Cách tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm

Kinh Nghiệm Tập Cho Trẻ Bú Bình Khi Mẹ Đi Làm

Trước khi đi làm mẹ cần phải có thời gian chuẩn bị và tập cho trẻ bú bình. Mẹ có thể cho con bú sữa mẹ bằng bình hoặc sữa công thức. Tuy nhiên sữa mẹ vẫn là ưu tiên tốt nhất cho con. Kinh nghiệm tập cho bé bú sữa mẹ bằng bình. Làm thế nào khi bé không chịu bú bình?

1. Bú bình và bú mẹ

Nhiều mẹ lo lắng khi đi làm bé không chịu bú bình mà sẽ đòi ti mẹ, sẽ bị đói. Có một mẹ ngay khi con sinh đã tập cho con bú luân phiên ti mẹ và bú bình. Nhưng sau một vài hôm, bé chỉ bú bình, không bú mẹ.

Lý do rất đơn giản. Đây là 2 cách bú này hoàn toàn khác nhau. Ngậm bình khác ngậm ti mẹ. Khi bé ngậm ti mẹ, phải ngậm sâu, há miệng to, để ngậm vừa đầu ti, vừa quầng vú. Và bé phải nút rất mạnh mới có thể bú mẹ. Còn khi bú bình, mẹ đưa bình lên cao, dốc ngược bình, sữa tự chảy xuống, bé không mất sức, sinh ra lười. Sau đó khi mẹ cho bú mẹ, bé không chịu bú mẹ, do phải mút mạnh, phải “lao động”, mệt.

2. Hậu quả của việc tập cho bé bú bình sớm

Các bé được tập bú bình sớm sẽ dễ sai khớp ngậm do cách ngậm không giống và dễ chê ti mẹ. Khi bú tí bình bé chu miệng ra, chỉ các cơ xung quanh miệng hoạt động. Còn khi bú mẹ, nguyên cái hàm của con sẽ hả miệng ra lớn, đưa xuống, nâng lên. Khi đó các cơ bao xung quanh mặt, thái dương phải hoạt động. Chính vì vậy, 2 cơ chế bú rất khác nhau. Nên khi em bé ti bình quá sớm, em bé sẽ bị bối rối. Khi thì dùng cơ khu vực này, khi dùng cơ khu vực kia.

Hơn nữa đến 2 – 3 tháng các bé sẽ chọn một trong hai loại bú bình hay ti mẹ. Có bé sẽ ti mẹ hoàn toàn, nên công tập cho con là bỏ sông bỏ biển.

Tập cho trẻ bú bình đúng cách sẽ mang lại hiệu quả

3. Khi nào nên tập cho trẻ bú bình?

Theo kinh nghiệm, nếu muốn tập cho bé bú bình thì mẹ cũng tối thiểu cho bé bú mẹ hoàn toàn 6 tuần đầu trước đã. Trước khi đi làm 1 – 1.5 tháng, mẹ nào kỹ thì 2 tháng thì hãy tập cho con bú bình. Không nên cho ti bình từ sớm. Mặc dù nếu cho trẻ tập bú bình muộn thì việc tập cho trẻ bú bình sẽ mất thời gian hơn. Mẹ sẽ gặp phải vấn đề bé không chịu bú bình.

Bú mẹ trực tiếp sẽ giúp phát triển cơ hàm cho trẻ, các cơ trên khuôn mặt. Việc này sẽ giúp một phần kích thích não trẻ, giúp não trẻ phát triển hơn. Đồng thời cơ hàm hoạt động nhiều sẽ giúp trẻ nói sớm hơn, phát triển tốt hơn khả năng ngôn ngữ.

Khi trẻ bú bình sớm, các cơ trên khuôn mặt sẽ không được vận động. Và trẻ sẽ mất cơ hội để rèn luyện não và khả năng ngôn ngữ.

Đồng thời cho bé bú mẹ trực tiếp sẽ giúp em bé và mẹ tăng thêm sự gắn kết, tình yêu thương. Nó giúp trẻ cảm thấy được an toàn hơn, giảm nguy cơ tự kỷ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Vì sao bé khó tiếp nhận bú bình?

Hết thời kỳ thai sản để chuẩn bị đi làm trở lại thì việc mà các mẹ phải hoàn thành luôn là cho bé tập bú bình thành công. Thời gian nghỉ thai sản hiện nay là 6 tháng, để mẹ thuận tiện đi làm trở lại có 2 giải pháp:

- Vắt sẵn sữa mẹ vào bình cho bé sử dụng hoặc dùng sữa trữ đông mẹ đã chuẩn bị trước đó.

- Dùng sữa công thức để cho bé uống bổ sung.

Dùng sữa mẹ vắt sẵn hay dùng sữa công thức thì bé đều phải bú bằng bình. Có rất nhiều bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và việc chuyển sang bú bình vô cùng khó khăn, bé hay cáu gắt, khó chịu.

Nhiều mẹ cho bé làm quen với việc ti bình trước bằng cách cho bé bú từ sớm, từ tháng đầu đã cho bé bú vài cữ trong ngày bằng bình. Có một số bé thành công nhưng cũng có một số bé đến tầm 3 tháng tuổi lại bỏ bú bình hoặc bỏ bú mẹ. Đó là do ở giai đoạn này bé đã có khả năng phân biệt ti mẹ và ti giả cũng như thể hiện ý thích riêng. Có bé hiếu động, đòi hỏi theo ý mình, có bé thì hiền lành, không đòi hỏi kén chọn.


Đại đa số bé sơ sinh đến tầm 3 tháng tuổi khi đã có khả năng nhận thức tốt hơn thì bé sẽ bắt đầu chê bình. Mẹ nào sữa ít đi, bé bú vất vả hơn thì bé sẽ lại thích bú bình. Vậy làm thế nào để bé duy trì cả bú bình và bú mẹ cho mẹ an tâm đi làm trở lại?

ChuChuBaby nhận thấy có nhiều mẹ mệt mỏi thậm chí stress vì khó cho bé ăn bằng bình nên bài viết này muốn nhằm mục đích giúp các mẹ đỡ hoang mang, có thể bình tĩnh, tự tin hơn trong quá trình tập cho bé bú bình.

Điều đầu tiên các mẹ nên nhớ: Trẻ không chịu bú bình là một điều rất bình thường. Bé nhận biết mẹ không chỉ bằng thị giác mà còn bằng cảm giác, thính giác, khứu giác. Vì thế việc bú mẹ không chỉ là nhận thêm chất dinh dưỡng mà còn là hoạt động trao đổi tình cảm giữa bé và mẹ. Là thời gian thư giãn thoải mái mà bé rất thích. Việc chuyển đổi thói quen đó sang bú bình không phải bé nào cũng tiếp nhận được ngay.

Thứ hai là, bầu ti mẹ rất mềm mại, có thể hiểu vui là chất lượng tốt nhất. Các loại bình sữa dù cố gắng mô phỏng ti mẹ đến đâu cũng chỉ là ti giả. Bé nhận biết được điều đó và sẽ từ chối sử dụng bình sữa. Nhất là khi mẹ bế bé, bé ngửi thấy mùi của mẹ mà lại phải bú bình, ngửi thấy mùi sữa mẹ mà lại phải bú sữa công thức.

Giải pháp lúc này đó là mẹ lưu ý một số điều sau:

- Tìm người giúp đỡ trong quá trình tập cho bé bú bình. Nhờ ông bà, bố, người giúp việc thay thế mẹ cho bé bú bình. Tránh đi hoàn toàn trong giờ ăn của bé nếu mẹ muốn bé tập bú nhanh thành công.

- Tập cho bé bú bình một cách từ từ. Mỗi ngày cho bé tập vài cữ chứ không chuyển hoàn toàn sang bú bình ngay khiến bé khó chịu, căng thẳng, ức chế và quấy khóc.

- Không nên để bé cực đói rồi cho bé bú bình. Đây là một quan điểm sai lầm của nhiều mẹ khi muốn ép cho bú bình. Nếu bé đói quá là quấy khóc rất nhiều và càng gắt ăn, gắt ngủ hơn.

- Không ép bé, không gây căng thẳng cho bé. Không nên để bé bỏ bú quấy khóc suốt 3,4 cữ ăn bằng bình. Hãy cho bé bú mẹ lại sau 1, 2 cữ bé không hợp tác để không tạo cảm giác cáu gắt, tiêu cực đối với việc bú bình cho bé.

- Thời gian chấp nhận bú bình của mỗi bé là khác nhau. Có bé dễ tính ăn bằng bình ngay, có bé mất vài ngày đến một tuần, có bé hơn thế. Việc mẹ cố gắng chọn mua bình sữa nào giống ty mẹ nhất là một cách hỗ trợ quá trình này.


Nếu bé chưa thể bú bình “một phát ăn ngay” thì mẹ cũng không cần lo lắng mà kiên nhẫn một chút chờ đến thời điểm vàng. Không cần cuống cuồng đổi hết loại bình sữa nọ đến bình sữa kia mà chỉ cần quan tâm điều quan trọng nhất là bình sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh, tránh lãng phí tiền.

Hết 6 tháng nghỉ thai sản, thường mẹ sẽ phải trở lại với công việc, con sẽ không có mẹ ở nhà cả ngày để được bú trực tiếp nữa. Vậy nên, tập cho bé bú bình là việc mà hầu hết các mẹ đều phải làm.

Nguyên nhân bé không chịu bú bình

Nguyên nhân đầu tiên và chính yếu nhất chính là bé đã quá quen với mùi vị của sữa mẹ, quen hơi mẹ, và tất nhiên bé sẽ thích bú mẹ hơn là bú bình, bởi bú mẹ mềm mại, ấm áp, khi da tiếp da bé cũng cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ… nên khi đột nhiên chuyển sang cho bé phải ngâm ti nhựa, lại thường là người khác cho bé bú bình thì bé khó chịu, không thích là điều chắc chắn rồi.

Một số bé từ chối bú bình là do mùi vị sữa khiến bé không thích. Bé đang quen bú sữa mẹ, đột nhiên chuyển vị sang sữa công thức, bé chưa kịp thích nghi làm quen.

Tập cho bé bú bình như thế nào?

Đầu tiên, mẹ cần chọn cho bé loại bình có núm ti thật mềm.

Cho bé tập ti bình bằng sữa mẹ, không dùng sữa công thức khi bé mới tập bú bình. Một lưu ý nho nhỏ là khi mẹ vắt/hút sữa ra bình thì có thể ngâm nước ấm để sữa hơi âm ấm giống với sữa mẹ mà bé bú trực tiếp.

Mẹ không nên là người cầm bình sữa cho bé tập bú bình, vì bé quen hơi mẹ sẽ không chịu bú bình khi có “bình sữa bé thích bên cạnh”. Mẹ hãy nhờ bà hay nhờ ba cho bé tập bú bình và lưu ý bà với ba nên thường xuyên cầm bình đút vào miệng bé để dụ bé, đồng thời âu yếm, vỗ về bé để bé bớt đi cảm giác khó chịu khi phải mút ti nhựa.

Không nên cho bé tập khi bé quá đói, mà tập cho bé bú bình khi bé chớm đói. Vì khi bé đói quá sẽ thường hay gắt, lúc đó lại cho bé bú bình – thứ mà bé chưa quen, chưa thích thì bé sẽ càng gắt, cáu. Nên cho bé tập ti vào cữ ti buổi sáng, vì đây là cữ dễ tập nhất, bé cũng đỡ quấy nhất. Tùy vào mỗi bé mà mẹ sẽ quyết định cho bé ti mẹ sau 1 – 2 cữ. Trong 1 – 2 cữ tập bú, cần đến sự “quyết tâm” cao độ của mẹ, vì nếu mẹ yếu lòng là mẹ sẽ “thua” bé.

Ngược lại với việc khi ba/bà cho bé bú bình cần âu yếm bé hơn, thì khi mẹ cho bé bú sau cữ tập bú bình, mẹ cố gắng “kiềm chế” không âu yếm bé khi cho bé bú. Bởi sau cữ bú bình trước, tới cữ mẹ cho bú, bé sẽ tủi thân và làm nũng mẹ hơn, còn mẹ thì thường có tâm lý “tội con, thương con” mà càng ôm ấp, yêu thương nhiều hơn…Nhưng điều này lại ảnh hưởng đến tâm lý của bé khi bé tập bú bình ngày hôm sau.

Mẹ cần kiên nhẫn phối hợp cùng với ba/bà nhịp nhàng nhưng theo đúng “kỷ luật” trong ít nhất 2-3 ngày để con quen dần, chứ không nên vì phút yếu lòng, sợ con đói, con khóc mà phá vỡ mọi quy tắc trước đó thì mẹ lại phải tập cho con bú bình lại từ đầu, như vậy sẽ càng mệt mỏi hơn cho cả mẹ và con. Nhiều mẹ đã thử và thành công với cách làm này, còn mẹ thì sao?

10 mẹo luyện cho bé bú bình "một phát ăn ngay"

Trẻ sơ sinh không chịu ti bình, nhất là khi mẹ đã đến giai đoạn phải đi làm khiến nhiều chị em “đau đầu”.

Khi nhỏ, sữa là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh. Khi lớn, đây lại là nguồn thực phẩm bổ sung dồi dào các chất dinh dưỡng. Trẻ không uống sữa sẽ ..”thiệt đủ đường”. Nhiều trẻ lại chỉ thích sữa mẹ, đến khi người mẹ cai sữa, con cũng bỏ luôn ăn sữa, không chịu ti bình khiến nhiều bà mẹ vô cùng “đau đầu”.

Các bà mẹ có con không chịu ti bình nhưng lại sắp đến giai đoạn phải đi làm có thể tham khảo các mẹo nhỏ sau:

1. Dành trọn vẹn một ngày chỉ cho con ăn bằng bình sữa, không nhồi nhét hay chiều mà cho con bú mẹ, ít nhất là 2-3 tiếng trước giờ ăn. Sau đó, khi con đã đói và thèm ăn, mẹ mới cho bé ăn sữa. Tuy là lúc đầu bé sẽ không chịu, nhưng đói quá thì bé cũng phải bú. Có thể, mẹ sẽ phải hút sữa để tránh căng tức ngực khi sữa về mà con chưa đói ăn.

2. Có thể để bà hoặc người quen trong nhà cho con ăn sữa bình khi đói bởi nếu mẹ bế, bé có thể nhận ra hơi mẹ mà đòi ti, không chịu ngậm bình.

3. Hãy thử các loại bình và núm vú khác nhau. Núm vú mềm, gần giống với ti mẹ luôn được ưa thích.

4. Khi con phải cai sữa mẹ và chuyển sang sữa công thức, nên chọn sữa có hương vị giống sữa mẹ nhất. Sữa mẹ được trẻ tiếp nhận từ ban đầu và sẽ ghi nhớ hương vị này.

5. Sử dụng một cây kim vô trùng chọc một lỗ lớn trên đầu núm ti bình sữa để đảm bảo lượng sữa chảy lớn hơn khi ti mẹ. Khi con khóc, cho bé ngậm bình sữa này sẽ rất hiệu quả bởi vì nó có thể làm cho bé cảm thấy sữa có thể chảy ra rất trơn tru.

Trẻ sơ sinh không chịu ti bình, nhất là khi mẹ đã đến giai đoạn phải đi làm khiến nhiều chị em “đau đầu”. [ảnh minh hoạ]

6. Chai sữa nên làm ấm. Nhiều em bé bú sữa mẹ thích sữa nóng hơn so với nhiệt độ bình thường. Tất nhiên, không phải là làm nóng đến mức khiến con bỏng.

7. Nhiều mẹ khi tập cho con bú bình cứ hay cho sữa bột vào tập luôn như vậy sẽ rất khó tập. Vì trong cùng một lúc con phải đối phó với cả 2 sự thay đổi đột ngột đó là ti mẹ và sữa mẹ. Chỉ nên thay đổi từng cái một thôi. Bé ngửi mùi sữa mẹ trong bình sữa cũng sẽ dễ chấp nhận hơn và kích thích bé chịu mút thử hơn.

8. Sử dụng môi trường xung quanh như các đồ chơi âm thanh hoặc tivi, nhạc cụ để đánh lạc hướng sự chú ý của bé. Trước khi nhận ra núm bình sữa đang ở trong miệng của mình, bé đã bắt đầu để hút một cách vô thức.

9. Một số bé chịu bú bình nếu được ở trong môi trường quen thuộc khi bú mẹ. Tức là trái ngược với gợi ý trên, một số bé chỉ chịu mút bình khi nằm trong vòng tay thân thuộc của mẹ. Có những bé chịu bú bình khi được bế thẳng lên một chút, nghiêng bình sữa khiến bé dễ hút.

10. 2 tuần “huấn luyện” bé bú bình trước khi mẹ đi làm là đủ để bé chấp nhận kỹ năng mới này. Tuy nhiên, nên vắt sữa mẹ bỏ vào bình sữa để bé vừa học bú bình, vừa không lãng phí nguồn sữa mẹ.

[Theo Khám phá]

1. Bạn nên sắp xếp việc cho bé bú mẹ như thế nào khi đi làm trở lại

Việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời đồng nghĩa với một số mẹ phải cho con bú khi đã đi làm trở lại [do thời gian nghỉ thai sản ở mỗi khu vực là khác nhau]. Có một số lựa chọn có thể phù hợp với bạn lúc này, gồm:

  • Sắp xếp gửi trẻ gần nơi bạn làm việc hoặc học tập [trong trường hợp bạn không có người thân giúp chăm sóc bé tại nhà]. Như vậy bạn có thể tranh thủ cho bé bú trong giờ nghỉ, trước và sau giờ làm. Cữ ăn buổi tối sẽ là một khoảng thời gian tuyệt vời để bạn cùng thư giãn với bé.
  • Vắt sữa và bảo quản trong tủ lạnh để người khác có thể cho bé ăn khi bạn không có nhà. Đây là lựa chọn phổ biến của rất nhiều mẹ hiện nay.
  • Trao đổi với nhà quản lý hoặc nơi bạn học tập về mong muốn cho con bú càng lâu càng tốt của bạn. Bạn hãy cho họ biết bạn cần sự hỗ trợ và cách thực hiện hiệu quả nhất. Từ đó bạn có thể thu xếp giờ làm việc linh động xung quanh khoảng thời gian bạn dự định cho bé bú.
  • Kết hợp cho bé bú bình và sữa mẹ.
  • Bạn hãy suy nghĩ sớm về vấn đề này trước khi đi làm lại. Hãy trao đổi trước với cấp trên hoặc giáo viên của bạn về việc bạn đang cho con bú mẹ.
  • Bạn cũng có thể liên hệ trước với bộ phận nhân sự của công ty để được giúp đỡ, ví dụ như được sắp xếp một căn phòng hay khu vực riêng tư để bạn cho con bú hoặc vắt sữa.
Khi di làm trở lại bạn nên có kế hoạch sắp xếp việc cho bé bú. Ảnh Internet

Video liên quan

Chủ Đề