Cách móc mũ len cho bé gái đơn giản

Cách móc mũ len cho bé gái, bé trai đều đội được

Để giữ ấm cho các bé không bị cảm lạnh khi mùa đông đến thì bên cạnh những chiếc găng tay, tất chân thì các mẹ hãy dành thời gian móc mũ len cho bé để bé luôn được ấm áp và khỏe mạnh. Móc mũ len cho bé không chỉ giúp giữ ấm phần đầu cho con, mà nó còn là món quà ý nghĩa chứa chan tình yêu thương của mẹ dành cho con. Vì vậy hãy dành chút thời gian và công sức để tự móc cho bé một chiếc mũ xinh xắn và độc đáo này nha!

Các kiểu mũ len cho bé gái, bé trai đều đội được

Dưới đây là cách đan mũ len cho bé đơn giản nhất để các mẹ kịp sản xuất cho bé yêu những chiếc mũ xinh xắn.

1. Chuẩn bị nguyên liệu

- Len sợi

- Que móc

- Thước dây

- Kim móc 2,5mm và 3,5mm

- Nơ tím óng ánh

Nguyên liệu chuẩn bị trước khi móc mũ len

Chú ý: Da của trẻ nhỏ khá nhạy cảm nên khi móc mũ bạn cần lưu ý đến việc chọn len. Nên chọn những loại len tổng hợp mềm, hoặc sợi tự nhiên không co dãn sẽ không gây kích ứng da cho bé.

2. Các kí hiệu khi móc mũ len

Nếu bạn mới tập móc mũ len thì nhất định không được bỏ qua các kí hiệu cơ bản dưới đây

* Kí hiệu

- X: mũi đơn

- DC: mũi kép đơn

- V: tăng mũi, 1 chân đâm 2 mũi

- A: giảm mũi, 2 chân thu 1 mũi

- VDC: tăng mũi kép đơn

- ADC: giảm mũi kép đơn

Kí hiệu cách móc thân mũ

Với kim 2,5mm

H1: móc vòng tròn ma thuật, 14 DC

H2: 14VDC

H3:[ DC, VDC] lặp lại phần trong ngoặc 14 lần

H4: [ 2DC, VDC] lặp lại phần trong ngoặc 14 lần

H5: [ 3DC, VDC] lặp lại phần trong ngoặc 14 lần

H6: [ 4DC, VDC] lặp lại phần trong ngoặc 14 lần

H7-11: DC, tức là móc mũi kép đơn toàn bộ

3. Thực hiện cách móc mũ len cho bé

Tạo vòng tròn cho mũ

Để học cách móc mũ len cho bé trước tiên bạn cần móc nút khởi đầu rồi tạo thêm 5 mũi móc tiếp theo.

Móc mũi khởi đầu

Sau đó tạo vòng tròn cho phần đỉnh mũ bằng cách quay ngược que móc trở lại, rồi đưa que qua mũi móc thứ nhất lấy len rồi luồn qua kim.

Tạo vòng tròn cho phần đỉnh mũ

Q uay ngược mũi kim móc trở lại sau đó đưa que móc mũi thứ nhất rồi luôn kim qua

Bắt đầu móc vòng thứ nhất

Bạn tiếp tục móc 2 mũi theo kiểu móc mũi bính, rồi thêm 6 mũi kép cùng chung chân khuyên tròn vừa tạo vòng thứ nhất của đỉnh mũ sẽ có 7 mũi kép tất cả. Với kiểu móc mũ len cho bé này, bạn có thể tăng giảm số mũi móc tùy theo loại len bạn sử dụng là loại to hay nhỏ nhé, miễn sao khi móc xong được một hình tròn đều như đồng xu và phẳng phiu là được.

Móc 2 mũi bính và 6 mũi kép

Có thể tăng giảm có móc như ý muốn

Tiếp theo nối mũi quay ngược lại để tạo thành một khuyên tròn hoàn thiện. Chú ý phần khuyên tròn này chỉ bé như đồng tiền xu thôi nha.

Móc mũi quay ngược lại để tạo khuyên tròn

Vòng khuyên chỉ bé bằng đồng xu

Móc len vòng thứ hai của chóp mũ

Sau khi móc hết vòng thứ nhất, bạn móc đến vòng thứ hai của mũ bằng cách mũi đầu tiên của vòng thứ hai thực hiện y như mũi đầu tiên của vòng thứ nhất, rồi móc mũi kép, 2 mũi trên đầu một chân mũi để thành 14 mũi kép như trong hình.

Bắt đầu móc vòng thứ hai cho phần đỉnh chóp mũ

Móc len vòng thứ ba của mũ

Tương tự như vòng thứ nhất, bạn cũng thực hiện móc mũi đầu tiên như vậy. Tuy nhiên, không tăng mũi ở chân mũi đầu tiên mà tăng 2 mũi kép ở chân mũi tiếp theo. Tiếp tục bạn lại tăng 1 mũi, cứ như thế lặp đi lặp lại đến khi hết vòng bạn sẽ có được tổng cộng 21 mũi kép.

Cách móc vòng thứ ba cho mũ

Móc vòng 4 của mũ

Mũi đầu tiên vẫn như mũi thứ nhất của vòng thứ nhất sau đó bạn đan theo thứ tự 1-1-2,1-1-2 Đan 2 mũi đơn rồi đan 1 mũi kép cho đến cuối vòng.

Cách móc vòng 5

Tương tự như bước 4 nhưng bạn sẽ móc theo thứ tự 1-1-2-1-1-1 cho đến hết vòng tăng một mũi đơn trong mỗi đoạn lặp. Kết thúc vòng ta được 35 mũi kép.

Móc vòng 6,7 và 8 của mũ

Móc vòng 6 bạn chú ý móc len theo thứ tự 1-1-1-2-1-1-1-1, sau đó lặp lại đến hết vòng và kết nối để sang vòng tiếp theo.

Móc vòng 7 bằng cách tăng số mũi lên là 1-1-1-1-2-1-1-1-1-1

Móc vòng 8 là vòng tăng cuối cùng với cách móc 1-1-1-1-1-2-1-1-1-1-1-1

Với cách móc mũ len cho bé kiểu này, chỉ cần bạn nắm được cách móc len cơ bản thì không hề khó khăn chút nào nhé.

Cách móc vòng 9,10 và 11

Mũi thứ nhất các bạn vẫn móc như các vòng trước kết 2 mũi bính và sau đó đan mũi kép trên một chân cho đến hết vòng.

Móc vòng len 12 vòng giảm khâu

Ở vòng này, trước tiên bạn móc 2 mũi bính để tăng vòng và móc tiếp 14 mũi đơn tiếp theo, đến mũi len thứ 15 bạn bắt đầu giảm mũi bằng cách lấy kim luồn qua sợi len ngồi của 2 mũi tiếp theo, rồi lấy len sau đó móc mũi đơn như thường 2 lần, qua 5 vòng trên móc.

Làm tương tự và lặp lại cho đến khi hết dòng các bạn sẽ giảm được 3 mũi.

Cách móc len vòng thứ mười hai

Chòn móc mũi tiếp theo rồi kéo vòng kim luồn qua chỉ

Dùng kim luồn qua sợi len của 2 mũi tiếp theo rồi lấy len móc mũi đơn như thường

Làm giống như vậy khi hết vòng bạn giảm được 3 mũi

Hình thành lên phần khung của mũ

Móc vòng thứ mười bốn vòng đan giày

Các bạn móc 3 mũi bính, bỏ qua mũi tiếp theo thực hiện mũi móc đôi ở mũi tiếp theo nữa. Lặp lại đến hết vòng.

Vòng thứu mười bốn móc theo kiểu đan giày

Móc viền mũ

Sau khi móc xong 14 vòng, bạn móc bính 3 móc rồi bỏ qua 1 mũi chữ T [mũi bính] mới thực hiện móc đôi cho 3 mũi tiếp theo đó. Mới nhìn tưởng chừng khó, song bạn chỉ cần nhớ quy luật của mỗi vòng rồi lặp lại là được. Cuối cùng lộn mặt trái của mũ len lại, vặn chặn, khâu kết giấu len là đã hoàn thiện xong cách làm mũ len cho bé rồi.

Bước cuối cùng hoàn thành là móc viền mũ cho bé

Tuy móc len sẽ khó hơn đan len, song bạn lại có được thành phẩm rất đẹp và ấm.

Hoàn thiện chiếc mũ len cho bé cực xinh

Cách móc mũ len cho bé kiểu này rất phù hợp cho các mẹ bỉm sữa có thời gian rảnh rỗi. Với kiểu mũ này, nếu dành cho bé trai thì không cần móc thêm hoa, nhưng nếu là mũ cho bé gái, bạn có thể móc thêm hình bông hoa nhiều cánh và đính lên mũ bé sẽ thích thú hơn rất nhiều.

Theo camnangchocuocsong.net

Trẻ dùng Smartphone sớm dễ bị xâm hại

Theo thống kê của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, 93% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em là người thân quen; Trên thế giới cứ 4 bé gái, một bé bị xâm hại tình dục. Các bé trai cũng không an toàn khi trung bình cứ 6 em, một bị xâm hại. Nhiều phụ huynh vẫn lầm tưởng quấy rối, xâm hại tình dục chỉ xảy ra ở bé gái.

Thông tin trên được ông Nguyễn Huy Tùng, Trưởng phòng Đào tạo, Giảng viên- Trung tâm Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em đưa ra tại Hội thảo: "Bảo vệ con khỏi xâm hại, cha mẹ cần làm gì".

Người thân quen dễ xâm hại trẻ

Mở đầu buổi hội thảo, ông Nguyễn Huy Tùng, Trưởng phòng Đào tạo, Giảng viên- Trung tâm Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em, đưa ra hình ảnh một số trẻ bị bạo hành thể xác và tinh thần ngay chính trong gia đình mình- đặc biệt nỗi đau về bạo hành tinh thần.

Cả khán phòng lặng đi, nhiều giọt nước mắt đã lăn trên khuôn mặt của phụ huynh khi một học sinh vừa khóc vừa kể về câu chuyện trong một lần tức giận, trong đêm, bố đã lôi hai con ra giữa sân, bắt quỳ xuống và quát to: "Hai đứa chúng mày không phải là con tao".

"Có thể lời mắng nhiếc diễn ra trong cơn thịnh nộ của ông bố nhưng cú sốc tinh thần ấy sẽ ám ảnh cuộc đời của hai đứa trẻ sau này", ông Tùng chia sẻ.

Chưa dừng lại ở đó, trong một lần dạy ở quận Hà Đông, một cô giáo đã đưa cho ông xem cuốn nhật kí của học sinh lớp 5. Em viết: "Bố thường sờ soạng vào người con, con không thích hành động đó của bố, bố là một con dê già". Dẫn giải những câu chuyện này, ông Tùng cho rằng, đối tượng xâm hại trẻ, phần lớn là người thân quen hoặc chính trong gia đình.

Ông Nguyễn Huy Tùng, Trưởng phòng Đào tạo, Giảng viên- Trung tâm Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em.

Qua thống kê ông Tùng đưa ra, từ năm 2011- 2015, có khoảng 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra ở Việt Nam. Trong đó, có hàng loạt vụ án nghiêm trọng như, ông cụ 79 tuổi ở Hà Nội lĩnh án 8 năm tù khi dâm ô trẻ 3 tuổi năm. Năm 2018, đối tượng Nguyễn Khắc Thủy ở Vũng Tàu lĩnh án 3 năm tù cũng vì hành vi tương tự.

Đáng sợ nhất là năm 2016, vụ án hai bé gái [9 và 10 tuổi] mất tích tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Nhiều tháng sau, nguyên nhân được làm rõ: Gã hàng xóm rủ 2 bé về nhà, cưỡng hiếp, rồi sát hại, giấu thi thể nạn nhân trong vườn. Người xâm hại các bé khá thân quen, ngay gần nhà hai bé. Hắn còn giả vờ cùng gia đình nạn nhân đi tìm kiếm hai bé rất nhiệt tình trong những ngày chưa bị lộ tội ác.

Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi tại sao trẻ em dễ bị dụ dỗ và đối tượng dụ dỗ là ai, Trung tâm Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em đã cho hơn 30.000 trẻ em tại 8 quận ở Hà Nội làm bài kiểm tra. Kết quả cho thấy, khoảng 87% trẻ cho rằng đó là người xa lạ, chỉ 4% là người thân quen.

Tuy nhiên, theo thống kê của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, 93% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em là người thân quen; trên thế giới cứ 4 bé gái, một bé bị xâm hại tình dục. Các bé trai cũng không an toàn khi trung bình cứ 6 em, một bị xâm hại. Nhiều phụ huynh vẫn lầm tưởng quấy rối, xâm hại tình dục chỉ xảy ra ở bé gái.

Dạy trẻ em "mẹo thoát hiểm" bằng cách giãy giụa, la hét và đạp mạnh vào chân kẻ xấu khi bị xâm hại.

Người lớn dễ phát hiện tình trạng bé gái bị xâm hại hơn so với bé trai. Điều này gây hậu quả trẻ không muốn tiếp xúc người khác giới, tự thu mình lại, lệch lạc giới tính.

Theo diễn giả này, từ 3 tuổi, cha mẹ cần dạy con bài học về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục từ quy tắc lòng bàn tay, quy tắc đồ lót, lâu dần trẻ sẽ có khả năng tự vệ. Con cần hiểu cơ thể là riêng tư, không ai được phép động chạm vào, kể cả bố mẹ nếu con thấy khó chịu và đau đớn.

Dạy con nói "không" và kĩ năng kêu cứu

Cũng theo ông Tùng: "Trong một lần giảng dạy ở quận Cầu Giấy, một bé kể cho tôi nghe câu chuyện bé đi thang máy cùng chú hàng xóm, là bố của bạn Vân, bạn thân cháu.

Chú bảo con, sao con cùng tuổi con chú mà con phổng phao vậy? Con có tập thể dục hay chơi môn thể thao nào không? Nói rồi, chú xin vạch áo xem ngực con xem thế nào để về nhà hướng dẫn bạn Vân tập thể dục.

Mãi sau này, con mới biết đấy chính là hành vi xâm hại tình dục. Người mẹ của cô bé không chỉ sốc mà gần như suy sụp sau khi nghe câu chuyện tôi kể lại về con chị. Cũng may, đây là trường hợp sớm phát hiện ra, nếu để kéo dài, không biết sự thể sẽ đến đâu", ông Tùng kể lại.

Kĩ năng vặn tay để thoát hiểm khi bị kẻ xấu tấn công.

Ông Tùng cho rằng, đối với các hành động quấy rối trực tiếp như trên đây, cha mẹ cần dạy con nói không, về kể ngay với người thân cận hoặc mạnh hơn là kêu cứu và chạy đến chỗ gần nhất, đông người để được bảo vệ.

Cha mẹ cần hướng dẫn con một số "mẹo thoát hiểm" đơn giản. Chẳng hạn, khi bị nắm tay kéo đi, trẻ cần quẫy đạp vào chân đối tượng, miệng vừa kêu cứu thật to. Hoặc khi trẻ bị túm tóc thì cần làm gì để chạy trốn...

"Độ tuổi dậy thì của bé gái từ 9-11 tuổi. Do đó, cần dạy con các kỹ năng bảo vệ thân thể cần thiết ngay từ khi 3 tuổi, nếu không sẽ quá muộn", ông Tùng nói.


Kĩ năng "thoát hiểm" khi trẻ bị kẻ xấu túm tóc phía trước.

Chia sẻ về các nguyên nhân, hành vi dễ dẫn tới dụ dỗ xâm hại trẻ em, ông Tùng cho biết, hiện khoảng hơn 50% bé gái bị dụ dỗ thông qua các trò chơi được yêu thích là làm bác sĩ. Trò chơi này dẫn đến cả hai phía tiếp xúc, động chạm vào cơ thể, trong khi trẻ không biết đây là hành vi sai trái.

Việc cho trẻ sớm dùng Smartphone hoặc các thiết bị điện tử hiện đại thường có nguy cơ rất cao bị xâm hại bởi dễ có đường link phản cảm, ấn phẩm xấu gửi đến mạng xã hội.

Chỉ một lần click vào, trẻ sẽ bị lôi cuốn và cuối cùng bị ép hoặc dẫn dụ trẻ quan hệ tình dục, gây ra nhiều hệ lụy, gây sang chấn tâm lý nặng nề.

Mỹ Hà

Theo Dân trí

Cùng bé yêu dạo phố hè cực xinh Trong bộ sưu tập mới nhất dành cho các bé yêu vào mùa hè này, BST quan tâm và chú trọng đến kiểu dáng, màu sắc cũng như chất liệu của các sản phẩm để các bé có thể thể hiện được phong cách của riêng mình khi tự tin dạo phố cùng bố mẹ vừa tạo được cảm giác thoải mái trong...

Video liên quan

Chủ Đề