Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống lớp 9 đề 1

a. Các đề đều nêu lên một sự việc, hiện tượng đáng suy ngẫm trong đời sống. Yêu cầu bàn luận, đưa ra suy nghĩ về hiện tượng, sự việc đó.

b. [Ví dụ] Hiện nay, giới trẻ thường chạy theo những xu hướng thời trang của thần tượng. Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng này.

II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a. Đề bài nghị luận về hiện tượng đời sống

- Đề nêu lên hiện tượng: bạn Phạm Văn Nghĩa hiếu thảo giúp mẹ trong công việc đã trở thành một phong trào noi gương tốt.

- Đề yêu cầu nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

b. Việc Nghĩa làm chứng tỏ Nghĩa là một người con hiếu thảo

- Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát dộng phong trào nhằm khuyến khích học sinh, các đoàn viên noi theo tấm gương tốt của bạn Nghĩa.

- Việc làm của Nghĩa không hề khó.

- Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì cuộc sống chắc chắn sẽ tươi đẹp hơn, giàu tình thương hơn.

2. Lập dàn bài

3. Viết bài

4. Đọc lại và sửa chữa

III. Luyện tập

a. Mở bài

- Giới thiệu tấm gương Nguyễn Hiền

- Nêu sơ lược về suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về tấm gương Nguyễn Hiền.

b. Thân bài

- Nêu lên gia cảnh nghèo khó của Nguyễn Hiền

- Nêu lên cậu chuyện ham học tập, vượt khó Nguyễn Hiền

- Nguyễn Hiền đã cư xử, hành xử ra sao tự trọng, khiêm tốn.

- Rút ra những đức tính tốt của Nguyễn Hiền mà em có thể học tập.

c. Kết bài

- Khẳng định Nguyễn Hiền là tấm gương sáng đáng để học tập.

Hướng dẫn soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống gồm gợi ý trả lời các câu hỏi trang 22 và 23 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 tập hai chi tiết giúp các em học sinh thêm hiểu sâu hơn về cách thức lập dàn ý và viết một bài văn nghị luận tốt nhất.

Phần I Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Xem gợi ý trả lời:

Trả lời câu hỏi trang 23 SGK Ngữ văn 9, tập 2

a. Điểm giống nhau ở bốn đề bài:

- Cả bốn đề bài đều yêu cầu nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội.

- Yêu cầu người viết phát biểu ý kiến và nêu suy nghĩ của mình.

b. Một số đề bài tương tự:

- Suy nghĩ về hiện tượng môi trường bị ô nhiễm.

- Nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề.

- Viết một bài văn ngắn [không quá 600 từ] trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội.

Phần II Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Tham khảo lời giải ngắn nhất:

Trả lời câu hỏi trang 23 SGK Ngữ văn lớp 9, tập hai

Tìm hiểu đề và tìm ý

a.

- Đề thuộc loại nghị luận về hiện tượng đời sống.

- Hiện tượng: học tập theo tấm gương Phạm Văn Nghĩa.

- Yêu cầu: nêu suy nghĩ về hiện tượng.

b.

Hành động của Phạm Văn Nghĩa khiến Thành đoàn phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” :

   - Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.

   - Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.

   - Nghĩa là người biết sáng tạo [làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt].

   - Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.

Lập dàn bài

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương của Nghĩa

- Thân bài:

   + Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa

   + Đánh giá việc làm của Nghĩa

   + Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa

- Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.

Phần III Luyện tập

Hướng dẫn cách luyện tập lập dàn ý bài văn nghị luận đề số 4 hay nhất:

Lập dàn ý đề 4

a. Mở bài

- Giới thiệu chung về các trạng nguyên ở nước ta.

- Nêu sơ lược vài nét về Trạng nguyên Nguyễn Hiền.

b. Thân bài:

- Phân tích hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Hiền: nhà nghèo phải xin làm chú tiểu quét chùa.

- Đánh giá tinh thần chủ động và ham học của Nguyễn Hiền: nép bên cửa lắng nghe, hỏi thêm thầy, lấy lá để viết chữ, xin thầy đi thi để xem sức học của mình.

- Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Nguyễn Hiền có ý thức tự trọng rất cao, yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức mới chịu về kinh.

c. Kết bài:

- Nguyễn Hiền là Trang nguyên nhỏ tuổi nổi tiếng của đất nước, là tấm gương sáng của thần đồng đất Việt.

- Chúng ta học tập ở Trạng nguyên Nguyễn Hiền tinh thần ham học, tinh thần vượt lên hoàn cảnh khó khăn.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download hướng dẫn soạn văn lớp 9 bài Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là một dạng bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Dạng đề này cũng thường xuyên được chọn để đưa vào đề thi THPT lên lớp 10.

Về khái niệm, nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là bài văn yêu cầu bàn luận về một sự việc, hiện tượng có tác động với xã hội. Cụ thể sự việc, hiện tượng đó có thể đáng chê hoặc đáng khen, đáng biểu dương hoặc đáng trách và gợi ra một vấn đề đáng để suy nghĩ.

Về cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng đời sống cơ bản học sinh phải đáp ứng được 2 yêu cầu sau:

  • Về nội dung: Bài viết của học sinh phải nêu rõ được hiện tượng, sự việc có vấn đề cần bàn luận. Sau đó phải nói lên được những mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại. Tiếp tục trong bài văn học sinh cần chỉ ra được nguyên nhân. Từ đó bày tỏ chính kiến, thái độ của bản thân với hiện tượng, sự việc đó.
  • Về hình thức: Bài văn dạng nghị luận này cần có một bố cục chặt chẽ, rõ ý. Trong bài học sinh phải có các luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực. Ngoài ra, lời văn viết ra cần sống động, chuẩn mực.
Học sinh lớp 9 thường gặp dạng bài văn này trong đề thi chuyển cấp. Ảnh: Internet

2. Soạn bài cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống trong Ngữ văn lớp 9

Như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu bài viết, cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống không khó để đạt điểm trung bình. Nhưng để đạt điểm số cao học sinh cần thuần thục các bước lẫn biết cách chọn một lối viết văn phong ấn tượng, phù hợp. Trong phần 2 bài viết này Yeutre.vn sẽ hướng dẫn các em học sinh 5 bước làm bài văn nghị luận dạng này. Mời các em cùng theo dõi nhé.

2.1. Cách tìm và giải thích nghĩa trong sự việc, hiện tượng

  • Tìm và giải thích nghĩa của sự việc, hiện tượng là bước đầu tiên và quan trọng của cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
  • Để tìm được nghĩa của sự việc, hiện tượng học sinh cần đọc kỹ đề xem đề đang bàn chuyện gì trong xã hội. Tuy nhiên, cũng có những đề bài mà nghĩa thuộc khái niệm đã phổ biến, học sinh không cần giải thích [ví dụ sự việc hút thuốc lá…].
  • Trong khoảng vài năm trở lại đây, xu hướng ra đề là các sự việc, hiện tượng nổi bật trên báo chí. Do đó đa số đề thi yêu cầu học sinh phải giải thích nghĩa của sự việc, hiện tượng đó.
  • Ví dụ đề thì yêu cầu: “ Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt” [ M.L.King ]”. Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên “. Ở đề thi này học sinh cần giải thích nghĩa: “Sự im lặng của người tốt là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng. Đây chính là bệnh vô cảm”…
Để làm tốt học sinh cần đọc kỹ đề tìm nghĩa cần giải thích. Ảnh: Internet

2.2. Cần bước nêu hiện trạng sự việc, hiện tượng

  • Học sinh cần trả lời được các câu hỏi: sự việc, hiện tượng xuất hiện ở đâu? thời gian nào? diễn ra trong bao lâu? quy mô lớn hay nhỏ?. Ví dụ ở đề thi trên các em học sinh nếu được sự việc có “sự im lặng của người tốt” ở đâu? bao giờ?
  • Ngoài ra học sinh cũng cần biết sự việc, hiện tượng đó hướng đến đối tượng nào và mức độ ảnh hưởng ra sao. Ví dụ đề thi trên học sinh cần nói rõ “người tốt im lặng” ảnh hưởng đến xã hội thế nào?

2.3. Cách lý giải nguyên nhân sự việc, hiện tượng đời sống

  • Lý giải nguyên nhân sự việc, hiện tượng theo khách quan. Tức học sinh dùng các nguyên nhân do tác động bên ngoài gây nên sự việc, hiện tượng đó [pháp luật, xã hội…]
  • Lý giải nguyên nhân chủ quan gây nên sự việc, hiện tượng đó. Cụ thể học sinh trình bày các nguyên nhân xuất phát từ nhận thức, thói quen, ý thức…
  • Ví dụ ở đề thi trên nguyên nhân khách quan do xã hội xuất hiện ngày càng nhiều người tốt im lặng. Pháp luật cũng chưa có biện pháp ngăn chặn chuyện này. Còn nguyên nhân chủ quan do người tốt thường sợ hãi khi lên tiếng. Do thói quen phản biện ít, ý thức việc im lặng là xấu chưa cao.
Bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng là dạng đề thi phổ biến. Ảnh: Internet

2.4. Cách đánh giá hậu quả [hoặc kết quả] của sự việc, hiện tượng

  • Học sinh cần biết dù sự việc, hiện tượng tiêu cực hay tích cực thì luôn có hậu quả [hoặc kết quả].
  • Nếu sự việc, hiện tượng tiêu cực, gây ra hậu quả xấu thì cần nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, nâng cao ý thức để loại bỏ trong đời sống xã hội.
  • Nếu sự việc, hiện tượng tiêu cực, tác động kết quả tốt thì cần đề xuất nhân rộng, làm gương…
  • Ví dụ đề thi trên sẽ dẫn đến các hậu quả. Khi người tốt im lặng, bênh vô cảm sẽ xuất hiện, cái xấu lấn át. Từ đó dẫn đến sự băng hoại đạo đức. Mọi người cần lên tiếng thay vì im lặng.

2.5. Cách đưa ra giải pháp sau sự việc, hiện tượng đời sống

  • Học sinh cần dựa vào sự việc, hiện tượng đó đưa ra hậu quả [hay kết quả] để gửi đi những giải pháp thích hợp.
  • Nếu sự việc, hiện tượng gây ra hậu quả thì cần đưa ra những giải pháp mạnh để ngắn chặn.
  • Nếu sự việc đưa ra kết quả tốt thì phải khuyến khích, cổ vũ, khích lệ và phát triển.
  • Ví dụ đề thi trên cần giải pháp: kêu gọi mọi người lên tiếng bài trừ cái xấu. Ủng hộ và đồng hành, bảo vệ người tốt lên tiếng. Cần lập cộng đồng, hội nhóm những người tốt không im lặng…
Học sinh cần đọc sách, báo chí để cập nhật thông tin thường xuyên. Ảnh: Internet

Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là một dạng bài quan trọng trong môn Ngữ văn lớp 9. Để làm tốt dạng bài này học sinh cần hiểu rõ khái niệm. Từ đó biết cách “bàn bạc”, trình bày ý kiến, quan điểm về sự việc, hiện tượng đó. Ngoài ra, để đạt được điểm cao học sinh cần thường xuyên đọc sách, báo chí. Đây là hai nguồn thông tin cực kỳ hữu ích cho bài văn nghị luận xã hội nói chung. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết trên sẽ giúp các em làm tốt và đạt điểm cao dạng bài văn này. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các cách làm bài văn khác trên website này nhé.

Đức Lộc

Video liên quan

Chủ Đề