Tác dụng to lớn nhất của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 đối với cách mạng thế giới là gì

Một phần không thể tách rời của lịch sử

Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, các nhà hoạt động xã hội, các nhà khoa học, đại diện các phương tiện thông tin đại chúng đều tập trung về xứ sở Bạch Dương để tham dự các hoạt động kỷ niệm sự kiện quan trọng này.Theo Hãng tin RIA, ngày 3-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi bức điện chào mừng tới tất cả những người tham dự hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, trong đó ghi nhận tầm ảnh hưởng lớn lao của cuộc cách mạng vĩ đại này đến nước Nga và toàn thế giới.

Trong bức điện được công bố trên trang web của Điện Kremli, Tổng thống Vladimir Putin nhận định: “Cách mạng Tháng Mười là một phần không thể tách rời của lịch sử thế giới. Cuộc cách mạng năm 1917 đã tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của nước Nga và toàn thể thế giới, đã phần nhiều định ra bức tranh chính trị, kinh tế và xã hội của thế kỷ 20”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.Ảnh:tvc.ru

Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh, trong lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười, Nga ghi nhận các nghiên cứu sâu sắc và toàn diện của các nhà hoạt động xã hội và chuyên gia khoa học.

Biểu tượng của việc vượt qua sự chia rẽ

Trước đó, Hãng tin Lenta cho biết, Tổng thống Vladimir Putin hy vọng xã hội Nga sẽ đón nhận lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga như một biểu tượng của việc vượt qua sự chia rẽ.

Ngày 30-10 vừa qua, trong cuộc họp với Hội đồng về phát triển xã hội của công dân và nhân quyền, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu: “Tôi hy vọng lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga sẽ được xã hội Nga hiện nay nhìn nhận như là một biểu tượng của sự kết thúc những bi kịch đã chia rẽ đất nước và nhân dân, sẽ trở thành biểu tượng cho việc vượt qua sự chia rẽ ấy, biểu tượng của sự tha thứ lẫn nhau và là minh chứng lịch sử vềchiến thắng vĩ đạicủa đất nước”.

Trong năm kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, tại nhiều thành phố của Nga diễn ra các hoạt động ôn lại và tôn vinh những giá trị trường tồn của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử loài người này.

Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã mở ra kỷ nguyên mới trên hành tinh, làm thay đổi số phận của đại đa số người dân. 100 năm đã đi qua, Cách mạng Tháng Mười Nga với những giá trị xuyên thời đại vẫn tiếp tục tỏa sáng, soi đường cho tầng lớp nhân dân lao động đấu tranh hướng tới những giá trị đích thực mà người lao động chân chính phải được hưởng. Có thể khẳng định rằng, những kinh nghiệm và xung lực từ Cách mạng Tháng Mười Nga luôn hữu ích cho sự nghiệp, phát triển của các nước trên thế giới trong thời đại ngày nay.

NGUYỄN LINH

      Ngày 7 tháng 11 năm  1917 nhân dân lao động Nga thực hiện thành công cuộc cch mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga từ một nước tư bản km pht triển, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đnh dấu mốc mở đầu thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản [CNTB] lên chủ nghĩa xã hội [CNXH] trên phạm vi toàn thế giới. Cch mạng Thng Mười thắng lợi đã cổ vũ và thúc đẩy phong trào phát triển theo con đường đi lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản [CNCS]; đưa giai cấp vô sản từ giai cấp bị áp bức, bc lột trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
      Sau thắng lợi ca Cch mạng Tháng Mười, nước Nga đã phá vòng vây ca chủ nghĩa đế quốc [CNĐQ], cùng các nước Đồng minh đnh bại chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới, đưa loài người thoát khỏi những thảm họa mà chúng gây ra, xây dựng Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết hùng mạnh. Từ thắng lợi vĩ đại của Liên Xô, là sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa [XHCN] và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ sau năm 1945. Điều đó chứng tỏ Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo ra “cú hích” mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng nói chung, phong trào tiến lên XHCN nói riêng trên phạm vi toàn thế giới.
Khi Cách mạng Tháng Mười Nga do Đảng Cộng sản và VL.I.Lênin lãnh đạo diễn ra thắng lợi, cũng là lúc ở các nước Đông Dương và Việt Nam, phong trào đấu giải phóng khỏi ách áp bức dân tộc ở giai đoạn khủng hoảng về đường lối, lực lượng lãnh đạo cách mạng. Các phong trào đấu tranh theo xu hướng, ý thức hệ khác nhau, từ phong kiến, đến ý thức hệ tư sản, cuối cùng đều thất bại.


      Với khát vọng tìm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, sau nhiều năm bôn ba thế giới, đến tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vắn đề thuộc địa của Lênin. Từ đó, Người xác định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga. Người khẳng định: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng [công nông] làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”[1]. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô, tìm hiểu và nghiên cứu về mạng Tháng Mười, về chủ nghĩa xã hội và Nhà nước Xô viết, những thành tựu do Cách mạng Tháng Mười Nga mang lại, Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”[2].
      Người kết hợp giữa lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam, xây dựng liên minh công- nông và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã chuẩn bị về lý luận, tổ chức, tiến hành Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam, để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Nói về ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với công cuộc giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, làm cho nó trở thành một làn sóng mãnh liệt trong tất cả các nước phương Đông: Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương, Việt Nam”[3]. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã tổ chức các phong trào đấu tranh cách mạng; qua đó lực lượng cách mạng của quần chúng nhân dân trưởng thành về mọi mặt..; xúc tiến chuẩn bị lực lượng để thực hiện công cuộc giải phóng. Vận dụng kinh nghiệm chớp thời cơ của Cách mạng Tháng Mười Nga, Đảng đã sáng suốt dự báo thời cơ của cách mạng Việt Nam sẽ đến khi “Quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh... là những dịp tốt cho nhân dân Đông Dương nổi dậy giành quyền độc lập, tự do”[4].
Từ bài học liên minh công-nông của Cách mạng Tháng Mười Nga vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, Đảng và Ch tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng khối liên minh công-nông-vững chắc, làm nòng cốt cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh của cả dân tộc, tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Đảng khẳng định: Cách mạng Tháng Tám “là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thnh lập Đảng, từ cao trào Xô viết Nghệ-Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dm trong máu lửa”[5].
      Cách mạng Tháng Mười Nga đã cổ vũ nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945 - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Kinh nghiệm bản thân của Việt Nam chứng tỏ rằng chính là nhờ Đảng của những người bônsêvích và của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại mà ở Việt Nam đã có một đảng mácxít lêninnít và Cách mạng Tháng Tám của chúng tôi đã giành được thắng lợi”[6]. Đồng thời Người cũng khẳng định: “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam một lần nữa đã chứng tỏ tính chất đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tính chất đúng đắn của đường lối mà Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười năm 1917 đã vạch ra”[7]. “Con đường mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra cho các dân tộc, cho nhân dân Việt Nam đó là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” [8].
      Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam Nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng mới giành được, tiếp tục thực hiện cuộc kháng chiến kéo dài chín năm [1945-1954], đánh bại thực dân Pháp xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Bắc và đưa miền Bắc tiến lên CNXH. Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [1954-1975], dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước tiếp tục kiên định độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH theo con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam lựa chọn - đó là con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga.
Kể từ đầu thập niên 90, thế kỷ XX, sau khi mô hình XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch của CNXH và nhiều người nước ngoài ngộ nhận cho rằng CNXH đã lỗi thời và không thể tồn tại. Song, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vẫn kiên trì tiếp tục con đường cách mạng XHCN; đổi mới đúng đắn và thực hiện đường lối đổi mới hiệu qủa; giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với công bằng, dân chủ, tiến bộ xã hội.
      Sau gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Hiện nay, thế và lực của đất nước, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 ra đời cách đây hơn 100 năm, dưới ánh sáng cùa Cách mạng Tháng Mười, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, đưa đất nước đi lên CNXH, kiên định mục tiêu “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, giành được những thắng lợị to lớn, đặc biệt trong công cuộc đổi mới hiện nay./.

Tài liệu tham khảo


[1], [2], [3], [4],  Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H.2001, Tập 2, trang 304 – 306.
[5] Trường Chinh, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, 1975, trang 306.
[6], [7], [8], Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H.2001, Tập 11, trang 175 – 177.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 



 

Video liên quan

Chủ Đề