Cách học trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm

Mục lục bài viết

  • 1. Một số khái niệm cơ bản
  • 2. Các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục và nội dung chương trình giáo dục
  • 3. Vị trí và vai trò của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
  • 4. Mục tiêu của giáo dục phổ thông và các yêu cầu đối với nội dung, phương pháp giáo dục
  • 5. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp được quy định thế nào ?
  • 6. Mục tiêu của hệ thống giáo dục đại học

1. Một số khái niệm cơ bản

Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, đây là hệ thống giáo dục mở và liên thông.Các cấp học, trình độ đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độsơcấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Giáo dục chính quylà hệ thống giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập dựa vàomục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Giáo dục thường xuyênlà hoạt độnggiáo dục nhằm hướng tới việc thực hiệnmột chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

Phổ cập giáo dụclà việctổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đi học đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

Giáo dục bắt buộclà việc màmọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được mộttrình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện.

>> Xem thêm: Vai trò của logistics đối với hoạt động kinh tế quốc tế, nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp?

Cơ sở giáo dụclà tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cơ sở giáo dục hiện naygồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

2. Các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục và nội dung chương trình giáo dục

Theo quy định tại Điều 7 Luật Giáo dục năm 2019 [Luật Giáo dục] nội dung và phương pháp giáo dục cần đảm bảo các vấn đề sau đây:

Về nội dung giáo dục:

- Nội dung giáo dục phải mang tính cơ bản, hệ thống,toàn diện, thiết thực, hiện đại và thương xuyên cập nhật phù hợp với thực tế nhưng vẫn phải đảm bảo việc phù hợp với lịch sử, văn hoá đất nước.

- Nội dung giáo dục phải coi trọng việc giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân nhằm khuyến khích công dân kế thừa và pháttruyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại;

- Nội dung giáo dục phải chú trọng đến sự phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.

Về phương pháp giáo dục:

- Có thể áp dụng nhiều phương pháp trong hoạt động giáo dục nhưng phải đảm bảo các phương pháp đó phải thực sự khoa học, có tác động tích cực đến người học, giúp phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo, giúp bồi dưỡngnăng lực tự học, khả năng hợp tác làm việc nhóm, kết hợp nhuần nhuyễn việc học đi đôi với hành và kích thích được lòng say mê, ý chí vươn lên trong học tậpcủa người học.

Về chương trình giáo dục:

>> Xem thêm: Quy định mới về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

- Chương trình giáo dục phải được xây dựng một cách toàn diện, chất lượng,khoa học và phù hợp với thực tiễn việc học; có sự kế thừa, liền mạch, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo nhưng vẫn đảm bảo được sự phân luồng và chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục.

- Chương trình giáo dục phải thể hiện được các mục tiêu giáo dục; quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năngyêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

3. Vị trí và vai trò của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

Mầm non là cấp học đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển một cách toàn diện của con người. Giáo dục mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện về thế chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và giúp các em hình thành lên những yếu tố đầu tiền trong nhân cách con người và giúp chuẩn bị hành trang để trẻ em bước vào cấp học tiếp theo.

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non: Theo quy định tại Điều 24 Luật Giáo dục năm 2019, nội dung và phương pháp giáo dục mầm non phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảmphù hợp đối với sự phát triển tâm sinh lý củatrẻ em; hài hòa giữa việcbảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; giúp trẻ emphát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học

- Phương pháp giáo dục mầm non phải đáp ứng yêu cầu: Tạo điều kiệnthuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý và Tạo điều kiện chotrẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.

4. Mục tiêu của giáo dục phổ thông và các yêu cầu đối với nội dung, phương pháp giáo dục

Giáo dục phổ thông là hệ thống giáo dục tiếp theo sau khi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiếu học [là cấp học ngay sau chương trình mầm non]; giáo giục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Mục tiêu của giáo giục phổ thông, theo quy định tại Điều 29 Luật Giáo dục năm 2019 là nhằm phát triển một cáchtoàn diện cho người học về đức - trí - thể - mỹ và các kỹ năng cơ bản đểphát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; giúphình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa vàtrách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

>> Xem thêm: Quy định về miễn, giảm học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên trong cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông:

Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Đảm bảotính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống;

- Gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.

- Nội dung giáo dục phổ thông đối với mỗi cấp học từ tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thồn cần có sự tách biệt, phân luồng kiến thứcnhưng vẫn đảm bảo được tính mạch lạc, hệ thống,nhất quán, toàn diện và phù hợp với mục tiêu của từng cấp học

Phương pháp giáo dục phổ thông phải đáp ứng các điều kiện:

- Giúp người họcphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh;

- Giúpbồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông vào quá trình giáo dục.

5. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp được quy định thế nào ?

Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

>> Xem thêm: Thu nhập quốc dân [national income] là gì ?

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 36 Luật Giáo dục ănm 2019 và Điều 4 Văn bản hợp nhất Luật giáo dục nghề nghiệp như sau:

-Mục tiêu chung của hoạt độnggiáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nguồnnhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, conăng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

- Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ đào tạo được quy định như sau:

+]Đối với trình độ sơ cấp: Giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;

+] Đối với trình độ trung cấp:Giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

+] Đối với đào tạo trình độ cao đẳng: Sẽ giúpngười học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

6. Mục tiêu của hệ thống giáo dục đại học

Theo quy định tại Điều 39 Luật Giáo dục năm 2019 và Điều 5 Luật Giáo dục đại học năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2019, mục tiêu của hệ thống giáo dục đại học gồm các nội dung sau:

Mục tiêu chung:

- Giáo dục đại học nhằm đào tạo nhận lực, giúp nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước cho đất nước; thực hiệnnghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;

>> Xem thêm: Tìm hiểm về hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định pháp luật hiện hành

-Đào tạo ngườicó phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ Nhân dân.

Mục tiêu cụ thể của từng trình độ đào tạo:

- Đối với trình độ đào tạo đại học: Mục đích đào tạo giúpsinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, giúp nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;

- Đối với trình độ thạc sỹ, mục đích đào tạo giúphọc viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo;

- Đối với trình độ tiến sỹ, mục đích đào tạo nhằm giúpnghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua Email :Tư vấn pháp luật qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Minh Khuê

Trân trọng ./

Video liên quan

Chủ Đề