Cách nhận biết máy biến áp

Máy biến áp có vai trò chuyển đổi nguồn điện bình thường do nhà máy điện cung cấp [goi là điện áp đầu vào] thành điện áp thích hợp mà thiết bị của bạn yêu cầu [gọi là điện áp đầu ra]. Hiện nay trên thị trường phổ biến 2 loại máy biến áp cách ly và biến áp tự ngẫu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt 2 loại máy biến áp dựa trên các yếu tố sau:
- Cấu tạo - Nguyên lý hoạt động - Ưu nhược điểm

- Cách phân biệt


1. Cấu tạo Máy biến áp cách ly có cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp được ngăn cách bởi lớp điện. Lớp cách điện này hạn chế nguy cơ điện giật khi các bộ phận hoạt động và chạm đất đồng thời.


Trong máy biến áp tự ngẫu, cuộn dây sơ cấp và thứ cấp dùng chung một cuộn dây. Điện áp thứ cấp luôn có một cực chung với sơ cấp. Thuật ngữ "tự ngẫu" dùng để chỉ một cuộn dây hoạt động đơn lẻ, không liên quan đến bất kỳ loại cơ chế tự động nào. Trong máy biến áp tự ngẫu, các phần của cùng một cuộn dây hoạt động như cả 2 phía sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp.


2. Nguyên lý hoạt động
- Hoạt động của một máy biến áp cách ly Mục đích chính của máy biến áp cách ly là cách ly các mạch điện. Các máy biến áp này được thiết kế và sản xuất chú ý đến sự ghép nối điện dung giữa 2 cuộn dây. Điện dung giữa cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp cũng sẽ ghép nối dòng điện xoay chiều [AC] từ cuộn sơ cấp sang cuộn thứ cấp.

- Hoạt động của máy biến áp tự ngẫu

Mục đích chính của máy biến áp tự ngẫu là điều chỉnh điện áp của đường dây tải điện. Chỉ với một cuộn dây, máy biến áp tự động điều chỉnh điện áp tự động theo tải. Các máy biến áp này yêu cầu dòng điện xoay chiều hoạt động chính xác và sẽ không hoạt động trên dòng điện một chiều.


Nguyên lý hoạt động 2 loại biến áp​

3. Ưu nhược điểm và ứng dụng của 2 loại biến áp
Ưu điểm của máy biến áp cách ly - Chất lượng điện áp tốt hơn Do cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có thể được cấu tạo như biến áp bậc lên hoặc bậc xuống để phù hợp với tải trong hệ thống điện - Sự an toàn cao Với máy biến áp cách ly, sẽ không có kết nối dẫn điện giữa phần mang điện của mạch và đất nên có tính chống giật cao - Ngăn thiết bị bị nhiễu và sóng hài từ nguồn điện lưới Bằng cách kết nối đất an toàn của hệ thống điện với dây dẫn trung tính trên máy biến áp thứ cấp, nó loại bỏ điện áp trung tính nối đất và nhiễu. Điều này giải quyết các vấn đề về độ tin cậy cho các thiết bị điện tử dựa trên bộ vi xử lý.

Ưu điểm của máy biến áp tự ngẫu

- Trọng lượng nhẹ hơn và kích thước vật lý nhỏ hơn vì nó cần ít cuộn dây hơn và lõi nhỏ hơn. - Giá thành rẻ, ít tốn kém hơn so với máy biến áp cách ly. Máy biến áp tự ngẫu có hạn chế lớn đó là không có tính chống giật vì cuộn sơ cấp và thứ cấp dùng chung một đầu, nếu phía trung tính của điện áp sơ cấp không nối đất thì phía thứ cấp cũng không nối đất.

Ứng dụng

Tóm lại máy biến áp tự ngẫu đơn giản làm nhiệm vụ của máy biến áp và đổi nguồn, được sản xuất ra để hướng đến đối tượng người dùng phổ thông. Vì vậy, nó có thể dùng trong nhiều hoạt động sinh hoạt thường ngày. Trong khi đó, công dụng của biến áp cách ly phát huy tốt nhất trong những hoạt động yêu cầu độ an toàn cao như : Dùng trong các tủ điện cao thế, hạ trạm biến áp, sử dụng trong các tủ điều khiển cho hệ thống máy móc công nghiệp, lọc sóng hài từ các thiết bị khác trong hệ thống điện, dùng phổ biến trong hệ thống âm thanh, audio, thiết bị y tế...

4. Cách phân biệt

Bạn có thể phân biệt 2 loại máy biến áp dựa theo những dấu hiệu dưới đây: - Ký hiệu trên mấy: Nếu trên máy có ghi 1 nguồn 0V chung thì đó là biến áp tự ngẫu, nếu trên máy có chữ Isolating/Isolation thì đó là biến áp cách ly. - Số lượng cuộn dây: Nếu kiểm tra bên trong máy có 2 cuộn dây tách biệt nhau hoàn toàn thì đó chắc chắn là biến áp cách ly. - Đồng hồ đo: Bạn có thể dùng đồng hồ vạn năng đo thông mạch để kiểm tra. Nếu 2 đầu điện áp vào và ra thông mạch với nhau thì là biến áp tự ngẫu, nếu không thông mạch là biến áp cách ly. Liên hệ ngay với #JYWVINA để nhận báo giá và tư vấn về sản phẩm kỹ hơn: Hotline: 0246 682 0511

Website: //jywvina.com

Tháng Mười Hai 9, 2020

Máy biến áp và biến tần là những thiết bị thông dụng trong lĩnh vực kỹ thuật, tự động hóa. Chúng được ứng dụng nhiều trong công nghiệp và nông nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn khá mơ hồ về hai dòng máy này. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết về máy biến áp và biến tần để biết cách phân biệt chúng.

1. Tìm hiểu về máy biến áp

Dưới đây là các thông tin liên quan đến máy biến áp mà bạn cần biết, tham khảo ngay!

Máy biến áp là gì?

Máy biến áp hay máy biến thế là một trong những thiết bị dùng nguyên lý cảm ứng điện từ, nhằm biến đổi hệ thống điện áp với tần số không đổi.

Máy biến áp lõi dầu [ngâm dầu]

Thành phần chính của máy gồm:

  • Lõi thép [mạch từ]: Nhiệm vụ dẫn từ thông, được chế tạo từ vật liệu dẫn tốt nhất và ghép thành mạch vòng khép kín, các lá thép mỏng mặt ngoài có sơn cách điện với bề dày 0.3 – 5mm. Lõi thép có 2 phần là Trụ và Gông.
  • Dây quấn: Nhiệm vụ chính là nhận năng lượng và truyền năng lượng ra ngoài, thường được làm từ dây nhôm hoặc dây đồng với tiết diện tròn hoặc hình chữ thập có bọc cách điện. Chúng bao gồm hai loại là dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp có số vòng dây khác nhau, phụ trách những chức năng riêng biệt.
  • Vỏ máy: Tùy theo từng loại biến áp, vỏ máy sẽ làm bằng những chất liệu khác nhau như thép, gỗ, nhựa hay tôn mỏng nhằm bảo vệ các bộ phận khác trong máy.

Lợi ích khi sử dụng máy biến áp

Máy biến áp đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cần thiết nhằm giúp nguồn điện ổn định, các thiết bị hoạt động trơn tru, giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và tăng năng suất.

  • Điện áp được điều chỉnh phù hợp, giảm từ cao xuống thấp hoặc ngược lại, sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của thiết bị, giúp hệ thống mạng lưới điện hoạt động ổn định nhất.
  • Tránh được các nguy hiểm cho người sử dụng như nổ cầu chì, chập điện…
  • Hiệu điện thế được giảm đến mức phù hợp với các thiết bị, máy móc cùng nhu cầu sử dụng điện của doanh nghiệp.
  • Sử dụng máy biến áp giúp công ty tiết kiệm được các khoản chi phí như sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh.
  • Đảm bảo tuổi thọ của thiết bị điện.
  • Năng suất và tiến độ làm việc trong doanh nghiệp tăng cao.

Phân loại máy biến áp [máy biến thế]

Hiện nay, có rất nhiều loại máy biến thế khác nhau, cụ thể:

  • Phân theo cấu tạo: máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha.
  • Phân theo chức năng: máy biến áp tăng áp và máy biến áp giảm áp.
  • Phân theo công dụng: máy biến áp thí nghiệm, máy biến áp tự ngẫu, máy biến áp đo lường…
  • Phân loại theo thông số kỹ thuật của từng máy.
  • Phân theo cách thức cách điện: máy biến áp dầu, máy biến áp khô.

2. Tìm hiểu về máy biến tần

Để đưa ra so sánh chính xác nhất giữa máy biến áp và biến tần, tham khảo ngay các thông tin hữu ích sau về biến tần.


Một số loại biến tần thường gặp

Biến tần là gì?

Biến tần là thiết bị đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác và có thể điều chỉnh được dễ dàng. Nói cách khác, biến tần giúp thay đổi dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ, từ đó điều khiển tốc độ động cơ một các vô cấp, không cần dùng đến hộp số cơ khí. Cấu tạo của biến tần bao gồm:

  • Bộ chỉnh lưu: Phần đầu tiên trong quá trình biến điện áp đầu vào thành điện áp đầu ra mong muốn cho động cơ là quá trình chỉnh lưu.
  • Tuyến dẫn một chiều: Là giàn tụ điện lưu trữ điện áp một chiều đã được chỉnh lưu. Một tụ có thể chứa được một điện tích lớn, nhưng sắp xếp theo cấu hình tuyến dẫn một chiều làm tăng điện dung.
  • Thiết bị IGBT: Trong biến tần, IGBT được bật và tắt theo trình tự tạo xung với các độ rộng khác nhau từ điện áp tuyến dẫn một chiều được trữ trong tụ điện.
  • Bộ kháng điện xoay chiều [cuộn kháng AC]: Là cuộn cảm hoặc cuộn dây, giúp lưu trữ năng lượng trong từ trường được tạo ra trong cuộn dây và chống thay đổi dòng điện.
  • Bộ điện kháng một chiều [cuộn kháng DC]: Giới hạn tốc độ thay đổi dòng tức thời trên tuyến dẫn một chiều, cho phép phát hiện các sự cố tiềm ẩn trước khi xảy ra hư hỏng và ngắt kết nối bộ truyền động ra.
  • Điện trở hãm: Giúp xử lý lượng điện thừa khi động cơ tạo ra điện áp và điện áp này quay trở lại tuyến dẫn một chiều.

Lợi ích khi sử dụng máy biến tần

Với khả năng làm thay đổi tần số dòng điện và khả năng thay đổi tùy ý tốc độ của động cơ, biến tần mang lại những lợi ích như sau:

  • Tiết kiệm điện năng: Biến tần tiết kiệm điện đến 20 – 30% so với hệ thống khởi động truyền thống.
  • Bảo vệ động cơ dễ dàng: Do biến tần có thể tùy chỉnh để thay đổi tốc độ động cơ nên dòng khởi động sẽ không vượt quá 1.5 lần so với cách truyền thống.
  • Giảm hao mòn thiết bị: Biến tần giúp khởi động từ thấp đến cao theo ý muốn, lúc này động cơ mang tải lớn sẽ không cần phải khởi động một cách đột ngột, tránh hư hỏng và tăng tuổi thọ.
  • Nâng cao năng suất làm việc của máy móc: Nhờ biến tần, máy móc có thể hoạt động ổn định, trơn tru, ít hư hỏng không chỉ giúp giảm chi phí bảo trì, sửa chữa mà còn nâng cao năng suất làm việc.

Các loại biến tần phổ biến

Trên thị trường hiện nay, các loại biến tần phổ biến nhất gồm:

  • Biến tần AC: Sử dụng một cách rộng rãi và được thiết kế để điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều AC.
  • Biến tần DC: Giúp kiểm soát sự rẽ nhánh của các động cơ một chiều.
  • Ngoài ra, biến tần còn được phân theo điện áp như biến tần 1 pha, 3 pha hay theo các ứng dụng đặc biệt như biến tần hòa lưới, biến tần thang máy, biến tần cầu trục…

Một số thương hiệu phổ biến có thể kể đến như : Biến tần INVT, ABB, Siemens, SCHNEIDER, DANFOSS, Yaskawa, Mitsubishi, FuJi, Panasonic, Hitachi, Toshiba…

Trên đây là các thông tin hữu ích giúp quý bạn hiểu rõ hơn về máy biến áp và biến tần. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Video liên quan

Chủ Đề