Cách tiêm morphin cho người ung thư

Bác sĩ gia đình có thể giúp cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

Bác sĩ gia đình có thể giúp cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân?

1. Giảm đau cho bệnh nhân

Đau làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm đi, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đau rất dữ dội.

Trên thị trường có bán các loại thuốc giảm đau dạng chế phẩm từ Paracetamol bệnh nhân vẫn thường tự mua về uống, thường bệnh nhân không biết tất cả có cùng một nguồn gốc và uống với liều lượng quá lớn, gây tác dụng phụ cho bệnh nhân.

Khi bệnh nhân mua thuốc cần phải hỏi xem gốc của thuốc và Bệnh nhân chỉ nên dùng tối đa 8 viên Paracetamol 500mg /1 ngày và 2 lần uống cách nhau 3 tiếng.

Ngoài ra có thể phối hợp các thuốc giảm đau khác như Morphin uống và Morphin tiêm.

Khi bệnh nhân về nhà đau quá nhiều có thể gọi tư vấn của Bác sĩ gia đình hoặc vào viện xin cấp Morphin uống Và Morphin tiêm.
                  

2. Chăm sóc về mặt dinh dưỡng

Quan tâm đến dinh dưỡng nhiều hơn nhất là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường có tình trạng chán ăn và lời khuyên của bác sĩ gia đình là tăng số lượng bữa ăn, giảm số lượng thức ăn trong mỗi bữa như vậy sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.

Ngoài ra còn cung cấp đầy đủ nước cho bệnh nhân, nên uống từ 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày, cũng cần bổ sung hoa quả và rau xanh sẽ tốt hơn cho bệnh nhân.Bệnh nhân thích ăn cái gì, người nhà cho ăn cái đó, không nên ăn kiêng. Giai đoạn này bệnh nhân càng kiêng ăn bệnh nhân sẽ suy dinh dưỡng hơn và tình trạng bệnh càng nặng hơn.Người nhà cần tạo nhiều hứng thú cho bệnh nhân trong khi ăn bằng cách đổi món ăn hàng ngày, món ăn phong phú, mỗi món ăn chỉ nấu một phần nhỏ, tăng số lượng bữa ăn lên.

3. Chăm sóc chống loét tỳ đè và bội nhiễm

Bệnh nhân thường nằm nhiều dẫn đến loét do tỳ đè, hàng ngày bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận, tỷ mỷ.

Đỡ bệnh nhân dậy hàng ngày xoa bóp vùng nằm tiếp xúc với giường như vậy giảm tình trạng loét do tỳ đè.

Cần phải vỗ rung phổi cho bệnh nhân, bởi bệnh nhân nằm nhiều sẽ có tình trạng ứ đọng dịch ở phổi, nên vỗ rung khắp cả 2 vùng lưng ngày 2 lần, tránh cho bệnh nhân ứ đọng và viêm phổi. 

Bệnh nhân lo âu về bệnh tật vì cận kề giữa cái sống và cái chết nên cần động viên và an ủi, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là trách nhiệm của y, bác sĩ của Trung tâm bác sĩ gia đình.

Cải thiện được tình trạng đau, khó thở, khó nuốt, táo bón giúp bệnh nhân giảm cảm giác lo lắng, sợ chết, bất an và cô độc.

Bác sĩ gia đình cùng người nhà bệnh nhân tháo gỡ từng bước, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái nhất để tiếp tục sống.

Ảnh minh họa: Womenshealth.

Bác sĩ KohJaan Yang, chuyên gia tư vấn cấp cao về điều trị giảm nhẹ tại Trung tâm Ung thư Parkway, Singapore, chỉ ra một số quan niệm sai lầm về các cơn đau ở bệnh nhân ung thư và cách sử dụng thuốc giảm đau như sau:

Tất cả bệnh nhân ung thư đều bị đau nghiêm trọng?

Nhiều người nghĩ rằng tất cả bệnh nhân ung thư sẽ bị đau nghiêm trọng. Song thực tế có một số bệnh nhân không bị như vậy.Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 4 bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển thì có một người không phải chịu các cơn đau. Khoảng một trong số 4 bệnh nhân có thể rất đau, trong khi những người khác chỉ bị đau nhẹ hoặc đau vừa.

Tất cả cơn đau ung thư đều phải kiểm soát bằng morphine hoặc các thuốc giảm đau mạnh?

Bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển thường bị đau do ung thư gây ra. Nhiều người nghĩ rằng hễ bệnh nhân ung thư bị đau là phải dùng thuốc mạnh, từ đó dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Theo khuyến cáo, cácthuốc giảm đau mạnh như morphine hay oxycodone được kê cho người bị đau từ mức độ vừa tới nặng mà thôi. Bệnh nhân ung thư bị đau nhẹ hoặc vừa có thể dùng thuốc giảm đau phổ thông như paraceta-mol, thuốc kháng viêm không có steroid như diclofenac, naproxen, celecox-ib.

Các loại thuốcopioidsgiảm đau nhẹ như codeine và tramadol có thể được kê bổ sung. Nếu bệnh nhân bị đau dây thần kinh do tổn thương hoặc bị ảnh hưởng, có thể dùng thuốc giảm đau khác như Lyrica hay gabapenti.

Morphine có nhiều phản ứng phụ không thể chịuđựng được?

Có 3 phản ứng phụ phổ biến mà bệnh nhân dùng morphine hoặc các thuốc opioid mạnh gặp phải bao gồm buồn ngủ, buồn nôn và nôn, táo bón. Những phản ứng phụ này có thể được kiểm soát tương đối dễ dàng.

Tình trạng buồn ngủ thường xuất hiện khi bệnh nhân lần đầu dùng thuốc hoặc tăng liều lượng. Tình trạng này thường được cải thiện sau một vài ngày. Nếu cơn buồn ngủ kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều lượng hoặc dừng thuốc.

Cứ 3 bệnh nhân sử dụng morphine thì có một người bị buồn nôn và nôn mửa. Tình trạng có thể dễ dàng ngăn chặn bằng thuốc chống nôn như metocloparmide hoặc domperidone. Nhiều bệnh nhân dùng morphine hoặc các thuốc opioids mạnh vài lần thường quen với thuốc và không còn bị buồn nôn nữa.

Táo bón do opioid là một phản ứng phụ phổ biến. Tình trạng này có thể được kiểm soát dễ dàng bằng cách uống nhiều nước và các loại thuốc nhuận tràng phổ biến như senokot hoặc lactulose.

Dùng morphine thường xuyên có thể dẫn tới nghiện?

Những bệnh nhân bị đau nhiều phải dùng đến các thuốc giảm đau mạnh theo đúng chỉ định của bác sĩ thì sẽ không bị nghiện. Khi các cơn đau được giải phóng bằng phương pháp khác, chẳng hạn như xạ trị đối với cơn đau xương, thì có thể giảm liều morphine hoặc dừng hẳn.

Morphine chỉ nên được sử dụng như phương án cuối cùng, khi cái chết đến rất gần?

Quyết định dùng morphine dựa trên nhu cầu kiểm soát cơn đau chứ không phải đợi đến khi bệnh nhân cận kề cái chết. Khi hết đau, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ được cải thiện theo hướng tích cực hơn.

Bệnh nhân có thể chết vì sử dụng morphine?

Việc sử dụng morphine hay các thuốc giảm đau mạnh không dẫn tới cái chết, đặc biệt nếu bắt đầu dùng với liều thấp và tăng dần lên. Trong một số trường hợp dùng thuốc giảm đau mạnh hoặc tăng liều cho bệnh nhân suy kiệt, đang hấp hối, kết cục tử vong thường không thể tránh khỏi. Khi đó người ta thường ''đổ oan'' chomorphine gây ra cái chết của bệnh nhân. Theo bác sĩ Koh, trong trường hợp nàybệnh nhân tử vong là do bệnh dù thuốc giảm đau có mạnh tới mức nào. Song dù sao thuốc cũng mang lại hiệu quả giảm đau, giảm khó thở trong phút lâm chung giúp bệnh nhân ra đi thanh thản hơn.

Tất cả bệnh nhân đang hấp hối nên được dùng morphine để không bị đau?

Không phải tất cả các bệnh nhân đang hấp hối đều bị đau mà phải dùng thuốc opioid mạnh. Thực tế, dùng thuốc khi không có chỉ định phù hợp có thể gây ra phản ứng phụ không mong muốn.

Trần Ngoan

Skip to content

Những bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu thường không có cảm giác đau, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn 70% bệnh nhân ung thư có biểu hiện đau đớn. Đau do ung thư gây ra là một triệu chứng quan trọng và cần được quan tâm kịp thời. Cảm giác đau đớn sẽ khiến người bệnh khó chịu và suy kiệt về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư không thể thiếu nhằm giúp người bệnh bớt đau, ngủ tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn.

Bệnh nhân đau do ung thư [Hình ảnh minh họa]

Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau, tùy thuộc vào loại thuốc và tình trạng sức khỏe người bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn theo những cách khác nhau. Một số loại thuốc có thể uống trực tiếp, được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng miếng dán.

Với những cơn đau nhẹ, thuốc giảm đau không Opioid sẽ là lựa chọn phù hợp, ví dụ như thuốc chống viêm không Steroid [NSAIDS], bao gồm Ibuprofen, Paracetamol…, được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1. Thuốc giảm đau không opioid

Tên thuốc và đường dùngLiều bắt đầuKhoảng cách dùngLiều tối đa hàng ngàyLưu ý
ParacetamolĐường uống, đường tiêmNgười lớn:0,5g – 1g4 – 6 giờ/lần4 g– Giảm liều hoặc không dùng cho người bị bệnh gan- Dùng quá liều có thể gây ngộ độc với gan
IbuprofenĐường uốngNgười lớn:0,4 g6 – 8 giờ/lầnNgười lớn: 2.4g – 3.2g– Nếu dùng kéo dài phải dùng kèm các thuốc dự phòng các phản ứng có hại của thuốc này đối với dạ dày, ruột]- Dùng liều thấp ở người bị bệnh gan nặng
DiclofenacĐường uốngĐường tiêmNgười lớn:25 – 75mg8 – 12 giờ/lần150mg
Meloxicam Đường uốngĐường tiêmNgười lớn:7,5 – 15mg24 giờ/lần15mg
Piroxicam Đường uốngĐường tiêmNgười lớn: 20mg24 giờ/lần20mg-Nguy cơ gây xuất huyết dạ dày, ruột.-Nếu dùng kéo dài phải dùng kèm các thuốc dự phòng các phản ứng có hại của thuốc này đối với dạ dày, ruột]-Tránh dùng cho người bị bệnh gan.
Paracetamol 325mg + Tramadol 37,5mgĐường uốngNgười lớn:1 – 2 viên4 – 6 giờ/lần8 viênTránh dùng cho người bị bệnh suy gan nặng
Paracetamol 500mg + Codein 30mgĐường uốngNgười lớn:1 – 2 viên4 – 6 giờ/lần6 viênTránh dùng cho người bị bệnh gan nặng.

Một số thuốc hỗ trợ trong điều trị đau được thể hiện trong bảng 2

Bảng 2. Các thuốc hỗ trợ trong điều trị đau và cách sử dụng

Tên thuốc – Đường dùngLiều lượng – Cách dùngTDKMM
Nhóm Corticoid
PrednisolonNgười lớn: 20- 80mg, uống vào buổi sáng sau khi ăn.Tăng đường máu, lo âu, chứng loạn thần steroid, bệnh cơ, tiêu hóa…
DexamethasonNgười lớn: 8- 20mg, uống vào buổi sáng sau khi ăn, hoặc tiêm tĩnh mạch.
Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng
AmitriptylinNgười lớn: 5 – 25 mg [ tối đa 200mg]/ngày,uống trước khi đi ngủLơ mơ, hạ huyết áp tư thế đứng, nếu quá liều có thể gây độc thần kinh tim
Nhóm thuốc chống co giật
GabapentinNgười lớn: Liều khởi đầu: 300mg trước khi đi ngủ. Sau 2 ngày, tăng lên 300 mg/lần x 2 lần/ngày. Sau 2 ngày tiếp theo tăng lên 300 mg/lần x 3 lần/ngày. Tiếp tục tăng lên theo nhu cầu, liều tối đa 3.600mg/ngàyGây ngủ gà mỗi khi tăng thêm liều
Thuốc an thần
Diazepam2 – 10mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch, 2 – 3 lần/ngàyNgủ gà, mất điều hòa vận động
Nhóm bisphosphonate [dùng cho giảm đau trong ung thư di căn xương]
Pamidronat60 – 90 mg truyền tĩnh mạch, 4 tuần/lầnGiảm canxi máu.Sốt, giả cúm trong 1 – 2 ngày 
Acid Zoledronic4 mg truyền tĩnh mạch, 4 – 8 tuần/lần

Với các cơn đau mức độ trung bình đến nặng, đặc biệt trên bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thì thuốc giảm đau nhóm Opioid là lựa chọn thích hợp, giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các loại thuốc và cách sử dụng các thuốc thuộc nhóm này được trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3. Các thuốc opioid và cách sử dụng

Tên hoạt chấtDạng bào chếLiều dùng – Cách dùngLưu ý
Morphin sulfatMorphin 30mgViên nangLiều uống trung bình 30mg, cứ 12 giờ/lần. Liều thay đổi tùy theo mức độ đau, liều có thể tăng lên 60mg, 90mg hoặc phối hợp với thuốc khác để được kết quả mong muốn.
Osaphine 10mgDung dịch tiêmĐau vừa đến nặng: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 5 – 10mg, 4 giờ /lần nếu cần.
FentanylDurogesic 25mcg/hDán 72 giờ/một miếng tại vùng ngực và đùi-Chỉ dùng trong đau mạn tính.-Không dùng cho cơn đau đột xuất.- Không dùng khi người bệnh đang sốt, ra nhiều mồ hôi, thể trạng gầy.- Cần dùng thêm thuốc giảm đau tác dụng nhanh cho đến khi miếng dán phát huy tác dụng sau 12 – 18 giờ.- Miếng dán mới nên được dán ở một vùng da khác sau khi gỡ bỏ miếng dán trước đó.

Tài liệu tham khảo: 

1. Fallon M., GiustiF R., et al. [2018], “Management of cancer pain in adult patients: 

2. ESMO Clinical Practice Guidelines”, 29 [4] pp. iv166–iv191.

3. Tờ hướng dẫn sử dụng

4. Dược thư quốc gia năm 2018

Video liên quan

Chủ Đề