Cách bảo quản hạt giống cây trồng nào sau đây là sai

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 41 [có đáp án]: Bảo quản hạt, củ làm giống

Trang trước Trang sau

  • Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống [hay, chi tiết]

Câu 1:Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự:

A. Thu hoạch - Tách hạt - Làm khô - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

C. Thu hoạch - Làm khô - Tách hạt - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

D. Thu hoạch - Phân loại - Làm khô - Tách hạt - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

Giải thích: Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự: Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng – SGK trang 123

Câu 2:Để bảo quản hạt giống dài hạn cần

A. Giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường

B. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35-40%

C. Giữ ở nhiệt độ 30-40oC, độ ẩm 35-40%

D. Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40%

Hiển thị đáp án

Đáp án: D. Giữ ở nhiệt độ -100 C, độ ẩm 35-40%

Giải thích:Để bảo quản hạt giống dài hạn cần: Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40% - SGK trang 123

Câu 3: Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là

A. làm giảm độ ẩm trong hạt.

B. làm tăng độ ẩm trong hạt.

C. làm cho chín những hạt còn xanh khi thu hoạch.

D. diệt mầm bệnh, vi khuẩn.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. làm giảm độ ẩm trong hạt.

Giải thích: Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là làm giảm độ ẩm trong hạt – SGK trang 123

Câu 4:Để bảo quản củ giống dài hạn [trên 20 năm] cần:

A. Xử lí chống vi sinh vật, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh

B. Phơi khô, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh

C. Xử lí ức chế nảy mầm, xử lí chống vi sinh vật, bảo quản trong kho lạnh, độ ẩm 35-40%

D. Cả A, B, C đều sai

Hiển thị đáp án

Đáp án: D. Cả A, B, C đều sai

Giải thích: Do cr giống chỉ bảo quản tốt tối đa được từ 4-8 tháng – SGK trang 125

Câu 5: Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là

A. không làm khô, bảo quản trong bao, túi kín, xử lí chống vi sinh vật hại

B. xử lí chống vi sinh vật gây hại, làm khô, xử lí ức chế nảy mầm

C. không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm.

D. xử lí ức chế này mầm, bảo quản trong bao tải

Hiển thị đáp án

Đáp án: C. không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm.

Giải thích: Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là: không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm – SGK trang 124,125

Câu 6: Củ giống bảo quản cần có mấy tiêu chuẩn?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Hiển thị đáp án

Đáp án: D. 6

Giải thích:Củ giống bảo quản cần có 6 tiêu chuẩn – SGK trang 125

Câu 7: Thời gian bảo quản củ giống có gì khác so với bảo quản hạt giống?

A. Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn.

B. Củ giống không thể bảo quản ngắn hạn và trung hạn.

C. Củ giống không thể bảo quản dài hạn.

D. Củ giống không thể bảo quản trung hạn.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn.

Giải thích:Thời gian bảo quản củ giống khác so với bảo quản hạt giống là: Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn – SGK trang 124,125

Câu 8:Mục đích của việc bảo quản hạt giống là

A. bảo quản để ăn dần.

B. tăng năng suất cây trồng cho vụ sau.

C. giữ được độ nảy mầm của hạt.

D. giữ nguyên lượng nước để hạt nảy mầm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C. giữ được độ nảy mầm của hạt.

Giải thích:Mục đích của việc bảo quản hạt giống là: được độ nảy mầm của hạt – SGK trang 124

Câu 9:Hạt làm giống cần có các tiêu chuẩn nào sau đây?

A. Khô, sức sống tốt, không sâu bệnh

B. Sức sống cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh

C. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh

D. Khô, sức chống chịu cao, không sâu bệnh

Hiển thị đáp án

Đáp án: C. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh

Giải thích: Hạt làm giống cần có các tiêu chuẩn: Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh – SGK trang 123

Câu 10:Quy trình bảo quản củ giống gồm bao nhiêu bước?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. 6

Giải thích: Quy trình bảo quản củ giống gồm 6 bước – SGK trang 125

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Cách bảo quản hạt giống từ quả tươi

Cách bảo quản hạt giống từ cây, rau trong vườn trải qua 4 bước chính bao gồm: thu thật hạt giống, phơi khô hạt giống, lựa chọn hạt tốt và bảo quản hạt giống trong lọ kín ở nơi râm mát. Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Thu thập hạt giống

Một số hạt giống được bao bọc bởi một lớp gel cần được loại bỏ trước khi sấy khô

Bạn cần chọn hạt giống tốt trước khi tiến hành bảo quản để sử dụng cho năm sau. Hạt giống tốt là hạt giống được lấy từ những câu phát triển khoẻ mạnh, năng suất tốt. Không nên thu thập hạt từ những câu chậm phát triển, quả nhỏ.

Khi bạn thu thập hạt giống, đôi khi bạn sẽ nhận thấy bên ngoài hạt có một lớp gel trong, hơi nhớt [chẳng hạn như trong cà chua]. Lớp gel này là một nguồn thực phẩm bổ sung cho hạt giống, nhưng nó không có ích gì khi chúng ta cần bảo quản hạt giống. Chính vì thế, bạn cần loại bỏ lớp gel bao quanh hạt.

Cách làm sạch hạt giống rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho hạt vào một chiếc hộp có nắp, thêm nước. Lắc hoặc khuấy đều hạt giống trong nước. Lúc này, lớp gel sẽ tách ra khỏi hạt và bạn có thể rửa sạch chúng.

Bước 2: Phơi sấy khô hạt

Phơi khô hạt giống giúp hạt tránh khỏi ẩm, mốc, sâu bệnh

Khi đã loại bỏ sạch lớp gel ở bên ngoài, bạn cần sấy khô hạt giống trước khi mang đi cất trữ. Điều này cho phép hạt bước vào giai đoạn ngủ và nảy mầm vào đúng thời điểm bạn gieo trồng. Ngoài ra, phơi khô cũng giúp loại bỏ độ ẩm trong hạt, giúp hạt giống không bị mốc, sâu bệnh.

Để làm khô hạt giống cần lưu trữ, bạn không nên phơi hạt trực tiếp trên nền bê tông ngoài trời nắng nóng. Điều này có thể giết chết mầm hạt.

Cách phơi hạt giống chính xác nhất là trải hạt thành một lớp mỏng trên giấy, mẹt,… để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Mỗi ngày đảo hạt từ 1 đến 2 lần để đảm bảo tất cả các mặt của hạt giống đều khô.

Bước 3: Lựa chọn hạt giống tốt

Lựa chọn hạt giống là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng rau trồng. Chính vì thế, để có một vụ mùa bội thu, bạn cần lựa chọn những hạt mẩy, thân tròn, không bị sứt sẹo. Đây là những hạt giống khoẻ mạnh, có thể bảo quản trong thời gian dài hơn.

Bước 4: Đựng hạt giống vào hộp/ túi kín

Đựng hạt giống vào hạt túi kín và ghi chi tiết tên, ngày bảo quản

Khi hạt đã chọn đủ số hạt giống cần bảo quản, bạn chỉ cần bỏ hạt vào hộp/ túi kín và cất gọn vào nơi tối, mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp. Đừng quên viết tên hạt giống cùng ngày bảo quản lên hộp/ túi đựng hạt giống để thuận tiện cho việc theo dõi và sử dụng sau này.

Video liên quan

Chủ Đề