợp khác = 0
Biến giả. Nếu có kế hoạch học tập kéo dài hơn 8 học kỳ chính =
X9 Kế hoạch học tập chậm
1; các trường hợp khác = 0
X10 Số tín chỉ Số tín chỉ đăng ký học ở HK hiện tại [tín chỉ].
Tỷ lệ số học phần có yêu cầu làm bài tập nhóm trên tổng số học
X11 Tỷ lệ HP có BT nhóm
phần [%].
X12 Máy tính cá nhân Biến giả. Nếu SV có máy tính cá nhân = 1, không có = 0
X13 Internet Biến giả. Nếu nhà ở của sinh viên có internet = 1; không có = 0
yếu đang học năm thứ 2 và năm 3, trong đó sinh
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
viên chính quy chiếm 84%, còn lại là các sinh viên
3.1 Đặc điểm, quá trình học tập và cơ sở liên thông chính quy và bằng 2. Điểm trung bình
vật chất phục vụ tự học của sinh viên tích lũy đến thời điểm khảo sát của sinh viên là
Kết quả phân tích thống kê về các đặc điểm 2,92/4,0; sinh viên ở trọ trong ký túc xá của
cá nhân, quá trình học tập và cơ sở vật chất phục Trường chiếm 17%, ngoài trường chiếm 83%. Bên
vụ tự học của sinh viên được mô tả ở Bảng 2. cạnh đó, có khoảng 21% sinh viên được khảo sát
có đi làm thêm, phần lớn các sinh viên thuộc về
Trong 523 sinh viên được khảo sát, sinh viên sinh viên liên thông chính quy. Số sinh viên được
nữ chiếm 74%, các sinh viên được khảo sát chủ khảo sát có máy tính cá nhân chiếm 85%, đồng

86
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 [2014]: 84-89

thời có 84% sinh viên ở trọ tại nơi có kết nối học và điều kiện tiếp cận thông tin từ internet của
internet. Điều này cho thấy cơ sở vật chất hỗ trợ tự sinh viên là khá tốt.
Bảng 2: Đặc điểm, quá trình học tập và cơ sở vật chất hỗ trợ tự học của sinh viên được khảo sát năm 2014
Tên biến Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn
Giới tính* 0,26 0 1 0,44
Nơi ở của SV* 0,17 0 1 0,37
Điểm đậu Đại học 17,58 11 25 2,31
Hệ đào tạo* 0,84 0 1 0,37
Năm học Đại học 2,37 1 4 0,92
Điểm trung bình tích lũy 2,92 1 3,92 0,41
Làm thêm* 0,21 0 1 0,41
Kế hoạch học tập nhanh* 0,70 0 1 0,46
Kế hoạch học tập chậm* 0,02 0 1 0,13
Số tín chỉ 17,47 8 25 2,69
Tỷ lệ HP có BT nhóm 0,57 0,23 0,80 0,24
Máy tính cá nhân* 0,85 0 1 0,36
Internet* 0,84 0 1 0,37
* Số trung bình của biến giả cũng chính là phần thập phân [hay %] của đối tượng nhận giá trị 1
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2014
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có 70% sinh nhóm bên cạnh các hình thức đánh giá học
viên xây dựng kế hoạch học tập dưới 8 học kỳ phần khác.
chính của chương trình đào tạo 4 năm [120 tín chỉ], 3.2 Thời gian tự học của sinh viên
đa số sinh viên dự kiến hoàn chỉnh chương trình
học trong thời gian 3,5 năm, trong khi đó chỉ có Thời gian tự học của sinh viên là quỹ thời gian
2% sinh viên xây dựng kế hoạch học tập kéo dài ngoài giờ lên lớp được sinh viên sử dụng cho các
trên 4 năm. Tại học kỳ đang học [học kỳ 2 năm học hoạt động ngoài lớp học như làm bài tập nhóm, thu
2013-2014], sinh viên đăng ký học trung bình là thập dữ liệu, đọc tài liệu trước và sau khi lên lớp,
17,47 tín chỉ, một số sinh viên đang học học kỳ đọc tài liệu từ internet, thư viện,… Kết quả khảo
cuối có số tín đăng ký tới mức tối đa theo quy định sát về thời gian tự học trung bình của sinh viên
là 25 tín chỉ. Trong các học phần sinh viên đang được trình bày ở Bảng 3.
học, có 57% số học phần có yêu cầu làm bài tập
Bảng 3: Hệ số số tiết tự học trên số tiết lên lớp của sinh viên được khảo sát năm 2014
ĐVT: số tiết tự học/1 tiết lên lớp
Hoạt động Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn
Hoạt động tự học
Làm bài tập nhóm 0,62 0,00 3,30 0,50
Đọc tài liệu trước ở nhà 0,35 0,00 2,80 0,33
Xem lại bài sau khi lên lớp 0,73 0,00 3,80 0,55
Tìm tài liệu, học trên mạng 0,49 0,00 4,00 0,48
Vào thư viện 0,26 0,00 2,25 0,32
Tổng cộng 2,45 0,26 4,32 2,31
N = 523 quan sát
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2014
Kết quả phân tích thống kê cho thấy, sinh viên thời gian tự học của sinh viên dành cho làm bài tập
giành 2,45 tiết để tự học cho 1 tiết lên lớp. Như nhóm và xem lại bài sau khi lên lớp. Phát hiện này
vậy, thời gian tự học của sinh viên đạt yêu cầu của cho thấy, hoạt động tự học của sinh viên chủ yếu
hệ thống đào tạo theo tín chỉ [1 giờ lên lớp, 2 giờ tự gắn liền với các hoạt động đánh giá học phần. Thời
học]. Tuy nhiên, xét về cơ cấu thời gian dành cho gian sinh viên dành cho xem tài liệu trước giờ lên
các hoạt động tự học thì có 55% [1,35/2,45 tiết] lớp chỉ chiếm 10% thời gian tự học. Phát hiện này

87
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 [2014]: 84-89

cho thấy, hoạt động học tập của sinh viên khá thụ thời gian cho hoạt động này. Đây cũng là hạn chế
động, chủ yếu học những gì sau khi được dạy, chung của đánh giá theo nhóm nếu các biện pháp
được hướng dẫn. kiểm soát chưa chặt chẽ và ý thức tự giác học tập
chưa cao.
Kết quả thống kê cũng cho thấy, giá trị độ lệch
chuẩn của tất cả các chỉ tiêu đều rất lớn, gần bằng 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự
với giá trị trung bình, tức có sự biến thiên [độ lệch] học của sinh viên
về việc sử dụng thời gian cho các hoạt động tự học Dữ liệu đã được kiểm tra và khắc phục các hiện
giữa các sinh viên là rất lớn, đặc biệt hoạt động tượng tự tương quan [autocorrelation], đa cộng
tham gia làm bài tập nhóm có độ lệch chuẩn rất cao tuyến [multicolinearity] và phương sai thay đổi
thể hiện hoạt động tham gia làm bài tập nhóm giữa [heteroskedasticity] trước khi đưa vào phân tích
các thành viên trong nhóm chưa đồng đều, có sinh bởi Stata 13, kết quả phân tích các yếu tố ảnh
viên sử dụng đến 3,3 tiết làm bài tập nhóm cho 1 hưởng đến thời gian tự học của sinh viên được
tiết lên lớp trong khi có sinh viên không dành trình bày ở Bảng 4.

Bảng 4: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của
sinh viên
Biến độc lập Hệ số  Sai số chuẩn [SE] P-value
Hằng số [constant] 3,648*** 0,753 0,000
Giới tính [X1] -0,253** 0,115 0,028
Nơi ở [X2] 0,384*** 0,147 0,009
Điểm đậu Đại học [X3] 0,069*** 0,027 0,007
Hệ đào tạo [X4] 0,357** 0,173 0,039
Năm học đại học [X5] 0,041ns 0,072 0,565
Điểm trung bình tích lũy [X6] 0,528*** 0,125 0,000
Đi làm thêm [X7] -0,074* 0,036 0,051
Kế hoạch học tập nhanh [X8] -0,019* 0,009 0,087
Kế hoạch học tập chậm [X9] 0,177ns 0,289 0,539
Số tín chỉ đăng ký học [X10] -0,136*** 0,028 0,000
Tỷ lệ học phần có BT nhóm [X11] 0,020** 0,008 0,033
Máy tính cá nhân [X12] 0,113ns 0,131 0,389
Internet [X13] -0,118ns 0,130 0,385
R2 = 55,46%
Prob > F = 0,0000
ns Không có ý nghĩa thống kê; * Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%; ** Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ***

Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%
đầu vào càng cao thì khả năng tự học càng lớn. Kết
Kết quả phân tích ở Bảng 3 cho thấy, các yếu tố
quả này hàm ý rằng chất lượng đầu vào thể hiện
thuộc về đặc điểm cá nhân và hoạt động đào tạo có
năng lực tự học của sinh viên. Phát hiện này được
ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên. Bên
khẳng định thêm khi biến điểm trung bình tích lũy
cạnh đó, các biến trong nhóm yếu tố về phương
cũng có hệ số tương quan thuận với thời gian tự
tiện hỗ trợ tự học đều không có ý nghĩa thống kê.
học, nghĩa là các sinh viên càng giỏi, càng dành
Phát hiện này cho thấy, sinh viên chưa khai thác tốt
nhiều thời gian tự học hơn. Bên cạnh đó, nghiên
các phương tiện hỗ trợ tự học [máy tính cá nhân,
cứu cũng phát hiện những sinh viên có tỷ lệ học
internet] cho các hoạt động tự học.
phần được yêu cầu làm bài tập nhóm càng nhiều thì
Biến giới tính cho thấy, sinh viên nam có thời dành nhiều thời gian tự học hơn sinh viên khác.
gian tự học ít hơn sinh viên nữ. Bên cạnh đó, sinh
Ngược lại, việc đi làm thêm giờ đã ảnh hưởng
viên ở ký túc xá của nhà trường giành nhiều thời
đến thời gian tự học của sinh viên, những sinh viên
gian tự học hơn sinh viên ở nơi khác. Kết quả này
có đi làm thêm, thời gian tự học ít hơn sinh viên
thể hiện môi trường học tập và phong trào học tập
không đi làm thêm. Phát hiện nay tương tự như
của sinh viên ở ký túc xá sôi động hơn các nơi
nghiên cứu của Vossensteyn [2009]. Bên canh đó,
khác. Với hệ số dương của biến điểm đầu vào đại
những sinh viên lập kế hoạch tập nhanh, có số tín
học cho thấy những sinh viên có điểm thi đại học

88
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 [2014]: 84-89

chỉ đăng ký học càng nhiều thì thời gian tự học sẽ TÀI LIỆU THAM KHẢO
càng ít.
1. Abdullah, Mardziah Hayati [2001], Self-
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời Directed Learning, ERIC Digest.
gian tự học của sinh viên cho thấy hoạt động tự học
2. Dominique Rabine-Bucknor [2010], Adult
của sinh viên phụ thuộc vào năng lực cá nhân của
Teaching and Learning: Self-Directed
sinh viên, chất lượng đầu vào, phương pháp giảng
Learning, Application Paper, Colorado
dạy, phương pháp đánh giá học phần, tiến độ học
State University.
tập của sinh viên. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
phát hiện, sinh viên chưa khai thác tốt các sở vật 3. I.F. Kharlamop [1978], Phát huy tính tính
chất hỗ trợ hoạt động tự học, tự làm giàu kiến thức cực học tập của học sinh như thế nào, Tập
cho mình. I, II, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Gettinger, M. [1985]Time allocationed and
4 KẾT LUẬN
time spent relative to time needed for
Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến learning as determinants of achienement,
thời gian tự học của sinh viên Khoa Kinh tế & Journal of Educational Psychology.
Quản trị Kinh doanh được thực hiện dựa trên bộ dữ 5. Glaser, R. [1991]. The maturing of the
liệu khảo sát từ 523 sinh viên. Kết quả thống kê relationship between the science of learning
cho thấy, hoạt động tự học của sinh viên đảm bảo and cognition and educational practice.
tốt yêu cầu của hoạt động đào tạo theo hệ thống tín Learning and instruction, J. 129-144.
chỉ [2 tiết tự học cho 1 tiết lên lớp]. Kết quả phân
6. Lê Công Triêm [2001], Bồi dưỡng thời gian
tích hàm hồi quy đa biến cho thấy, thời gian tự học
tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên đại học,
của sinh viên phụ thuộc vào năng lực cá nhân của
Tạp chí Giáo dục, số 8, tr 30 – 35.
sinh viên, chất lượng đầu vào, phương pháp giảng
dạy, phương pháp đánh giá học phần, tiến độ học 7. Nguyễn Cảnh Toàn [chủ biên], Nguyễn Kỳ,
tập của sinh viên. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng Vũ Văn Táo, Bùi Tường [1997], Quá trình
phát hiện, sinh viên chưa khai thác tốt các sở vật dạy - tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội
chất hỗ trợ cho hoạt động tự học, tự làm giàu thêm 8. Vossensteyn, H. [2009]. Challenges in
kiến thức cho mình. Nghiên cứu khuyến nghị, cố Student Financing: State Financial Support to
vấn học tập cần đánh giá sâu sát năng lực học tập Students – A Worldwide Perspective. Higher
của sinh viên trước khi cho sinh viên xây dựng, Education in Europe 34, no. 2: 171-187.
điều chỉnh kế hoạch học tập để học vượt tiến độ 9. Walberg, H.J.,& Tsai, S.L. [1985].
của chương trình. Bên cạnh đó, phương pháp giảng Correlates of reading achievement and
dạy và phương pháp đánh giá học phần là yếu tố attitude: A national assessment study.
quan trọng có ảnh hưởng đến tự học của sinh viên, Journal of Educational Research, 1& [3],
giáo viên cần hướng dẫn cho sinh viên tự học phần 159-167.
kiến thức bổ sung có liên quan đến học phần giảng
dạy và có phương pháp đánh giá thích hợp cho
hoạt động tự học này. Việc tổ chức bài tập nhóm
phải đi kèm với các biện pháp quản lý tính tham
gia của các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó,
cố vấn học tập và các đoàn thể cần tăng cường
hướng dẫn sinh viên sử dụng cơ sở vật chất phục
vụ tự học [máy tính cá nhân, internet]. Sự tham gia
tích cực của cố vấn học tập và tinh thần nhiệt huyết
của giảng viên là nền tảng căn bản giúp sinh viên
cải thiện chất lượng tự học, tự nâng cao, mở rộng
kiến thức của mình để đáp ứng yêu cầu chất lượng
lao động ngày càng cao của xã hội.




89

Page 2

YOMEDIA

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh được thực hiện dựa trên bộ dữ liệu khảo sát từ 523 sinh viên vào tháng 4/2014. Kết quả thống kê cho thấy, sinh viên sử dụng 2,45 tiết tự học cho 1 tiết lên [50 phút]. Tuy nhiên, có sự biến thiên lớn giữa các sinh viên trong việc dành thời gian tự học, từ 0,26 - 4,32 tiết tự học/1 tiết lên lớp,... Mời các bạn cùng tham khảo.

24-06-2015 305 19

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề