Cách tính định mức sản phẩm may mặc

lap-dinh-muc-tieu-hoa-nguyen-lieu-nganh-may

BOM là viết tắt của từ Bill of Material nghĩa là định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Đó là một danh mục nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra một thành phẩm.

Tương tự trong ngành may mặc, trước khi bắt tay vào sản xuất, người phụ trách sản xuất sẽ tiến hành lập kế hoạch sản xuất cho đơn hàng dựa trên các định mức của thành phẩm. Từ đó sẽ tính toán được lượng nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ cần để phục vụ sản xuất.

Xem thêm: Matrix BOM là gì?

Thông tin BOM ngành may cần có những gì?

Một bộ định mức nguyên phụ liệu cho ngành may cần có những thông tin sau:

  • Mô tả chi tiết về nguyên vật liệu
  • Lượng tiêu thụ nguyên vật liệu trên mỗi 1 thành phẩm
  • Tên người phụ trách tìm kiếm nguồn hàng
  • Tên nhà cung cấp nguyên vật liệu
  • Chi phí dự kiến cho mỗi mặt hàng
  • Chất lượng sản phẩm
  • Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm
  • Mã màu sắc hoặc tên màu sản phẩm
  • Giá nguyên vật liệu
  • Thời hạn nguồn gốc nguyên liệu
  • Chiều rộng sản phẩm
  • Tổng chi phí của nguyên vật liệu
  • Mã sản phẩm
  • Size sản phẩm, độ dài

Phương pháp lập định mức ngành may

Sau khi xác nhận đơn hàng xuất khẩu, đơn vị sản xuất sẽ nhận được thông tin chi tiết về sản phẩm [số lượng, màu sắc, kích cỡ, phong cách, sản phẩm, v.v] từ người mua hàng. Sau đó, phòng kế hoạch chuẩn bị định mức vật tư bằng cách duy trì một định dạng cụ thể thường xuất hiện trong ngành may mặc.

Một điều cần lưu ý ở đây là nhà sản xuất hàng hóa hoặc người bán hàng của nhà máy nên cung cấp hóa đơn cho bộ phận mua hàng để lấy nguyên liệu thô theo phong cách hàng may mặc. Nếu không họ có thể pha trộn tất cả.

Một mẫu BOM cho ngành may

Định mức cho sản xuất may mặc

Có thể bạn quan tâm: Giải pháp ERP cho ngành may mặc

ĐỊNH MỨC NGUYÊN LIỆU[45 tiết]GV: Hồ Thị Quỳnh SaEmail: ên tắc làm việc của chúng taĐi học đúng giờ, có mặt 80% số buổiTham gia tích cực và nhiệt tình, lắng nghemọi ngườiĐóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm Hỏi lại những gì chưa rõĐặt điện thoại ở chế độ rungChuẩn bị dụng cụ – làm bài tập đầy đủ2Kiểm tra – đánh giáĐánh giá cá nhân Điểm chuyên cần: 10% Điểm bài thi giữa kỳ: 20% Điểm bài thi cuối học kỳ: 70%Dụng cụ cần chuẩn bị Bút chì, thước thẳng, thước dây, gôm.Giấy đồ thị mm, khổ A0: 1 tờ / 1 sinh viênGiấy làm mô hình con da và mô hình vật liệuMáy tính3Điều kiện tiên quyết--Để học tốt môn học này chúng ta cần phảicó các kiến thức về:Nguyên phụ liệu ngành giàyThiết kế giày căn bảnKỹ thuật cắtNội dungTổng quan về định mức nguyên liệuDanh mục vật tư cho định mức nguyên liệuTính định mức nguyên liệu theo pp tổng hợpTính định mức nguyên liệu theo pp từng loại vật liệuPhương pháp tính định mức phụ liệuQuy trình tính định mức – bài tập5Chương 1: Tổng quan về địnhmức nguyên liệuMục tiêuGiúp chúng ta trả lời các câu hỏi sau:1. Định mức nguyên liệu là gì?2. Tại sao phải tính định mức nguyên liệu?3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tính địnhmức nguyên liệu?4. Các phương pháp nào dùng để tính địnhmức nguyên liệu?6Chương 1: Tổng quan về địnhmức nguyên liệuNội dung1.1 Khái niệm về định mức nguyên liệu.1.2 Mục đích của việc tính định mức nguyênliệu.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến định mứcnguyên liệu.1.4 Giới thiệu các phương pháp tính địnhmức nguyên liệu.71.1 Khái niệm1. Định nghĩaĐịnh mức nguyên liệu: là các phươngpháp xác định lượng vật liệu cần thiết đủlàm một sản phẩm cho các chất liệu khácnhau.81.1 Khái niệm2. Thành phần của định mứcA =T + PA : Định mức toàn bộT : diện tích tinh, là lượng vật liệu cấu tạo nên sản phẩmP : phế liệu, là phần vật liệu sẽ hao phí trong quá trình cắt91. 1 Khái niệmDiện tích tinhPhế liệu1.2 Mục đích1. Tính giá thành sản phẩm:Giá thành sản phẩm bao gồm: Chi phí sản xuất trực tiếp:- Nguyên phụ liệu- Lương công nhân trực tiếp- Các khoản chi theo lương Chi phí quản lý:- Quản lý xí nghiệp- Quản lý phân xưởng- Quản lý ngoài sản xuất- Năng lượng, nhiên liệu- Khấu hao máy móc thiết bị111.2 Mục đích2. Cân đối nhu cầu vật tư:chúng ta có thể lên nhu cầu chiết tính vật tư từ việctính định mức121.2 Mục đích3. Tối ưu hóa sản phẩm:Ví dụ:2 cách xếp chặt khác nhau của chitiết pho hậu131.2 Mục đíchVí dụ 2:Ghépdaochặt141.2 Mục đíchVí dụ 2 [tt]Ghép dao chặt đối với các chi tiết nhỏ151.2 Mục đíchVí dụ 3:Táchdaochặt161.2 Mục đích4. Đánh giá hiệu suất sử dụng vật tư của ngườithợ chặt171.3 Các yếu tố ảnh hưởng1. Nguyên vật liệu Hình dạng, kích thước* Ví dụ:181.3 Các yếu tố ảnh hưởng Chất lượng nguyên vật liệu191.3 Các yếu tố ảnh hưởngChiều đàn hồi của [chiều bai dãn]nguyên vật liệu201.3 Các yếu tố ảnh hưởngPhần lótdãnPhần mặtKhông dãnChiều đàn hồi trên vật liệu và trên giày211.3 Các yếu tố ảnh hưởng2. Mẫu – Phương pháp thiết kế Mẫu là yếu tố ảnh hưởng đến định mức nguyên liệubởi vì mỗi mẫu đều có cở size số, số lượng, hình dáng vàdiện tích các chi tiết khác nhauVídụ1221.3 Các yếu tố ảnh hưởng Phương pháp thiết kế* Ví dụ:Cách 1Cách 2Với 2 phương pháp thiết kế khác nhau này chúng ta sẽcó định mức nguyên liệu khác nhau.231.3 Các yếu tố ảnh hưởngDBECEMức độ quan trọng của cácchi tiết giày giảm dần từ 1đến 6AECEMức độ tốt của da giảm dầntừ A đến D241.4 Giới thiệu phương pháp tínhđịnh mức nguyên liệuCách 1: Phương pháp tổng hợp. Tính diện tích lý thuyếtPhương pháp hình bình hànhPhương pháp giấy đồ thị Tính định mức cơ bản Tính định mức thực tế25

TÍNH ĐỊNH MỨC CHỈ MAY TRONG SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP

Ngày đăng: 02:44 - 29/10/2021 Lượt xem: 2.570

Cỡ chữ

TS. Nguyễn Thị Hường – Khoa Công nghệ May


  1. Khái quát về định mức chỉ may
Trong sản xuất may công nghiệp định mức nguyên phụ liệu là số lượng nguyên phụ liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm theo một quy trình công nghệ nhất định và dựa trên cơ sở của tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định. Định mức chỉ may là số lượng chỉ cần thiết để may một sản phẩm. Nó thường được thể hiện bằng đơn vị chiều dài. Việc tìm ra mức tiêu thụ chỉ để sản xuất các sản phẩm may là rất quan trọng, từ đó sẽ hỗ trợ xác định giá thành sản phẩm.
Việc xác định định mức chỉ may phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
  • Kiểu đường may
  • Độ dày của vải
  • Số lớp vải trên một đường may
  • Mật độ mũi may
  • Độ rộng đường may
  • Cỡ số của sản phẩm
  • Kết cấu của sản phẩm
  • Thiết bị sử dụng [cắt chỉ tự động hoặc thủ công]
  • Kỹ năng của người may
  • Chất lượng của chỉ may
  • Sức căng của chỉ
  • Chi số chỉ
Trong quá trình sản xuất các sản phẩm dệt may, việc xác định định mức chỉ may mang lại một số lợi thế sau:
Thứ nhất, làm giảm chi phí tồn kho, chi phí mua nguyên vật liệu
Thứ hai, quá trình sản xuất cần có các nguyên liệu chính và phụ liệu đồng bộ để tiếp tục sản xuất mà không bị gián đoạn. Do vậy, việc biết trước định mức các nguyên phụ liệu sẽ làm giảm các vấn đề phát sinh liên quan đến nguyên phụ liệu trong quy trình sản xuất.
Thứ ba, việc xác định định mức giúp cho quá trình quản lý nguyên phụ liệu trở nên chính xác và minh bạch.
  1. Phương pháp tính định mức chỉ may
    1. Tính định mức bằng phương pháp may khảo sát [1]
  • Bước 1: Chuẩn bị
Nghiên cứu tác nghiệp, sản phẩm mẫu về đặc tính của nguyên liệu, kết cấu sản phẩm, thiết bị gia công, thông số sản phẩm, mật độ mũi may theo tiêu chuẩn của mã hàng, chủng loại chỉ dùng trong mã hàng.
Chuẩn bị máy may, vải và chỉ may: sẽ sử dụng chính nguyên phụ liệu của mã hàng. Trong trường hợp không có sẵn vải và chỉ của mã hàng, có thể thay thế nguyên liệu [vải], có độ dày tương tự; Phụ liệu [chỉ], có tính chất tương ứng [chi số, độ xoắn, chất liệu].
  • Bước 2: Tính định mức cho 1 sản phẩm
Đo một lượng chỉ nhất định ]. Lấy lượng chỉ đó may một sản phẩm cỡ trung bình. Đo phần chỉ còn lại [Đdư], xác định được lượng chỉ tiêu hao cho một sản phẩm [Đsp] [Chú ý: Việc lựa chọn người may mẫu phải có trình độ tay nghề ở mức trung bình so với lực lượng lao động tại doanh nghiệp gia công sản phẩm]

Đsp = Đbđ - Đdư

  • Bước 3. Tính định mức cho mã hàng
Để tính được định mức chỉ cho các cỡ trong mã hàng phải phân tích được hệ số chênh lệch về mức độ dài, ngắn, rộng, hẹp của từng đường may trong sản phẩm của các cỡ trong mã hàng. Yêu cầu quá trình tính như sau:
+ Tính đúng, đủ các đường may. Tính định mức theo cỡ gồm tất cả các đường may về chiều rộng, theo vóc gồm tất cả các đường may về chiều dài.
+ Phải phân loại đường may theo thiết bị gia công, màu chỉ sử dụng với từng loại đường may
+ Tính phần chênh lệch chỉ may giữa 2 cỡ [tính cho 1 sản phẩm]

Trong đó:
∆Lc: Phần chênh lệch chỉ may giữa hai cỡ [tính cho 1 sản phẩm]
∆Lmi : Phần chênh lệch chiều dài đường may i giữa hai cỡ [tính cho 1 sản phẩm]
k: Số lượng đường may i
Hti : Hệ số tiêu hao chỉ của đường may i
+ Để quá trình tính toán không bị nhầm lẫn, nên lập bảng giải trình tính hệ số chênh lệch chỉ giữa các cỡ. Trong bảng cần có các cột như sau [Bảng 1]:

Bảng 1: Bảng giải trình tính hệ số chênh lệch chỉ giữa các cỡ

STT
[1]
Vị trí đo
[2]
Hệ số chênh lệch đường may [3] Số lượng đường may [4] Tên đường may [5] Hệ số tiêu hao đường may [6] Hệ số chênh lệch chỉ may giữa các cỡ [m] [7] Ghi chú [8]
Trong đó:
Cột 1: Số thứ tự các vị trí cần tính hệ số chênh lệch.
Cột 2: Thống kê các vị trí đo có sự chênh lệch về cỡ, vóc.
Cột 3: Mức độ chênh lệch dài, ngắn, rộng, hẹp tại các vị trí của các cỡ.
Cột 4: Số lượng các đường may tại vị trí đo.
Cột 5: Tên đường may sử dụng
Cột 6: Hệ số tiêu hao tương ứng với mỗi loại đường may trên sản phẩm
Cột 7: Tổng chênh lệch chỉ may giữa hai cỡ [tính cho 1 sản phẩm] [∆Lc]
Cột 8: Những ghi chú cần thiết [nếu có].
Định mức chỉ của mã hàng:

Trong đó:
Đmh: Định mức chỉ của mã hàng
Đsp: Định mức chỉ cho một sản phẩm của cỡ được tính
a0: Số sản phẩm của cỡ có định mức chỉ Đsp
ak : Số sản phẩm theo cỡ k của mã hàng
ΔLc: Chênh lệch chỉ may giữa hai cỡ [tính cho 1 sản phẩm, ΔLc nhận giá trị âm nếu cỡ nhỏ hơn cỡ được tính, nhận giá trị dương nếu cỡ lớn hơn cỡ được tính].
n: Số cỡ của mã hàng
m. Khoảng cách từ cỡ tính định mức chỉ[Đsp ] đến cỡ mới.
Δhp: Phần trăm hao phí của mã hàng [5-10%]

* Lưu ý: Nếu hệ số chênh lệch giữa các cỡ trong mã hàng đều nhau sẽ tính hệ số chênh lệch giữa các cỡ. Nếu hệ số chênh lệch giữa các cỡ trong mã hàng không đều nhau, phải tính hệ số chênh lệch của từng cỡ có trong mã hàng.
- Bước 4. Kiểm tra
Kiểm tra số lượng sản phẩm, màu của từng cỡ/ mã hàng. Chủng loại chỉ theo yêu cầu mã hàng; phần trăm hao phí cho mã hàng.
Ví dụ: Cần tính định mức chỉ may cho mã hàng 211C gồm:
  • Màu đen: Cỡ S [100 sản phẩm], M [150], L [150]; XL [100]
  • Màu trắng: Cỡ S [80 sản phẩm], M [100], L [100]; XL [80]
Phương pháp tính định mức chỉ may:
Sử dụng 150 m chỉ may 01 sản phẩm [Size M]. Sau khi may xong đo lượng chỉ còn lại được 45 m. Số chỉ sử dụng để may sản phẩm này là: 150 - 45 = 105 [m].
Tính tổng chênh lệch chỉ giữa các cỡ được tính trong Bảng 2:
Bảng 2: Bảng giải trình tính hệ số chênh lệch chỉ giữa các cỡ của mã hàng 211C
STT Vị trí đo Hệ số chênh lệch đường may giữa các cỡ [m] Số lượng đường may Tên đường may Hệ số tiêu hao chỉ của đường may Hệ số chênh lệch chỉ may giữa các cỡ [m]
M-S/M-L M-XL M-S/M-L M-XL
1 Cổ 0.01 0.02 2 1 kim thắt nút 2.5 0.05 0.1
2 Nẹp 0.01 0.02 2 0.05 0.1
3 Xẻ sườn 0.02 0.04 2 0.1 0.2
4 Xẻ sườn 0.02 0.04 2 Vắt sổ 3 chỉ 14 0.56 1.12
5 Vai con 0.01 0.02 2 Vắt sổ 4 chỉ 18 0.36 0.72
6 Vòng nách 0.025 0.05 2 0.9 1.8
7 Sườn, bụng tay 0.025 0.05 2 0.9 1.8
8 Gấu 0.05 0.1 1 Trần đè 2 kim 18 0.9 1.8
9 Cửa tay 0.02 0.04 2 0.72 1.44
Tổng 4.54 9.08

Định mức chỉ may cho mã hàng 211C [hao phí của đơn hàng 5%]:
  • Định mức chỉ màu đen:
Đmh= 150*105 + 100 * [105- 4.54] + 150*[105+ 4.54] + 100 [105 + 9.08] + 5*[150*105 + 100*[105- 4.54] + 150*[105+ 4.54] + 100 [105 + 9.08]]/100 = 56316.75[m]
  • Định mức chỉ màu trắng:
Đmh= 100*105 + 80*[105- 4.54] + 100*[105+ 4.54] + 80 [105 + 9.08] + 5*[100*105 + 80*[105- 4.54] + 100*[105+ 4.54] + 80 [105 + 9.08]]/100 = 40548.06 [m]
  1. Tính định mức bằng phương pháp đo chiều dài đường may
Phương pháp tính định mức chỉ nói chung đều trải qua 4 bước cơ bản như ở mục 2.1:
- Bước 1: Chuẩn bị
- Bước 2: Tính định mức cho 1 sản phẩm
- Bước 3. Tính định mức cho mã hàng
- Bước 4. Kiểm tra
Tuy nhiên, có sự khác nhau về hai phương pháp tính định mức chỉ nằm ở bước số 2. Trong đó, tính định mức chỉ cho cho một sản phẩm bằng phương pháp đo chiều dài đường may gồm các bước sau:
  • B1: Nghiên cứu tác nghiệp, sản phẩm mẫu về đặc tính của nguyên liệu, kết cấu sản phẩm, quy trình may, thiết bị gia công, thông số sản phẩm, mật độ mũi may theo tiêu chuẩn của mã hàng, chủng loại chỉ dùng trong mã hàng.
  • B2: Xác định loại đường may, số đường may và chiều dài đường may
  • B3. Tính định mức chỉ sử dụng theo từng loại đường may trên sản phẩm dựa vào tổng chiều dài đường may và hệ số tiêu hao chỉ cho từng đường may theo công thức:
Đđm = * Hti
Trong đó:
Đđm: định mức chỉ sử dụng theo từng loại đường may
Li: Chiều dài của đường may i trên sản phẩm [chiều dài bán thành phẩm]
ki: Số đường may i
Hti: Hệ số tiêu hao chỉ cho đường may i
  • B4: Xác định % hao phí
  • B5: Tính tổng định mức chỉ sử dụng cho 1 sản phẩm
Đsp =
Trong đó:
Đsp: Định mức chỉ may cho 1 sản phẩm
Đđm: Định mức chỉ sử dụng theo từng loại đường may
∆hp: Phần trăm hao phí của mã hàng [%]
Phương pháp đo chiều dài đường may để tính định mức dễ dàng hơn là sử dụng phương pháp may khảo sát. Định mức chỉ sử dụng áp dụng chung cho các loại mũi may khác nhau được liệt kê trong Bảng 3. Dựa vào tổng chiều dài của từng loại đường may sử dụng kết hợp với định mức chỉ [hệ số tiêu hao cho từng loại đường may] sẽ tính được định mức chỉ cho từng từng kiểu đường may sử dụng trên sản phẩm. Định mức chỉ may cho một số dạng đường may được trình bày trong Bảng 3:
Bảng 3 Định mức chỉ may cho một số dạng đường may cơ bản [2,3]


*Lưu ý:

  • Các tỷ lệ trên đạt được với mật độ mũi may là 7 mũi / cm [18 mũi / inch].
  • Các tỷ lệ này là mức tối thiểu được quy định có thể thay đổi tùy theo các yếu tố ảnh hưởng đến định mức chỉ như đã đề cập ở trên.
  • Tỉ lệ lãng phí nhất định sẽ được thêm vào các tỷ lệ trên tùy theo điều kiện của khách hàng, của mã hàng, của doanh nghiệp gia công. Nó có thể thay đổi từ 10% đến 15%
  • Ví dụ
Bảng 4. Định mức chỉ may cho một áo T-shirt cỡ trung bình
Mã đường may Tên đường may Vị trí đo Tổng chiều dài đường may [m] Hệ số tiêu hao đường may Tổng số chỉ sử dụng [m] Chỉ trên [m] Chỉ dưới/chỉ vòng [m]
301 1 kim thắt nút Cổ, nẹp, sườn 4 2.5 10 5 5
504 Vắt sổ 3 chỉ Xẻ sườn 0.5 14 7 1.4 5.6
406 Trần đè 2 kim Gấu, cửa tay 2.0 18 36 10.8 25.2
512 Vắt sổ 4 chỉ Sườn bụng tay, vai con, vòng nách 2.5 18 45 11.25 33.75
Tổng số chỉ 98 28.45 69.55
Hao phí [15%] 14.7 4.26 10.4
Tổng định mức 112.7 32.7 80
  1. Sử dụng chương trình được lập trình sẵn để tính định mức chỉ may

Ngoài việc tính toán thủ công, ngày nay một số hãng sản xuất phần mềm đã cho ra chương trình tính toán định mức nguyên phụ liệu cho ngành may.
Hãng Coats đã phát triển một chương trình được gọi là SEAMWORKS để tính toán lượng chỉ may tiêu thụ. Trong chương trình này, có thể tính toán số lượng chỉ liên quan đến lượng chỉ may tiêu thụ, phụ thuộc vào các thông số từ loại mũi may đến nhóm màu cho chỉ may. Ngoài ra, có thể tính toán tổng chi phí cho lượng chỉ may đã tiêu thụ.
Bên cạnh đó, cũng có thể tính lượng chỉ may tiêu thụ bằng chương trình ANECALC do hãng American & Efird phát triển. Trong chương trình này, lượng chỉ may tiêu thụ có thể được tính bằng cách nhập các giá trị của loại mũi may, mật độ mũi may và chiều dài đường may cho mỗi bước trong quy trình của các nhóm sản phẩm nhất định. Trong khi thực hiện các phép tính, các công thức toán học liên quan đến loại mũi may và mật độ mũi may được sử dụng.
Tài liệu tham khảo
[1] Công nghệ may [2020], Tài liệu Công nghệ sản xuất may công nghiệp 2, Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội
[2] ASTM D-6193, Stitch Guide - Most Common Stitch Types in ASTM D-6193 and ISO 4915:1991 Standards
[3] Coats sewing solutions [2014], Thread Consumption Guide, Bulletin Post


Video liên quan

Chủ Đề