Cách tỉa hoa dạ yến thảo

Tiết lộ Bí mật cách trồng và chăm sóc hoa dạ yến thảo

Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc dạ yến thảo dành cho những người mới chơi hoa. Cây cho hoa đẹp sai hoa và ít sâu bệnh

KĨ THUẬT TRỒNG DẠ YẾN THẢO [ từ kinh nghiệm cá nhân ]:

1. Đất trồng :
Đất thịt =30 %
Trấu hun = 35 %
Mụn dừa = 35 %


Hoa mười giờ là loại cây hoa đẹp dễ trồng cho mọi nhà

Lưu ý: Đât thịt phải đảm bảo sạch sẽ. Không sử dụng lại đất đã trồng mùa trước hoặc đất của cây dạ yến thảo đã chết tận dụng lại. Đất thịt lấy về tốt nhất là phơi thật khô sau đó đập nhỏ. Trấu hun xong có thể trồng trực tiếp ngay hoặc xả qua nước để bỏ độ mặn. Mụn dừa có thể dùng trực tiếp hoặc xả qua nước rồi phơi khô.
2. Phân Bón:
Phân bón lót: Khi cho bầu cây nhỏ vào chậu [ Cây gieo từ hạt vào bầu hoặc mua ngoài chợ] sử dụng NPK bón lót của Lâm Thao. Bón lót giúp cây bán rễ bén phân phát triển nhanh xanh tốt.
Phân bón định kỳ: sử dụng NPK Đầu Trâu 13-13-13 [ khuyên dùng] hoặc NPK Việt Nhật 15-15-15 [ Lưu ý đây là phân phù hợp cho dòng thân thảo như dạ yến thảo, Ngọc thảo, dừa cạn rủ .v.v Nếu không có có thể sử dụng các loại khác thay thế tương ứng ] . Phân phải dùng nước hòa tan sau đó tưới tránh tưới lên lá làm cháy lá. Không bón phân hạt trực tiếp lên chậu. Tưới phân xong tưới nhẹ bằng nước lã tránh phân đọng trên lá gây hư cây. Bón định kỳ 5-7 ngày/ lần.

Xem thêm:Cách trồng hoa mười giờ

3. Nước tưới:
Lưu ý quan trọng trong toàn bộ quá trình trồng dạ yến thảo CHỈ TƯỚI KHI ĐẤT BỀ MẶT CHẬU HƠI KHÔ.
Dạ yến thảo cần nhiều nước nhưng cũng không chịu được úng, vì vậy đất tơi xốp và lỗ thoát nước rất cần thiết cho dạ yến thảo. Hãy tưới vào mỗi sáng và chỉ nên tưới thêm nếu thấy đất đã khô. Nhớ rằng cây càng lớn hoặc thời tiết càng nắng nóng thì sẽ càng cần nhiều nước tưới. Mùa Nồm ẩm thì khoảng cách tưới ít hơn.
Lưu ý : không nên tưới vào buổi chiều tối để tránh cây bị ướt sũng cả đêm. Tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
ta không nên tưới định kỳ [ ví dụ sáng nào cũng tưới]. Mà ta phải kiểm tra đất nếu cảm thấy khô ta mới tưới. Thời gian tưới nên tưới vào buổi sáng từ 6-7 giờ.


4. Ánh sáng:
Dạ yến thảo ưa nắng. Nhiều nắng cây càng sai hoa nhưng yếu điểm của miền Bắc vào mùa đông là rất ít nắng.
Lưu ý : dạ yến thảo là loại yêu nắng gét mưa. Nhất là vào mùa hè đang nắng to mà mưa rào là khả năng chết rất cao.
Mùa đông để dạ yến thảo ngoài nắng mưa hoàn toàn được nhưng tránh mưa vẫn tốt hơn.


5. Chăm sóc:
Ta phải phun thuốc phòng bệnh định kỳ từ 7 -10 ngày phun 1 lần. Sử dụng ridomil [ của sygenta sản xuất]. Lưu ý khi phun 1 vòng cây rồi thừa thuốc không được phun vòng lại tránh trường hợp quá liều lượng.
Có thể sử dụng thuốc kích thích để kích thích sự phát triển của cây như tăng khả năng đâm nhánh, hoa to.v.v nhưng nên sử dụng những thuốc sinh học để phun không nên sử dụng sản phẩm hóa học.
Nhặt lá vàng thường xuyên không để lá thối trong chậu sẽ gây nấm bệnh cho cây.
Sau mỗi thời kỳ nở hoa ta cắt ngọn [ Khi cây đã già và rủ quá sâu] nhằm làm mới lại cây.
Không nên làm đất lấp vào cành của Dạ Yến Thảo.


6. Bệnh Của Dạ yến thảo:
Thối nhũn:
Rất nhiều nguyên nhân như: Giá thể không tốt, Tưới thừa nước. Hoặc mưa to- nắng thất thường [ thường bị vào mùa nắng] nhưng mùa lạnh thì khả năng bị là thấp hơn. Cây gặp vi khuẩn, Nấm, Virus xâm nhập từ nhiều đường như Đất, Nước, Không khí. Dụng cụ làm vườn.
Tốt nhất là đừng để bị bệnh rồi chữa vì khả năng chữa là thấp nếu bị thì ta phun Ridomil sau đó để chỗ thoáng. Có thể hòa Ridomil với liều lượng ½ tưới thẳng vào gốc.
Ngọn, lá vàng:
+ Thiếu Sắt ta phải phun sắt cho chúng.
+ Cây thiếu chất.
Dạ yến thảo rất ham ăn vì vậy phải cho chúng ăn phân thường xuyên giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng kháng sâu bệnh.


Lá xoăn
+ Nhện đỏ: Gây những đốm đỏ hoặc trắng mặt dưới của lá. Làm lá xoăn có thể phun ridomil hoặc một số sản phẩm khác. Nên sử dụng sản phẩm sinh học.
Bọ trĩ: gây lá xoăn lốm đốm ta cũng điều trị như trên.
Chắc chắn còn nhiều thiếu sót.
CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ NHIỀU CHẬU HOA ĐẸP.

Nguồn://hoadepvietnam.com/cach-trong-hoa-da-yen-thao/

Cây Thuốc

  • Cây hương thảo cây có tác dụng đuổi muối rất tốt
  • Xem thêm...

Chăm sóc cây cảnh

  • Bệnh phấn trắng Nguyên nhân, cách phòng tránh và trị bệnh
  • Cắt tỉa cây: những gì bạn cần biết
  • Chọn cây trồng vườn phát triển nhanh: đây là những cây phát triển nhanh nhất
  • Các biện pháp chống lại ruồi xâm nhập vào thực vật
  • 10 giống hồng nổi tiếng của david austin người hiệp sĩ của Vương Quốc Anh
  • Cây chuỗi ngọc [lan hạt dưa]
  • Xem thêm...

Trồng cây ăn quả

  • Cách trồng và chăm sóc cây lựu
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài các loại
  • Táo tàu : Cách chăm sóc và cắt tỉa
  • Kỹ thuật trồng cây ổi
  • Cách trồng và chăm sóc cây cherry
  • Kỹ thuật trồng cây nho
  • Xem thêm...

Trồng Cây rau

  • Từ A - Z về trồng và chăm sóc cây lá lốt
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thìa là tại nhà
  • Bật mí cách trồng cây rau mùi tại nhà
  • Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây tía tô
  • Mách bạn cách trồng cây húng chanh thành công
  • Trồng và chăm sóc cây húng quế chỉ là chuyện nhỏ
  • Xem thêm...

Cây hoa cảnh

  • Cách trồng và chăm sóc hoa mẫu đơn hoa đẹp độc đáo
  • Giới thiệu về giống hoa nhài vàng và cách trồng, cách chăm sóc
  • Cách trồng và chăm sóc cây tùng tuyết mai
  • Tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc hoa tulip
  • Hoa tiên ông hóa ra không khó trồng như bạn tưởng
  • Học ngay cách trồng và chăm sóc hoa giọt tuyết độc lạ
  • Xem thêm...

Cây cảnh văn phòng

  • Cách trồng và chăm sóc cây lan ý
  • Cây kim tiền bị vàng lá và cách khắc phục
  • Xem thêm...

Cây ban công

  • Hoa tóc tiên - Hoa bụi đẹp mang đến cảm giác dễ chịu khi ngắm nhìn
  • Tiết lộ Bí mật cách trồng và chăm sóc hoa dạ yến thảo
  • Xem thêm...

Video liên quan

Chủ Đề