Cách gieo vần trong bài câu cá mùa thu gợi ra dáng vẻ nào của cảnh vật

I. Tiểu dẫn

- Nguyễn Khuyến [1835 - 1909] hiệu là Quế Sơn, tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng, quê ở Hoàng Xá [nay là Yên Trung], Ý Yên, Nam Định.

- Do đỗ đầu cả ba kì thi nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ, ông là tác giả của hơn 800 tác phẩm [chủ yếu là thơ] chữ Hán và Nôm.

- Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu là: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh.

II. Văn bản [SGK]

1. Điểm nhìn cảnh thu của tác giả

Điểm nhìn cảnh thu là từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng.

2. Những từ ngữ, hình ảnh gợi lên nét riêng của cảnh sắc mùa thu

- Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Cảnh thu được miêu tả qua màu sắc [nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt]; qua đường nét [sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng].

- Không gian thu gọn lại với ao nhỏ, với chiếc thuyền câu bé và với cái dáng người cũng đang thu lại. Cảnh thu trong bài thơ gợi những nét riêng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cái hồn dân dã của làng quê được gợi lên từ ao thu [nét đặc trưng là khung ao hẹp], từ cánh bèo và từ ngõ trúc quanh co.

3. Không gian trong Câu cá mùa thu

- Cảnh thu trong Câu cá mùa thu là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian mùa thu cũng là không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng. Các chuyển động đều rất nhẹ, rất khẽ dường như không đủ để tạo âm thanh: Sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Cuối bài thơ có tiếng động gợi âm thanh duy nhất là tiếng cá đớp động dưới chân bèo, nhưng chỉ càng làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật.

- Không gian tĩnh đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ nói chuyện câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào lòng. Trong bức tranh thu, xuất hiện nhiều gam màu lạnh: Độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời.

Cái dáng vèo của lá vàng dường như xuất hiện lạc lõng nhưng nó lại rất hợp với tâm sự của nhà thơ - một sự đau buồn trước thay đổi quá nhanh chóng của thời thế. Đất nước rơi vào tay giặc mà mình thì không thể làm gì để giúp nước, giúp dân. Cái thế ngồi bó gối ôm cần đầy tâm trạng của nhà thơ ở hai câu thơ cuối cũng góp phần thể hiện nổi bật tâm tư ấy.

4. Cách gieo vần trong bài thơ

- Câu cá mùa thu là minh chứng sinh động về sức biểu đạt của ngôn từ tiếng Việt. Ngôn ngữ thơ trong Câu cá mùa thu giản dị, trong sáng, có khả năng biểu đạt xuất sắc những biểu hiện rất tinh tế của cảnh vật cũng như những uẩn khúc thầm kín, khó giãi bày của tâm trạng.

- Trong Câu cá mùa thu, độc đáo nhất là cách gieo vần. Vần "eo" là một vần khó luyến láy, khó vận, thế nhưng lại được Nguyễn Khuyến sử dụng rất thần tình. Vần "eo" hợp ở tất cả các câu bắt buộc [câu 1, 2, 4, 6 và câu 8] góp phần diễn tả cảm giác sắc, nhọn về một không gian thu nhỏ hẹp dần và khép kín, tạo nên sự hài hòa với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhân vật trữ tình.

Cùng với cách gieo vần độc đáo, bài thơ còn thành công trong nghệ thuật lấy động để tả tĩnh. Để gợi ấn tượng sâu đậm về cái yên ắng, tĩnh lặng của tâm trạng, tác giả xen vào một điệu "vèo" của lá và một âm thanh như có như không của tiếng cá "đớp động dưới chân bèo".

Cái hay của việc sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ còn được thể hiện ở việc sử dụng các tính từ: trong veo, biếc, xanh ngắt, lơ lửng và các cụm động từ: Gợn tí, khẽ đưa để làm nổi bật cảnh thu thanh sơ, dịu nhẹ.

5. Tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước

- Tác giả phải yêu và gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ mới vẽ nên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn.

- Bài thơ không bộc lộ trực tiếp cảm xúc nào của tác giả, từ đầu đến cuối bài thơ, nhân vật trữ tình xuất hiện trong tư thế của người đi câu, u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông rất sâu sắc, cái tình ấy trầm lặng, da diết, đậm chất suy tư.

Câu 4 [Trang 22 – SGK] Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi lên cho ta cảm giác gì về mùa thu và tình thu?

Trong bài thơ rất đặc biệt. Vần "eo" diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.Chính cách gieo vần này đã góp phần tạo nên nét đặc sắc và thành công cho bài thơ.

Cách gieo vần trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Câu cá mùa thu Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Câu cá mùa thu này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi: Cách gieo vần trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?

Trả lời:

Cách gieo vần “eo” độc đáo, kết hợp với những từ ngữ tăng tiến gợi lên bức tranh thu rất thơ mộng rất đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ: không khí trong lành, thoáng mát yên tĩnh, vắng vẻ, đẹp nhưng buồn. Bên cạnh đó còn thấy được tình thu ẩn hiện: mội nỗi đau đời của nhân vật trữ tình.

Chủ Đề