Cách sử dụng máy hiện sóng số

Skip to content

Trang chủ Tin tức Cách sử dụng máy hiện sóng oscilloscope

Máy hiện sóng oscilloscope là một thiết bị vô cùng quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm tra tìm lỗi mạch điện tử trong các thiết bị điện tử viễn thông tuy nhiên cần phải biết cách sử dụng máy hiện sóng osciloscope đúng cách để có thể sử dụng máy hiệu quả nhất. Khi đã hiểu được cách sử dụng cơ bản của máy hiện sóng, có thể tìm thấy các mạch hiệu quả và nhanh chóng hơn cũng như hiểu được tính chất hoạt động của các mạch.

Hướng dẫn sử dụng máy hiện sóng oscilloscope gồm 2 loại:

  • Máy hiện sóng dạng Analog: loại cũ ít được sử dụng, tần số thấp vì công nghệ cũ
  • Máy hiện sóng dạng Digital: loại mới đang dùng thịnh hành nhất, tần số cao hơn nhiều.

Máy hiện sóng cầm tay Tektronix THS3000

Cách sử dụng máy hiện sóng cầm tay Tektronix THS3000

Một số chức năng điều khiển cơ bản của máy hiện sóng

  • Vertical gain: Điều khiển này trên máy hiện sóng làm thay đổi mức tăng của bộ khếch đại, kích thước của tín hiệu thoe trục dọc. Hiệu chuẩn bằng số volt/ 1cm, số volt trên mỗi cm thấp thì mức tăng theo chiều dọc được tăng lên và biên độ của dạng sóng hiển thị trên màn hình được tăng lên.
  • Vertical position: Điều khiển này giúp xác định vị trí cảu quỹ đạo khi mất tín hiệu. Nó thường được đặt thành một đường thích hợp trên mẫu hình để dễ dàng đo các vị trí trên và dưới điểm 0.
  • Timebase:   Điều khiển cơ sở thời gian đặt tốc độ quét màn hình. Nó được hiệu chuẩn theo thời gian nhất định cho mỗi lần hiệu chỉnh centimet trên màn hình. Từ đó, thời gian của dạng sóng có thể được tính toán. Điều này nếu một chu kỳ đầy đủ của dạng sóng quá 10 micro giây để hoàn thành, điều này có nghĩa là chu kỳ của nó là 10 micro giây và tần số là nghịch đảo của khoảng thời gian, tức là 1/10 micro giây = 100 kHz.
  • Trigger: Đặt điểm bắt đầu quá trình quét trên dạng sóng. Khi máy hiện sóng đạt đến mức điện áp nhất định thì quá trình quét mới bắt đầu, cho phép hiển thị dạng sóng ổn định hơn. Qúa trình quét có thể thực hiện trên một điểm khác của dạng trên dạng sóng khi thay đổi điện áp. Có thể kích hoạt quét máy hiện sóng trên phần dương hay âm của dạng sóng [ có công tắc riêng biệt + hoặc – ].
  • Trigger hold-off: Đây là chức năng giữ máy kích hoạt, ngăn cho máy hoạt động quá sớm sau khi thực hiện quá trình quét trước đó. Chức năng này đôi khi sử dụng vì có một số điểm trên dạng sóng mà máy hiện sóng có thể kích hoạt. Bằng cách cài đặt chức năng giữ, một màn hình ổn định có thể hoan thành.
  • Beam finder: Hiện nay một số máy có thêm chức năng Beam finder. Chức năng này đặc biệt hữu ích khi các đường quét không được nhìn thấy. Kích hoạt chức này cho phép tìm được các đường quét và điều chỉnh cho nó được hiển thị giữa màn hình.

Trên đây là một số chức năng điều khiển chính của máy hiện sóng khi cần học cách sử dụng máy hiện sóng. Ngoài ra, trên máy hiện sóng còn rất nhiều các chức năng khác và các chức năng còn thay đổi từ loại máy hiện sóng này sang máy hiện sóng khác.

Những bước cơ bản của cách sử dụng máy hiện sóng oscilloscope

Việc sử dụng và làm quen máy hiện sóng cũng rất đơn giản với những người lần đầu sử dụng máy:

  • Bước 1: Bật Nguồn, thông thường nút bất tắt máy sẽ được ghi “Power” hoặc “Line”. Khi bật nguồn đèn báo sẽ được phát sáng.
  • Bước 2 : đợi màn hình hiển thị dao động xuất hiện. Hiện nay máy hiện sóng sử dụng chủ yếu màn hình dựa trên các các chất bán dẫn, nhiều thiết bị cũ vẫn sử dụng màn hình crts và nhược điểm của màn hình này là thời gian bật lâu do phải làm nóng tia.
  • Bước 3 : Tìm tia sóng, thông thường tia sẽ được nhìn thấy hiển thị trên màn hình khi máy khởi động xong. Điều chỉnh tia ở vị trí đường ngang trung tâm bằng núm Trace Rotation và nút Position.
  • Bước 4 : Điều khiển khếch đại, cài đặt điều khiển khếch đại ngang để dấu vết dự kiến sẽ lấp đầy màn hình thằng đứng. Nếu dạng sóng được dự kiến ​​là cực đại 8 volt đến cực đại và phần được hiệu chỉnh của màn hình cao 10 cm, sau đó đặt mức tăng sao cho là 1 volt / centimet. Bằng cách này, dạng sóng sẽ chiếm 8 cm, gần như lấp đầy màn hình.
  • Bước 5: Đặt tốc độ timebase, trên máy hiện sóng tốc độ thời gian cũng rất cần thiết. Các cài đặt sẽ phụ thuốc vào những gì cần được nhìn thấy. Thông thường dạng sóng sẽ có chu kỳ 10ms và màn hình hiển thị có chiều dài 12cm thì phải cài đặt tốc độ cơ sở thời gian là 1ms trên mỗi cm.
  • Bước 6: Khi được cài đặt chính xác, các tia sóng sẽ được nhìn thấy chính xác trên màn hình.
  • Bước 7: Hiển thị các dạng sóng rõ ràng hơn bằng cách điều khiển Volts/Div và Time/Div tới các vị trí khác nhau
  • Bước 8: Điều khiển khếch đại dọc và cở sở thời gian để đọc được các dữ liệu dễ dàng hơn.

Qua những chia sẻ về cách sử dụng máy hiện sóng oscilloscope ở trên, bạn đọc cũng đã phần nào nắm được cách sử dụng cơ bản của máy hiện sóng. Việc làm quen và sử dụng máy thành thao là rất dễ dàng.

Quý khách có nhu cầu tư vấn và mua sản phẩm, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ STI VIỆT NAM

  • Tầng 11 tòa nhà Zen Tower, số 12 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
  • Đường dây nóng:  0866 779388
  • Email: 

Máy hiện sóng là một công cụ đo lường không thể thiếu đối với một kỹ thuật viên điện tử chuyên nghiệp. Trong bài viết này sẽ trình bày một số thao tác cơ bản nhất về cách sử dụng máy hiện sóng [ oscilloscope] trong đo lường điện tử.  Trước hết chúng ta phải có cái nhìn tổng quan về máy hiện sóng từ hình dáng bên ngoài đến công dụng của máy hiện sóng trong sửa chữa hoặc thiết kế điện tử.


                                                                                                       


 Công dụng, chức năng của máy hiện sóng:
      Công dụng chính của máy hiện sóng là hiển thị ra màn hình sự biến đổi của tín hiệu điện theo thời gian. Với các máy hiện sóng phổ biến ngày nay thì tối thiểu cho phép người sử dụng quan sát được đồng thời hai tín hiệu điện cùng một lúc [ loại 2 kênh-2 channel]. Với những người thiết kế điện tử chuyên nghiệp thì đôi khi cần quan sát  đến 4 tín hiệu điện cùng một lúc [ loại 4 kênh - 4 channel]. Hầu hết các thợ điện tử đã quá quen thuộc với những chiếc đồng hồ vạn năng trong sửa chữa. Bạn nào mới bắt đầu có thể tham khảo bài viết cách sử dụng đồng hồ vạn  năng tại đây --> Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng
Tuy nhiên đồng hồ vạn năng không thể giúp chúng ta quan sát sự biến thiên tức thời của tín hiệu điện. Những giá trị số hiển thị trên màn hình đồng hồ vạn năng  chỉ là những giá trị trung bình hoặc giá trị hiệu dụng mà thôi. Với máy hiện sóng thì người thợ có thể quan sát tín hiệu điện tại bất kỳ thời điểm nào, đồng thời hiển thị ra màn hình các dạng sóng [ sự biến đổi điện áp theo thời gian ]. Từ việc quan sát được tín hiệu điện thi người thợ sẽ phân tích được ra các yếu tố liên quan đến tín hiệu đó như tần số, biên độ điện áp, điện áp đỉnh, điện áp hiệu dụng, chu kỳ, đồ rộng xung....Qua những thông số đó người kỹ thuật viên sẽ kết luận ra tín hiệu có ổn định không, có đúng kiểu dạng sóng không... để đưa ra những giải khắc phục sự cố hợp lý.

Các núm vặn, nút điều chỉnh và những lưu ý khi sử dụng máy hiện sóng:


      Để biết cách sử dụng máy hiện sóng chuyên nghiệp thì các bạn cần phải biết được những nguyên tắc khi sử dụng máy hiện sóng đó là:
   -  Hầu hết các máy hiện sóng chỉ cho phép đo được các tín hiệu điện áp thấp [ dưới 400V hiệu dụng]. Vì thế máy hiện sóng không thích hợp để đo các tín hiệu cao áp. Với một số máy hiện sóng  kết nối với máy tính thì biên độ điện áp đầu vào cho phép chỉ dưới vài chục vôn. Hãy lưu ý đến giá trị điện áp đầu vào trước khi thử lên máy hiện sóng.Vì thế khi đo tín hiệu điện áp cáo như mạch cao áp, kích điện, vợt muỗi, dùi cui, súng điện... thì tuyệt đối không được đo với máy hiện sóng. Nếu muốn đo thì phải sử dụng những que đo cao áp chuyên dụng giành cho máy hiện sóng.
 - Trên mỗi kênh của máy hiện sóng sẽ có các núm điều chỉnh đó là:  Volt/DIV hoặc Scale [  số Vôn trên một ô tọa độ theo trục dọc], núm  Possition [ Núm điều chỉnh vị trí của kênh đó theo trục dọc]. Núm Volt/DIV hoặc Scale điều chỉnh tỉ lệ số V/ một ô chia. Núm này giống như chúng ta chọn thang đo tín hiệu điện áp vậy. Đo tín hiệu có biên độ điện áp lớn thì chọn số V/DIV lớn lên. Còn núm Possition là núm căn chỉnh vị trí của kênh đó trên màn hình sao cho ta dễ quan sát nhất. Các núm này rất dễ nhận biết vì thường được bố trí thẳng hàng với giắc cắm que đo theo một cột dọc. Ví dụ để đo tín hiệu điện áp của một ắc quy 6V ta sẽ chỉnh về 2V/DIV, khi đo bằng máy hiện sóng ta sẽ quan sát được một tia song song với trục ngang và cách trục ngang 3 ô. Vì mỗi ô chia là 2V,  tia sóng hiện ra nằm cách 3 ô tức là 2x3=6V.
 

                                                                                                      


 - Phía bên phải sẽ có một núm điều chỉnh tỉ lệ thời gian/ ô chia  hay còn có kí hiệu Time/ DIV hoặc Scale. núm này sẽ giúp chúng ta quan sát được tín hiệu theo thời gian. Tùy từng tần số của tín hiệu ta sẽ vặn núm này sao cho dạng sóng hiển thị trên màn hình dễ quan sát nhất. 

                                                                                                       


- Các núm và nút điều chỉnh trên là những nút quan trọng và hay sử dụng nhất trong tất cả các máy hiện sóng đều phải có.  Ngoài ra còn một số nút  chức năng khác như nút Measure [ đo lường các thông số], nút Cursor [ di chuyển con trỏ để đo biên độ, thời gian biến đổi của bất cứ dạng sóng nào hiển thị trên màn hình].
 Tổng kết : 
Trong bài viết này trình bày cách sử dụng máy hiện sóng [ sử dụng oscilloscope] một cách cơ bản nhất. Bao gồm những lưu ý khi sử dụng máy hiện sóng , những núm điều chỉnh và núm vặn cần quan tâm cũng như các thông số điện mà máy hiện sóng có thể đo được .

Video liên quan

Chủ Đề