Cách để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Trong cuộc sống các cảm xúc nóng giận, bực dóc, cáu gắt,… là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những cảm xúc này thường khiến mọi thứ trở nên tệ hơn. Việc giữ bình tĩnh, kiềm chế bản thân là điều rất cần thiết trong mọi tình huống. Bạn đã biết cách kiềm chế cảm xúc, giữ bình tĩnh hay chưa? Bạn cảm thấy mình là người nóng nảy, khó khăn trong việc giữ bình tĩnh. Hãy cùng Toppy tham khảo ngay các cách giữ bình tĩnh, làm chủ cảm xúc trong bài viết sau:

Tại sao phải rèn luyện cách giữ bình tĩnh?

Tại sao phải rèn luyện cách giữ bình tĩnh?

Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi cho bản thân. Những lời nói, hành động khi mất bình tĩnh gây tổn thương đến mọi người xung quanh? Giữ bình tĩnh, kiểm soát được bản thân là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Những cảm xúc nóng giận, bực tức, bất mãn,… là điều sẽ xuất hiện trong cuộc sống ở bất kì đâu với bất kì ai. Nhưng chúng ta đều có quyền lựa chọn cách cư xử của mình khi đối diện các cảm xúc này.

Nhưng người không giữ được bình tĩnh sẽ có những hành động, lời nói không phù hợp. Và chính họ sau khi bình tĩnh lại sẽ cảm thấy xấu hổ với phản ứng vừa rồi của bản thân. Hậu quả những hành động, lời nói khi mất bình tĩnh thực sự rất nghiêm trọng. Nó có thể tổn hại đến tinh thần của bản thân và mọi người xung quan. Thậm chí tổ hại đến cơ thể, tính mạng nếu như không kiểm soát được hành động, suy nghĩ.

Con người gồm phần con và phần người. Những cảm xúc, suy nghĩ khi mất bình tĩnh chính là sự trỗi dậy của phần con. Lúc này, phần người rất cần thể hiện được trách nhiệm của nó. Đó là kìm hãm, khống chế phần con trong mình để không gây ra những hệ quả đáng tiếc.

Xem thêm: Điều cần biết: Cách vượt qua áp lực trong cuộc sống – TOPPY

Các cách giữ bình tĩnh trong cuộc sống 

Hít thở sâu

Hít thở sâu là cách giữ bình tĩnh tốt.

Hít thở sâu chính là một cách giữ bình tĩnh. Khi rơi vào trạng thái nóng giận, cảm thấy bản thân mất bình tĩnh. Việc bạn nên làm lúc này là hít thở sâu, hít thở đều. Tự nhủ với bản thân bình tĩnh lại. Theo nghiên cứu của một nhà tâm lí học chuyên nghiên cứu về hoạt động của bộ não Carlos Coto, phương pháp hít tở 4:4 có thể giải pháp hữu hiệu giúp bạn lấy lại bình tĩnh. Hít vào trong 4 giây. Giữ hơi thở trong 4 giây. Thở ra nhẹ nhàng trong 4 giây. Bạn hãy lặp đi lặp lại cho đến khi cảm thấy bản thân bình tĩnh hơn.

Thả lỏng cơ thể

Khi bực tức, nóng giận, mất bình tĩnh các cơ trên cơ thể, cơ mặt sẽ gồng lên. Một số biểu hiện như: nghiến răng, cau mày, nhăn nhó,… Điều này sẽ làm hình ảnh của bạn trong mắt mọi người xung quanh không được đẹp, trở nên xấu đi. Trong trường hợp này, bạn cần thả lỏng cơ thể và cơ mặt. Hãy đưa cơ thể, cơ mặt về trạng thái bình thường nhất. Bạn không biết được trong mắt mọi người bạn ngầu thế nào khi có thể giữ bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc, gương mặt, cơ thể khi nóng giận đâu.

Tự hỏi bản thân

Kiềm chế cảm xúc, giữ bình tĩnh tốt đó là nhắm mắt lại và tự đặt ra các câu hỏi cho bản thân.

Cách để bạn kiềm chế cảm xúc, giữ bình tĩnh tốt đó là nhắm mắt lại và tự đặt ra các câu hỏi cho bản thân mình. Vấn đề ở đây là gì? Tại sao mình lại như vậy? Vấn đề có thực sự đáng để mình bực dọc có những hành động, lời nói gay gắt hay không? Hệ quả khi mình bộc lộ tất cả cảm xúc lúc này sẽ như thế nào?… Hãy đặt cho bản thân thật nhiều câu hỏi và tự tìm câu trả lời cho chúng. Một trong những điều khiến bạn mất bình tĩnh là thời điểm đó bạn không suy nghĩ bất kì điều gì. Mọi hành động, lời nói hoàn toàn theo bản năng, cảm xúc. Cách giải quyết tốt nhất đó là đặt ra câu hỏi, bắt bản thân suy nghĩ. Bạn sẽ bình tĩnh lại và có cách giải quyết, cư xử đúng đắn.

Dừng lại và đi chỗ khác

Trong một cuộc đối thoại, nếu bạn cảm thấy bản thân hay đối phương mất bình tĩnh. Việc bạn có thể làm lúc này là dừng cuộc đối thoại lại. “Bạn/ Tôi lúc này đang mất bình tĩnh. Chúng mình sẽ nói chuyện này sau nhé”. Hãy cho bản thân và đối phương không gian riêng, thêm thời gian suy nghĩ, bình tĩnh lại. Điều này sẽ giúp cả bạn và đối phương tránh khỏi những hành động, cảm xúc không tốt với nhau. Mối quan hệ, câu chuyện sẽ không phát triển theo tình huống xấu. Khi một trong hai không còn giữ được bình tĩnh thì câu chuyện không nên tiếp tục. Vấn đề lúc đó sẽ không những không được giải quyết mà có xuất hiện thêm nhiều vấn đề xấu hơn. Đây là điều không ai muốn.

Loại bỏ những cảm xúc tiêu cực

Loại bỏ những cảm xúc tiêu cực

Những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực chắc chắn sẽ xuất hiện khi chúng ta nóng giận, mất bình tĩnh. Không ai có thể tránh khỏi các suy nghĩ như: “Thật bất công”, “Mình chỉ muốn đập cho hắn/cô ta một trận”,… Toppy hiểu được tâm lý của bạn, lúc này bạn rất cần loại bỏ các cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực này bằng cách hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp hoặc một việc khác. Nếu bạn tiếp tục bị cuốn theo những suy nghĩ tiêu cực này sẽ không ngừng nảy sinh. Điều đó chỉ khiến bạn mất bình tĩnh thêm.

Trên là những cách giữ bình tĩnh mà Toppy muốn chi sẻ với các bạn. Toppy hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại Blog Toppy.

Xem thêm:

Bạn là người dễ mất bình tĩnh? Và cảm thấy thật tệ khi đáng lẽ đã tốt hơn nếu giữ bình tĩnh trong hoàn cảnh nào đó? Phần lớn ai cũng như bạn. Nhưng nếu bạn biết và tập làm quen với những mẹo sau đây sẽ khiến bạn trở nên bình tĩnh và sáng suốt hơn trong nhiều tình huống.

Giữ bình tĩnh luôn là cách tốt nhất để bạn có thể giải quyết tình huống

Bước 1: Điều khiển hơi thở

Khi trong trạng thái mất bình tĩnh, hơi thở của bạn thường sẽ trở nên gấp gáp hoặc là khó thở, điều này càng khiến bạn trở nên mất bình tĩnh hơn vì vậy hãy tập điều khiển hơi thơ của mình.

  • Tập trung vào từng hơi thở: Hãy cố gắng tập trung vào hơi thở của mình và quên đi nỗi lo để có thể điều khiển hơi thở. 
  • Hít thở sâu: Hãy tập hít vào trong 5s và tập thở ra trong 5s việc hít thở sâu sẽ cung cấp đủ oxi cho não và giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng nên hít thở sâu thường xuyên để thư giãn được tâm trí.
Hít thở sâu giúp bạn giữ bình tĩnh và là cách hiệu quả để thư giãn não bộ

Bước 2. Đánh thức bản thân

Hãy tạm thời quên đi những điều làm mình lo lắng bằng cách chỉ tập trung đến điều mình sắp nói và sắp làm, hãy nghĩ kĩ đến việc nên làm gì khi đó thay vì ngạc nhiên hay bối rối, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.

  • Đánh thức bản thân bằng ngôn ngữ: Bằng cách động viên mình bằng những từ ngữ tích cực như ” Đây là lúc mình cần bình tĩnh ” sẽ khiến bạn giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra bạn có thể tự tạo ra một câu cho riêng mình để có thể trấn an bản thân lúc cần thiết.
  • Đánh thức bản thân bằng hành động: Bằng cách giậm chân hoặc liên tục hành động như đi qua đi lại bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và bớt run hơn. Ngoài ra việc thả lỏng cơ thể cũng rất quan trọng.
Đánh thức bản thân thoát khỏi nỗi lo lắng sẽ giúp bạn có được bình tĩnh

Bước 3: Suy nghĩ kĩ trước khi hành động

Việc chuẩn bị trước cho mình một kế hoạch, một ý tưởng chi tiết sẽ khiến bạn tự tin vào bản thân mình hơn. Ngoài ra việc chuẩn bị còn giúp bạn không phải bối rối, lo lắng trước điều mình đang phải đối mặt.

Hãy thử chuẩn bị kĩ lưỡng trước mọi tình huống

Bước 4: Xóa bỏ nỗi lo âu còn tồn tại trong bạn

Bạn hãy nghĩ đến những nỗi lo âu mà bạn có và đối mặt với chung, bạn có thể ghi ra giấy và nghĩ đến cách giải quyết chúng một cách êm đẹp nhất. Ngoài ra nếu bạn mắc phải những hội chứng như đám đông,hoặc các hội chứng khác thì bạn nên tìm hiểu và tìm cách giải quyết chúng bởi chúng là những trở ngại lớn nhất đối với sự bình tĩnh trong bạn.

Đừng để nỗi lo âu tồn đọng lại trong bạn

Bước 5: Tập luyện

Để có thể bình tĩnh trước nhiều tình huống bạn phải đối mặt và tập giữ bình tĩnh với nhiều tình huống càng nhiều càng tốt và đây cũng là cách hiệu quả để rèn sự bình tĩnh trong bạn.

  • Tiếp xúc với nhiều người: Tập giao tiếp với nhiều người cũng đồng nghĩa với bạn sẽ gặp những người có khả năng bình tĩnh tốt và học hỏi kĩ năng giao tiếp từ họ.Ngoài ra bạn cũng sẽ cảm thấy tâm trí thoải mái hơn khi giao tiếp với mọi người.
Giao tiếp với nhiều người sẽ khiến bạn nhận ra cần phải nỗ lực hơn
  • Đặt mình vào trong nhiều hoàn cảnh: Đứng trước nhiều hoàn cảnh bạn sẽ học được kĩ năng ứng phó và kinh nghiệm to lớn mà nó đem lại. Đừng ngần ngại khi có cơ hội được tiếp xúc với môi trường mới.
Hãy đừng chỉ nhốt mình trong vùng an toàn
  • Rèn luyện thể chất: Bằng cách tập luyện thể thao như chạy bộ hoặc bơi sẽ giúp bạn có thể cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. 
Rèn luyện thể chất có thể giúp bạn khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần
  • Thư giãn và xóa bỏ stress: tâm lí bạn sẽ yếu đi rất nhiều nếu sống chung với stress, để có thể rèn luyện một tâm lí cứng cáp bạn hãy tránh xa với các tác nhân gây ra stress và nói không với các chất gây nghiện. Và để thư giãn cho tâm trí thiền là một lựa chọn tốt mà bạn nên tìm hiểu, việc thiền sẽ giúp bạn hiểu rõ được bản thân và giữ cho tâm trí thanh tịnh hơn và đây được xem là liệu pháp tâm lí hiệu quả mà đã được các nhà khoa học công nhận. Ngoài ra việc nghe nhạc, tắm nước nóng là một trong những việc thư giãn tốt nhất mà bạn nên thử.
Hãy thư giãn và trút bỏ stress

Trên đây 5 mẹo giúp bạn giữ bình tĩnh để có thể ứng phó tốt với các tình huống quan trọng và hãy nhớ rằng đừng bao giờ trách móc bản thân khi không giữ được bình tĩnh vì điều này chỉ khiến tâm lí bạn tệ hơn.

453 views

Share FacebookTwitterPin It

Video liên quan

Chủ Đề