Cách sử dụng glucocorticoid

Corticoid là gì và được sử dụng trong trường hợp nào?
+ Corticoid hay còn gọi là Corticosteroid, Glucocorticosteroid [GC] có nguồn gốc tự nhiên [Hydrocortison và Cortison] là hormon được tiết ra ở vỏ thượng thận hoặc tổng hợp [Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason…] có vai trò quan trọng trong chuyển hóa muối, đường, mỡ, chất đạm, duy trì các chức năng sống của cơ thể.

+ GC được chỉ định điều trị trong nhiều bệnh lý như điều trị thay thế thiếu hụt hormon [suy thượng thận], chữa những bệnh có biểu hiện viêm như khớp, bệnh tự miễn như lupus, thấp tim, các bệnh viêm ở mắt, các bệnh dị ứng như sốc phản vệ, hen suyễn, mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng…; điều trị các bệnh về hệ miễn dịch, ghép cơ quan [chống thải ghép]. Glucocorticoid dùng điều trị các bệnh có thể dùng đường toàn thân [uống, tiêm/truyền tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm nội khớp] và tại chỗ: Bôi ngoài da [kem, gel], khí dung [xịt, hít].



Với corticoid dạng kem bôi hoặc mỡ dùng ngoài da, chú ý chỉ dùng một lượng nhỏ đủ để bao phủ một lớp mỏng lên vùng da bệnh [Hình ảnh minh họa]

Tác dụng phụ có thể gặp của GC và cách khắc phục
1. Trên sự phát triển của trẻ em:
Sử dụng GC liều cao, kéo dài sẽ ức chế phát triển chiều cao của trẻ em do ức chế tác dụng phát triển xương và sụn. Để giảm hậu quả này nên hạn chế dùng GC cho trẻ em. Nếu quá cần thì dùng liều thấp trong thời gian ngắn nhất. Khi dùng kéo dài thì dùng liều cao, cách ngày. Khuyến khích trẻ ăn nhiều chất đạm và calci.

2. Loãng xương: Là do GC làm mất cân bằng tạo xương - hủy xương, làm giảm hấp thu calci ở ruột non. Khắc phục bằng cách giảm liều đến mức thấp nhất, giảm thời gian sử dụng thuốc; bổ sung calci, vitamin D, điều trị thay thế estrogen cho phụ nữ mãn kinh.

3. Suy vỏ thượng thận do thuốc: Yếu tố quan trọng nhất gây suy vỏ thượng thận là thời gian dùng thuốc, ngoài ra còn tùy loại GC, liều dùng, đường hấp thu. Dùng liều thấp nhưng kéo dài nhiều tháng vẫn phải giảm liều trước khi ngưng điều trị. Nếu sử dụng thuốc trên 2- 3 tuần, giảm liều từ từ trước khi ngừng thuốc là điều bắt buộc.

4. Hội chứng Cushing do thuốc: Khi sử dụng GC kéo dài gây hội chứng Cushing. Khi đó phải ngừng thuốc theo quy tắc giảm liều từ từ.

5. Loét dạ dày - tá tràng: Loét dạ dày - tá tràng ít liên quan đến GC trừ khi dùng liều cao hay phối hợp với NSADs. Vì vậy khi sử dụng riêng lẻ GC không cần phòng ngừa bằng kháng histamine H2

6. Tăng đường huyết: do phân giải glycogen, tân tạo đường từ protid. Nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến giảm dung nạp glucose, giảm đáp ứng insulin, tăng nguy cơ tim mạch.

7. Rối loạn dịch và chất điện giải: GC liều cao gây giữ natri, nước và thải K+ dẫn đến phù và nhược cơ.

8. Các tai biến khi sử dụng thuốc tại chỗ: Dùng GC tại chỗ [bôi ngoài da, nhỏ mắt. mũi hoặc xịt, hít] cũng có thể có các tác dụng phụ như dùng thuốc đường toàn thân. Ngoài ra, bôi ngoài da gây teo da, mỏng da. Lời khuyên là bôi đúng liều, đúng cách, không bôi trên diện tích da rộng. Xịt họng có thể gây nhiễm candida, khó phát âm. Cần súc họng sau khi xịt thuốc.

Bạn nên dùng corticoid như thế nào?
Trong điều kiện sinh lý bình thường nồng độ GC trong huyết tương thay đổi theo nhịp ngày đêm: cortisol trong máu tăng từ 4 giờ sáng, đạt mức cao nhất lúc 8 giờ sáng, sau đó giảm dần, đến 12 giờ đêm là thấp nhất, sau đó tăng trở lại khoảng từ 4h sáng hôm sau.Vậy tuyến thượng thận “ngủ” về đêm. Nếu uống thuốc vào chiều tối, tuyến thượng thận bị ức chế suốt ngày, nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày sẽ gây suy teo vỏ thượng thận. Vì vậy để tránh suy vỏ thượng thận khi sử dụng GC kéo dài chỉ nên uống vào buổi sáng hoặc uống thuốc cách ngày.

Với thuốc dạng uống [viên, siro...]:Nên dùng với thức ăn để hạn chế kích ứng dạ dày.
Không ngừng thuốc đột ngột nếu bạn đã dùng corticoid trong một thời gian dài. Ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách giảm liều thuốc từ từ trước khi ngừng hẳn. Thông thường quá trình này kéo dài vài tuần để cơ thể có đủ thời gian khôi phục lại khả năng sản xuất hormone tự nhiên.

Với corticoid dạng kem bôi hoặc mỡ dùng ngoài da: Chỉ dùng một lượng nhỏ đủ để bao phủ một lớp mỏng lên vùng da bệnh. Điều này giúp dự phòng quá nhiều thuốc hấp thu vào trong cơ thể và có thể gây tác dụng phụ. Không nên băng vùng bôi thuốc. Tránh bôi vào vùng da trày xước, không lành lặn hoặc vùng da thường xuyên bị cọ xát.

Với Corticoid dạng hít:Thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, một số tác dụng phụ thường gặp [nấm miệng, khàn giọng] có thể dự phòng dễ dàng bằng việc thực hiện đúng kỹ thuật xịt hít và súc miệng sau khi dùng thuốc.


Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sĩ Cao Thanh Tú, Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Corticoid là nhóm thuốc được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau do có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Vì thuốc thường làm giảm nhanh các triệu chứng, lạm dụng corticoid là hiện tượng khá phổ biến. Nhiều bệnh nhân đã gặp phải những tác dụng phụ nặng nề do sử dụng không hợp lý nhóm thuốc này.

Corticoid [tên đầy đủ là glucocorticoid] là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau. Corticoid dùng trong điều trị có tác dụng tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận [hai tuyến nhỏ nằm phía trên thận].

Trên thị trường, thuốc chứa corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng dùng khác nhau:

  • Dạng viên [corticoid dùng đường uống]
  • Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, trong khớp, cơ
  • Dạng hít qua miệng
  • Dạng xịt mũi
  • Dạng dung dịch dùng với máy khí dung
  • Dạng kem, gel, thuốc mỡ.... dùng tại chỗ [bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi, tai....]

Các loại corticoid thường gặp trong thành phần của thuốc là: hydrocortisone, prednisolone, prednisone, methylprednisolone, triamcinolone, fluticasone, beclomethasone, betamethasone, dexamethasone, clobetasone, budesonide...

Corticoid được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, như:

  • Các bệnh tự miễn [như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, lupus....]: các bệnh mà trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể [hệ thống có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng] tấn công vào các mô và cơ quan khỏe mạnh
  • Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Cơn gút cấp
  • Buồn nôn và nôn: corticoid dùng đường uống có thể được sử dụng cùng với các thuốc khác để dự phòng buồn nôn và nôn do thuốc điều trị ung thư
  • Thay thế hormone tuyến thượng thận khi cơ thể không tự sản xuất đủ các hormone này.
  • Dự phòng thải ghép: corticoid có thể được sử dụng cùng các thuốc khác để dự phòng hệ miễn dịch tấn công các cơ quan vừa được ghép [ví dụ: gan, thận....]
  • Các phản ứng dị ứng nặng: dùng trong thời gian ngắn để làm giảm các phản ứng dị ứng nặng
  • Một số bệnh lý ngoài da: eczema, vảy nến, phát ban, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt...

Corticoid dùng đường uống có thể được sử dụng cùng với các thuốc khác để dự phòng buồn nôn và nôn do thuốc điều trị ung thư

Sử dụng corticoid trong thời gian ngắn [1 – 2 tuần] thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể gặp khi sử dụng đợt ngắn gồm: kích ứng dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng, khó ngủ.

Tác dụng phụ dễ xảy ra hơn nếu bạn dùng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng đợt ngắn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhìn chung, liều càng cao, nguy cơ gặp tác dụng phụ càng lớn. Do đó, nếu bạn cần phải điều trị bằng corticoid trong thời gian dài, bác sĩ sẽ cân nhắc liều thấp nhất có thể mà vẫn kiểm soát được các triệu chứng. Một số bệnh cần dùng liều cao hơn so với các bệnh khác để kiểm soát triệu chứng. Thậm chí với cùng một bệnh, liều cũng thay đổi từ người này sang người khác và thay đổi tùy theo từng giai đoạn bệnh

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc kéo dài, gồm:

Đặc biệt, nếu dùng corticoid trong thời gian dài sẽ có nguy cơ teo tuyến thượng thận do tuyến này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngừng hoạt động, không còn duy trì chức năng bài tiết hormone bình thường nữa.

Do vậy, nếu bạn cần dùng corticoid trong thời gian dài, bạn nên tái khám và thực hiện các xét nghiệm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm các tác dụng phụ [nếu có]

Với corticoid đường uống nên dùng với thức ăn để hạn chế kích ứng dạ dày

Với thuốc dạng uống [viên, siro...], nên dùng với thức ăn để hạn chế kích ứng dạ dày.

Không ngừng thuốc đột ngột nếu bạn đã dùng corticoid trong một thời gian dài. Ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách giảm liều thuốc từ từ trước khi ngừng hẳn. Thông thường quá trình này kéo dài vài tuần để cơ thể có đủ thời gian khôi phục lại khả năng sản xuất hormone tự nhiên

Với corticoid dạng kem bôi hoặc mỡ dùng ngoài da: chỉ dùng một lượng nhỏ đủ để bao phủ một lớp mỏng lên vùng da bệnh. Điều này giúp dự phòng quá nhiều thuốc hấp thu vào trong cơ thể và có thể gây tác dụng phụ. Không nên băng vùng bôi thuốc. Tránh bôi vào vùng da trày xước, không lành lặn hoặc vùng da thường xuyên bị cọ xát.

Corticoid dạng hít thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, một số tác dụng phụ thường gặp [nấm miệng, khàn giọng] có thể dự phòng dễ dàng bằng việc thực hiện đúng kỹ thuật xịt hít và súc miệng sau khi dùng thuốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề