Cách điều trị mụn đầu đen ở trẻ sơ sinh

Thông thường, thanh thiếu niên và người lớn là những đối tượng dễ bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, đôi khi trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải những nốt mụn đỏ đáng ghét này. Vậy đâu là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ?

Mụn trứng cá là một vấn đề của da diễn ra khá là dai dẳng và nếu không điều trị dứt điểm có thể gây sưng, viêm, đáng sợ hơn là còn để lại những vết sẹo rỗ xấu xí trên gương mặt. Nếu đang lo lắng vì sự xuất hiện của những “vị khách không mời” đó ở con mình, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ ngọn nguồn nguyên nhân gây mụn trứng cá, các loại mụn, cũng như biểu hiện của chúng trên da trẻ.

Mụn trứng cá là một trong những vấn đề về da khá phổ biến, chúng được hình thành bởi tình trạng tăng tiết bã nhờn quá nhiều dưới da, kết hợp cùng những yếu tố gây tắc nghẽn lỗ chân lông [bụi bẩn, tế bào chết]. Bã nhờn [dầu tự nhiên của da] khi bị mắc kẹt bên trong nang lông làm thúc đẩy, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển bên trong, điều này gây ra tình trạng viêm nang lông và kích ứng da.

Giải đáp các nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ nhỏ

Nếu trước đây bạn vẫn thường tự hỏi liệu rằng trẻ em có thể bị nổi mụn hay không thì câu trả lời là “có”. Mụn trứng cá là một rối loạn phổ biến và cũng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ nhỏ. Ở lứa tuổi dậy thì, có thể lý giải nguyên do hình thành nên mụn là bởi nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao. Còn với trẻ nhỏ, một số những yếu tố sau đây sẽ dẫn đến sự xuất hiện của mụn trên da bé:

  • Trẻ sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da và tóc có chứa những chất gây kích ứng da
  • Rửa mặt quá thường xuyên, đặc biệt là với nước nóng hoặc những loại sữa rửa mặt có tính tẩy rửa quá mạnh cũng khiến cho làn da trẻ bị mụn
  • Lưu ý rằng, việc sờ nắn và nặn mụn, nhất là khi nặn không đúng kỹ thuật sẽ dễ làm tăng sự lây lan ra các vùng da khác xung quanh
  • Căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị rối loạn hormone, đồng thời đây cũng là nguyên nhân hình thành nên mụn trứng cá [tình trạng này hay gặp ở trẻ 4 tuổi]
  • Mồ hôi và gàu trên chân tóc cũng làm tăng nguy cơ nổi mụn trên mặt. Cộng thêm việc không vệ sinh da cho trẻ đúng cách tạo cơ hội cho vi khuẩn tăng sinh càng làm cho mụn xuất hiện nhiều hơn nữa
  • Các phụ kiện như thắt lưng, dây buộc chặt khiến nang lông bị tắc nghẽn gây ra mụn
  • Mẹ cho trẻ mặc các loại quần áo chật hoặc gây chà xát, kích ứng da cũng là lý do khiến cho trẻ nổi mụn trứng cá trên cơ thể
  • Mũ bảo hiểm, áo cao cổ, miếng đệm vai, băng đô… cũng có thể là nguyên nhân góp phần hình thành mụn trứng cá
  • Sử dụng mỹ phẩm và và một số loại kem gây bít tắc lỗ chân lông và nếu da mặt không được làm sạch đúng cách có thể dẫn đến hình thành mụn trứng cá
  • Trẻ hoạt động nhiều trong môi trường đầy khói bụi hoặc độ ẩm không khí cao cũng khiến cho bề mặt da hình thành nên nhiều ổ vi khuẩn, kết hợp cùng bã nhờn gây tắc lỗ chân lông hình thành nên mụn
  • Chế độ ăn uống của con thiếu các vitamin từ rau quả. Ăn quá nhiều thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ hay thậm chí không uống đủ nước trong ngày cũng khiến cho da bị mụn
  • Việc sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid cũng có thể dẫn đến sự phát triển của mụn trứng cá. Vì vậy, nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc và nên có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh cũng có tình trạng xuất hiện mụn trứng cá. Mặc dù, những giải thích cho hiện tượng này vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia cũng chỉ ra rằng những hormone mà trẻ nhận được từ người mẹ ở cuối thai kỳ là yếu tố gây nên mụn. Đôi khi, cũng có trường hợp bé bị mụn từ lúc mới sinh, ở trường hợp này mụn phát triển từ 2 – 4 tuần sau khi sinh và có thể kéo dài một vài ngày hoặc vài tuần.

Mụn ở trẻ có thể là dấu hiệu bệnh lý - Ảnh: Pixabay

Các loại mụn có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Cha mẹ nên hết sức cảnh giác và theo dõi tình hình để kịp thời đưa con đi khám với bác sĩ Da liễu khi cần thiết.

Các loại mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp

Một số dạng mụn ở trẻ sơ sinh là mụn lành tính, tự khỏi sau một thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cha mẹ cần hết sức cảnh giác khi trẻ mọc mụn.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa hay còn gọi là mụn trứng cá sơ sinh, nang kê là loại mụn khá thường gặp ở bé khi mới chào đời. Mụn sữa có thể xuất hiện và kéo dài trong vài tuần tới vài tháng đầu đời, nhưng cũng có thể kéo dài đến khoảng 2 tuổi ở mộ số trẻ.

Mụn sữa xuất hiện trên mặt hoặc cơ thể trẻ. Dấu hiệu nhận biết mụn sữa là những nốt mụn nhỏ li ti, không có nhân mụn hở hay đầu đen. Trẻ sơ sinh nổi mụn trắng hoặc đỏ trên mặt, có thể là mụn sữa.

Mụn sữa có thể tự biến mất theo thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách chăm sóc cho trẻ bị nổi mụn hoặc trong trường hợp:

  • Mụn trở thành mụn đầu đen, mụn bọc, mụn viêm
  • Mụn sưng tấy, đau nhức khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
Hình ảnh mụn trứng cá sơ sinh [mụn sữa] ở trẻ sơ sinh - Ảnh: sina.com 

Nổi mề đay ở trẻ

Trẻ có thể bị nổi mề đay từ rất sớm. Biểu hiện ban đầu của bệnh là những vết phát ban và mụn nhỏ như muỗi đốt, gây ngứa ngáy.

Trẻ bị nổi mề đay rất dễ nhận biết nhưng lại khó tìm ra nguyên nhân chính xác. Mề đay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ em. Vì vậy cha mẹ nên hết sức lưu ý.

Khi nghi ngờ trẻ mắc mề đay, cha mẹ cần:

  • Cho trẻ ngưng sử dụng thực phẩm, thuốc có khả năng gây dị ứng
  • Không để trẻ gãi, chà sát mạnh lên da
  • Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
  • Hạn chế trẻ vận động, ra mồ hôi nhiều
  • Cho bé mặc quần áo mỏng nhẹ, mát, rộng rãi, không cọ sát nhiều vào da

Viêm da thể tạng

Viêm da thể tạng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi. Viêm da thể tạng [còn gọi là chàm thể tạng] là bệnh về da mãn tính thường gặp ở trẻ em.

Triệu chứng của viêm da thể tạng có thể thay đổi tùy theo cá thể và độ tuổi của bệnh nhân. Ở trẻ sơ sinh, viêm da thể tạng có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu như xuất hiện các mảng sần đỏ, sau đó hình thành các nốt mụn li ti như bóng nước gây ngứa ngáy, khô da. Sau khi rỉ nước, mụn sẽ kết thành vảy.

Tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe tổng thể nhưng viêm da thể tạng có thể gây ra nhiều tổn thương về da, đồng thời khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và có thể để lại hậu quả ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Thời tiết nóng bức, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài hoặc do được mặc quần áo quá ấm khiến trẻ nhỏ tiết nhiều mồ hôi, trong khi các tuyến mồ hôi ở trẻ chưa hoàn thiện khiến mồ hôi bị ứ đọng lại gây ra những vết sẩn đỏ trên da.

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác gây ra rôm sảy ở trẻ như: trẻ bị sốt cao, trẻ sơ sinh trong lồng kính, trẻ vận động quá nhiều hoặc tuyến mồ hôi bị bít tắc do vi khuẩn thường trú ngoài da bài tiết một loại chất nhờn.

Rôm sảy có biểu hiện là những nốt sẩn, to như những nốt mụn màu đỏ, có thể có chút nước. Rôm sảy gây ra tình trạng ngứa rát, khiến trẻ vô cùng khó chịu và quấy khóc không ngừng, trẻ gãi nhiều có thể gây ra trầy xước, lở loét, viêm nhiễm.

Rôm sảy gây ngứa ngáy khiến trẻ khó chịu, quấy khóc - Ảnh: Vimec  

Cảnh giác khi trẻ sơ sinh bị mụn

Nếu như mụn ở trẻ sơ sinh chỉ là mụn sữa thì không đáng lo ngại. Mụn có thể tự hết sau một khoảng thời gian mà không cần điều trị, cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp mụn đầu đen, mụn sưng viêm, mụn đỏ gây ngứa ngáy hoặc mụn nước li ti, cha mẹ nên hết sức cẩn thận. Trường hợp đó, mụn là biểu hiện của các bênh lý như rôm sảy, mề đay, chốc lở, viêm da,...

Cha mẹ cần chú ý theo dõi và chăm sóc đúng cách cho con. Nếu tình trạng mụn bất thường ở trẻ sơ sinh không cải thiện, cha mẹ cần sớm cho con thăm khám với các bác sĩ Da liễu để bệnh sớm được điều trị.

Đặc biệt, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc và cho con sử dụng không qua tham khảo và chỉ định của bác sĩ.

Khám với các bác sĩ Da liễu

Khi đưa con đi khám, cha mẹ nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, có nhiều bác sĩ Da liễu hoặc bác sĩ Nhi giỏi. Cha mẹ nên lựa chọn các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm thăm khám cho trẻ vì nhiều bé còn nhỏ, không hợp tác có thể khiến quá trình thăm khám khó khăn hơn.

Xem thêm bài viết:

Khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video

Nếu như tình trạng mụn ở trẻ không quá nghiêm trọng, cha mẹ chưa muốn đi bé đi khám trực tiếp vì trẻ còn quá nhỏ hoặc cha mẹ chưa sắp xếp được thời gian và công việc đưa con đi khám thì nên lựa chọn hình thức thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video.

Bác sĩ có thể tư vấn về tình trạng của trẻ cũng như hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ đúng cách.

Cha mẹ có thể cho bé khám với bác sĩ Da liễu từ xa - Ảnh: BookingCare 

Chăm sóc trẻ bị mụn đúng cách

Khi trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá hoặc một số loại mụn khác, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc đúng cách để giảm bớt tình trạng mụn cũng như tránh để mụn lan sang các vùng da khác.

  • Không dùng thuốc trị mụn mà không có chỉ định của bác sĩ
  • Không gãi, cọ sát mạnh lên vùng da bị mụn
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng các loại kem bôi, lotion dưỡng da cũng như thoa nước bọt hay nước muối sinh lý lên vùng mụn của trẻ
  • Rửa mặt, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước sạch hoặc xà bông dịu nhẹ, không gây kích ứng chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Sau đó, dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng
  • Thăm khám với bác sĩ Da liễu nếu như tình trạng mụn không cải thiện hoặc có xu hướng tiến triển nặng hơn

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về mụn ở trẻ sơ sinh. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có thêm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe cho con.

BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với bác sĩ Da liễu giỏi qua Video để việc thăm khám cho các bé được thuận tiện và hiệu quả hơn.

Video liên quan

Chủ Đề